Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn: Hóa học 11 – nâng cao

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2477Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn: Hóa học 11 – nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn: Hóa học 11 – nâng cao
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 3 (2014-2015)
Môn : HÓA HỌC 11
A. Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng
 1. Phần chung
- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất), nhóm chức. 
- Danh pháp hợp chất hữu cơ : Tên thông thường, tên hệ thống (tên gốc - chức, tên thay thế). 
- Phương pháp phân tích nguyên tố : Phân tích định tính (xác định các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, halogen), phân tích định lượng (định lượng các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ và nguyên tố khác).
- Khái niệm, cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
- Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
- Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :
+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan).
+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh.
+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).
2. Phần riêng
Dành cho lớp 11A1, 11A2
Đại cương về hóa hữu cơ và hidrocacbon no
Dành cho lớp 11H
Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
B. Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận 
dụng
Tổng cộng
Phần chung
1. Các khái niệm cơ bản, phân tích định tính,phản ứng hữu cơ
2
2
1,6
2. Cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng của ankan
2
3
3
3,2
2. Cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng của xicloankan
1
1
0,8
3. Bài tập xác định CTPT, CTCT
6
2,4
Phần riêng
Dành cho lớp 11A1,11A2
Đại cương về hóa học hữu cơ
1
1
1
1,2
4. Hidrocacbon no
1
1
0,8
Dành cho lớp 11H
5. ancol, phenol
1
1
3
2
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Phát biểu đúng là
A. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức phân tử cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
D. Công thức phân tử luôn giống với công thức đơn giản nhất.
Câu 2: Kết luận đúng là
A. Có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều ra khỏi hỗn hợp.
B. Có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất lỏng có nhiệt độ không khác nhau nhiều ra khỏi hỗn hợp.
C. Có thể dùng phương pháp kết tinh lại để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp.
D. Có thể dùng phương pháp thăng hoa để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp.
Câu 3: CH3CH2CH2CH2OH và CH3CH(CH3)CH2OH thuộc loại đồng phân
A. Đồng phân lập thể.
B. Đồng phân nhóm chức.
C. Đồng phân vị trí nhóm chức.
D. Đồng phân mạch cacbon.
Câu 4: Số đồng phân mạch hở của C3H8O là
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 5: Cho ankan sau: (CH3)3CCH2CH(CH3)2. Số cacbon bậc I, II, III, IV trong công thức trên lần lượt là
A. 5, 1, 1, 1. 	B. 5, 1, 2, 1.	C. 3, 2, 1, 1.	D. 5, 2, 2, 1.
Câu 6: Tên gọi của ankan: 
 là
A. 3-etyl-2,6-đimetylheptan	B. 5-etyl-2,6-đimetylheptan
C. 2-metyl-5-isopropylheptan	D. 6-metyl-3-isopropylheptan
Câu 7: Quần áo bị bẩn dầu, nhớt máy trước khi giặt bằng xà phòng ta có thể giặt sơ bộ bằng
A. Nước	B. Giấm	C. Xăng hoặc dầu hỏa. 	D. Nước Gia-ven
Câu 8: Khi đốt cháy ankan thì tỉ lệ số mol nước so với số mol CO2 là
A. >1 	B. =1	C.<1 	 D. Không xác định được vì chưa biết số nguyên tử C
Câu 9: Vai trò ánh sáng trong phản ứng thế của ankan với halogen là
A. Cắt đứt liên kết C-H tạo thành gốc cacbo tự do.
B. Cắt đứt liên kết Cl-Cl thành gốc tự do Cl. khơi mào phản ứng.
C. Làm đứt dây chuyền để kết thúc phản ứng.
D. Làm giảm tốc độ phản ứng.
Câu 10: Đốt cháy hidrocacbon A thu được 11,2 lít CO2(đkc) và 10,8 gam H2O. Biết khi cho A phản ứng với clo có chiếu sáng chỉ cho một sản phẩm monoclo duy nhất. A là
A. etan.	B. metan.	C. neopentan.	D. isobutan.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm pentan và xiclopentan thu được 1,68 lít CO2 (đkc) và 1,44 gam H2O. Khối lượng của xiclopentan trong hỗn hợp là
A. 0,7 gam	B. 0,6 gam	C. 0,36 gam	D. 0,3gam
Câu 12: Brom hóa ankan X thu được hỗn hợp các dẫn xuất brom của X, trong dẫn xuất monobrom chứa 65,04% brom về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C2H6	B. C3H8 	C. C4H10	D. C5H12
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Các hidrocacbon no đều có công thức chung là CnH2n+2
B. Các xicloankan đều có công thức chung là CnH2n
C. Monoxicloankan có công thức chung là CnH2n (n>=3).
D. Ở phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Câu 14: Oxi hóa hoàn toàn 0,224 lít (đkc) một monoxicloankan X thu được 1,76 gam khí CO2. Biết X làm mất màu dung dịch brom, công thức cấu tạo của X là
A. xiclopropan.	B. xiclobutan. 	C. Xiclopentan.	D. metylxiclopropan.
Câu 15: Phân tích chất hữu cơ X thu được tỉ lệ: mC: mH : mO =4,5:0,75:4. X có công thức đơn giản nhất là
A. C3H6O2	B. C3H6O 	C. C2H4O2	D. C2H4O.
Câu 16: Oxi hóa hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X cần dùng 6,4 gam oxi và tạo thành 3,6 gam nước, 8,8 gam CO2. Công thức đơn giản của X là
A. CHO	B. C2H4O2	C. CH2O	D. CH2
Câu 17: Hợp chất X chứa 70,588% Cacbon theo khối lượng và phân tử khối của X là 102 đvC. Số nguyên tử C trong X là
A. 3.	B.4.	C. 5.	D. 6.
Câu 18: Hỗn hợp A gồm 2 ankan A, B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so vơi H2 là 33,2. Công thức phân tử của A, B là
A. C2H6, C3H8.	B. C3H8, C4H10	C. C4H10, C5H12	D. C5H12, C6H14
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ankan B thì cần 56 lít không khí ở đkc (Vkhông khí = 5Voxi). Công thức phân tử của B là
A. C2H6	B. C3H8.	C. C4H10	D. C5H12	
Câu 20: Khi đốt cháy hết 22,4 lít ankan X (đkc) thu được không quá 44,5 lít CO2(đkc). Công thức ankan X là
A. CH4	B. C3H8.	C. C4H10	D. C5H12
II. Phần riêng
Dành cho lớp 11A1, 11A2
Câu 21: Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ nhằm mục đích
A. Xác định sự hiện diện của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
B. Xác định số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
C. Xác định tỉ lệ khối lượng của các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ.
D. Xác định tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Câu 22: Hiện tượng các chất có tính chất hoá học tương tự nhau và có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng
A. đồng phân.	B. đồng vị.	C. đồng đẳng.	D. đồng khối.
Câu 23: Những chất nào sau đây là đồng phân lập thể của nhau ?
A. (I), (II).	B. (I), (III).	C. (II), (III). 	D. (I), (II), (III).
Câu 24: Phản ứng đặc trưng của ankan là
A. Phản ứng tách.	B. Phản ứng thế.	C. Phản ứng cộng.	D. Phản ứng oxi hóa
Câu 25: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là: 
 A. 3-metylpentan.	B. 2,3-đimetylbutan.	C. 2-metylpropan.	D. butan.
Dành cho lớp 11 Hóa
Câu 26: Cho dãy các hợp chất thơm: m-HO-CH2CH2C6H4-OH (A), p-HO-CH2-C6H4-OH (B), 
p-HO-C6H4-COOC2H5 (D), p-HO-C6H4-COOH (E), p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
	(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
	(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3.	 B. 4.	 C. 1.	D. 2.
Câu 27: Cho 18,8gam hỗn hợp gồm 2 ancol (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau) tác dụng hết với Na dư được 5,6 lít H2(đktc). CTPT của 2 ancol và % khối lượng của 2 ancol trong hỗn hợp đầu là:
	A. CH3OH 51,06% và C2H5OH 48,94%.	B. C2H5OH 51,06% và CH3OH 48,94%.
	C. C2H5OH 48,94% và C3H7OH 51,06%.	D. C3H7OH 31,91% và C4H9OH 68,09%.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là
A. C3H6O, C4H8O.	B. C2H6O, C3H8O.	C. C2H6O2, C3H8O2.	D. C2H6O, CH4O.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol đa chức X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Trong X các nhóm –OH liên kết với các nguyên tử cacbon cùng bậc. Nhận xét nào sau đây đúng với X?
A. X tác dụng được với dung dịch NaOH.
B. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức. 
C. Trong X có ba nhóm –CH3.
D. Hiđrat hóa but-2-en thu được X. 
Câu 30: Thực hiện phản ứng chuyển hóa theo sơ đồ sau: benzen ® X1 ® X2 ® X3 ® X4 ® X5 
Với X1, X2, X3 , X4, X5 đều có chứa vòng benzen. X3 không chứa Nitơ. X4 có công thức phân tử là C6H3O7N3 và X5 có công thức phân tử là C6H2O7N3Na. Vậy X2, X3, X4 và X5 lần lượt là:
	A. phenol, natri phenolat , axit picric và natri picrat.	 
	B. phenyl clorua, phenol , axit picric và natri picrat.	
	C. natri phenolat , phenol, axit picric và natri picrat.	 
	D. phenyl clorua, natri phenolat, axit picric và natri picrat.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_NC_(LE QUY DON)_3_11.doc