Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - đề chuyên thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - đề chuyên thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - đề chuyên thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên 
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
 	Cảnh chị em Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
 	 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 	Còn khi Thúy Kiều chia tay Kim Trọng trong chiều xuân ấy, tác giả lại viết:
 	Dưới cầu nước chảy trong veo
 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
 	Em hãy so sánh hai cặp câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
Trong đà phát triển của xã hội hiện đại, phần lớn học sinh có xu hướng lựa chọn những môn Khoa học tự nhiên, rất ít học sinh hứng thú chọn học các môn Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có môn Ngữ văn. 
Là học sinh dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên Ngữ văn, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên và nêu rõ lí do vì sao em lựa chọn môn học này? 
Câu 3 (5,0 điểm):
Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lược ngà là nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, cảm động. 
Bằng sự hiểu biết về văn bản Chiếc lược ngà, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh: .................................................................
Họ và tên giám thị 1: .................................................. Họ và tên giám thị 2: ................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên 
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
B. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
 Câu 1
(2,0 đ)
a
 So sánh hai cặp câu thơ:
1,0
Giống nhau:
- Đều miêu tả cảnh thiên nhiên (hình ảnh cây cầu, dòng nước) trong cùng một thời điểm: buổi chiều xuân trong tiết thanh minh.
- Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
0,5
Khác nhau:
- Cặp câu thơ thứ nhất: Cảnh được miêu tả khi chị em Thúy Kiều vừa giã hội xuân trở về. Qua tâm hồn đa sầu, đa cảm của giai nhân, cảnh vật cũng mang nét buồn buâng khuâng, man mác.
- Cặp câu thơ thứ hai: Cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ và chia tay giữa người quốc sắc (Thúy Kiều) và kẻ thiên tài (Kim Trọng) trong buổi chiều du xuân trở về ấy. Qua tâm hồn người đang yêu cảnh trở nên thơ mộng, hữu tình, đầy thi vị.
0,5
b
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo:
1,0
- Cặp câu thứ nhất: Các từ láy nao nao,nho nhỏ vừa gợi hình ảnh dòng nước chảy chậm, lững lờ, cây cầu nhỏ bé bắc qua sông- một cảnh sắc chiều xuân thanh tao, êm dịu vừa gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Cặp câu thứ hai: Từ láy thướt tha, tính từ trong veo gợi tả cảnh sắc chiều xuân thanh dịu, thơ mộng, trong trẻo, hữu tình và cảm xúc bồi hồi, xao xuyến, tha thiết trong tâm hồn nhân vật.
=> Sử dụng các từ một cách tinh tế, chính xác vừa gợi hình, gợi cảm, vừa gợi tả được sắc thái cảnh vật vừa thể hiện được tâm trạng con người.
Lưu ý: Thí sinh có thể phân tích những từ ngữ khác, nếu hợp lý vẫn cho điểm. 
 Câu 2
(3,0 đ)
I. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết viết bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo được những kiến thức cơ bản sau:
 1
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
0,25
 2
Suy nghĩ về hiện tượng: 
2,5
a
- Đây là một hiện tượng khá phổ biến của học sinh hiện nay vì:
+ Học sinh chọn môn học phần lớn là do xu hướng xã hội, do sự định hướng của gia đình, rất ít học sinh quan tâm đến sở thích, năng lực của bản thân.
+ Mặt khác, đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề trong đó có môn Ngữ văn ngày càng ít.
+ Thực trạng dạy và học còn nhiều bất cập; chương trình chưa hợp lí nên đã không tạo được sự hứng thú cho học sinh vào môn học.
0,75
b
- Lí do chọn học môn Ngữ văn:
+ Giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống.
+ Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh.
+Góp phần bồi đắp cho tâm hồn con người trở lên phong phú hơn.
+ Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt môn học này sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác
1,0
c
- Bàn luận:
+ Việc học các môn khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn là rất cần thiết trong nhà trường và trong xã hội hiện nay.
+ Phê phán những nhận thức chưa đúng của xã hội, nhà trường, gia đình về các môn Khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn; Phê phán những học sinh chọn môn học không theo năng lực, sở thích
0,5
3
Bài học nhận thức và hành động: 
- Cần có sự quan tâm, hợp sức của toàn xã hội hướng học sinh chú ý tới vai trò của việc học các môn KHXH trong đó có môn Ngữ văn.
- Mở rộng ngành nghề cho khối thi các môn KHXH; thay đổi cách dạy, cách học; phát huy tính dân chủ trong suy nghĩ của học sinh
0,5
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng, hoặc trình bày theo cách khác mà hợp lí vẫn được chấp nhận; viết không đúng số trang quy định trừ 0,5 điểm.
Câu 3
(5,0 đ)
I. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận vể một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, luận điểm rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
II. Yêu cầu về kiến thức: Làm rõ được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, cảm động trong đoạn trích tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng với các nội dung sau:
 1
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
0,5
2
 Giải thích tình huống truyện:
- Là hoàn cảnh có vấn đề, nhà văn đặt nhân vật vào đó để nhân vật được thử thách, bộc lộ tính cách, phẩm chất đồng thời thể hiện chủ đề, tư tưởng và góp phần tạo nên sức hấp dẫn, ấn tượng sâu sắc cho tác phẩm. 
0,5
3
Phân tích văn bản Chiếc lược ngà để chứng minh:
3,5
a
Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý:
- Người cha trở về nhà sau tám năm cha con xa cách, chỉ biết nhau qua tấm hình. Người con từ chối cha quyết liệt và khi nhận ra cha cũng là lúc họ phải chia tay
 (Yêu cầu học sinh phải phân tích cụ thể)
1,0
b
Tình huống truyện cảm động đã thể hiện tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh:
- Tình con đối với cha:
+ Khi bé Thu chưa nhận cha: nhìn cha với cặp mắt xa lạ, ngờ vực, thái độ lạnh nhạt, xa lánh thậm chí còn gay gắt.
+ Khi bé Thu nhận ra cha: nghe lời bà ngoại giải thích, em ân hận, biểu lộ tình yêu cha cuống quýt, mãnh liệt và hết sức tội nghiệp.
=> Thái độ và hành động của Thu trong hai thời điểm không đáng trách mà đáng thương chứng tỏ tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt mà cũng rất hồn nhiên, trong sáng của em.
- Tình cha đối với con:
+ Khi về thăm nhà: nóng vội, khao khát được gặp con, dành hết tình thương yêu cho con mà không được đền đáp nên ông đau khổ và bất lực.
+ Khi trở lại chiến trường: day dứt, ân hận, dồn hết nỗi nhớ và tình yêu thương để làm chiếc lược ngà cho con. 
=> Tình cảm của người chiến sĩ cách mạng ở ông Sáu thật cao đẹp và cảm động.
1,25
1,25
4
Đánh giá chung: 
- Khẳng định giá trị đặc sắc của tình huống truyện góp phần làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng, thắm thiết.
- Từ đó gợi lên ở người đọc nỗi xúc động, thấm thía về những đau thương, mất mát, những cảnh ngộ éo le mà con người phải gánh chịu do chiến tranh.
0,5
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
 Môn: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài: 120 phút.
 (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Thế nào là hàm ý? Tìm câu chứa hàm ý có trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn.
 (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 
Câu 2 (2,0 điểm):
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
b. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh hàng tre trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (3,0 điểm)
 Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi tôi bảo con: “ Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?”. Con tôi trả lời: “ Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh”.
 ( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)
a/ Trong câu chuyện có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chép lại lời dẫn trực tiếp đó.
b/ Em hãy đặt một nhan đề thích hợp cho câu chuyện trên.
c/ Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện. Gạch chân câu chủ đề đoạn văn.
Câu 4 (4,0 điểm)
Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh: .................................................................
Họ và tên giám thị 1: .................................................. Họ và tên giám thị 2: ................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 HÀ NAM NĂM HỌC 2013 - 2014	
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN - CHUNG
 ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
 	Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
 	Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
 	 Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
B. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(1,0 đ)
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
0,5
- Câu chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
- Nội dung hàm ý: Thể hiện sự tiếc nuối của anh thanh niên.
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 đ)
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
0,5
Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra miền Bắc vào lăng viếng Bác.
(Học sinh chỉ nêu được năm sáng tác cho 0,25 điểm)
0,5
b
Ý nghĩa hình ảnh hàng tre: 
- Ý nghĩa tả thực: là cây tre thực, là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
- Ý nghĩa biểu tượng: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất
1,0
Câu 3
(3,0 đ)
a
- Chép được lời dẫn trực tiếp:
+ Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?
+ Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh.
0,25
0,25
b
- Đặt được nhan đề thích hợp: Những bàn tay cóng, đôi găng tay, tình yêu thương, sự sẻ chia hoặc một nhan đề khác nhưng thể hiện phù hợp với nội dung câu chuyện.
0,5
c
- Viết đoạn văn:
+ Viết đúng nội dung: tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc giữa con người với con người trong cuộc sống.
+ Hình thức: viết đủ số câu, trình bày đoạn văn theo đúng cách diễn dịch, diễn đạt chặt chẽ, có cảm xúc,
+ Gạch đúng được câu chủ đề.
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ khác, nếu hợp lý với câu chuyện vẫn cho điểm. 
 Nếu thí sinh dựng đoạn văn không đúng chủ đề mà đúng hình thức thì không cho điểm; viết không đúng số câu theo quy định trừ 0,25 điểm. 
1,25
0,5
0,25
Câu 4
(4,0 đ)
I. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, luận điểm rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
II. Yêu cầu về kiến thức: Làm rõ được vẻ đẹp của nhân vật ông Hai với các nội dung sau:
 1
Nêu những nét cơ bản, khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật.
0,5
2
Vẻ đẹp nhân vật ông Hai:
2,5
- Tình yêu làng tha thiết: nỗi nhớ làng, nhớ những kỷ niệm về làng, muốn về làng 
0,5
- Tình yêu nước và tinh thần kháng chiến:
+ Khi kháng chiến bùng nổ: Sẵn sàng rời làng đi tản cư
+ Khi nghe tin làng theo Tây: Bàng hoàng, đau xót, tủi hổ (cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng đến không thở được, cúi mặt mà đi)
+ Khi cần lựa chọn, biết đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng (Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù; không chịu về làng vì không muốn làm nô lệ)
+ Khi tin làng theo Tây được cải chính: vui mừng, hạnh phúc, lại khoe về làng
2,0
3
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ phẩm chất, tích cách.
- Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua hành vi, ngôn ngữ, dằn vặt nội tâm.
- Ngôn ngữ truyện đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai: ngôn ngữ mang nét chung của người nông dân trước cách mạng, lại có nét riêng mang đậm cá tính nhân vật khiến câu chuyện rất sinh động.
0,5
4
Đánh giá, nhận xét chung về nhân vật: Ông Hai tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp biết đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên lợi ích làng quê, cá nhân.
0,5
Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày vẻ đẹp về nhân vật như nội dung hướng dẫn chấm hoặc trình bày những vẻ đẹp khác nhau nhưng sâu sắc vẫn cho điểm tối đa. 
 - Cần phân biệt với thí sinh không hiểu đề hoặc làm không đủ ý.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_VAO_LOP_10_CHUYEN_TINH_HA_NAM_20132014.doc