Kỳ thi tốt nghiệp thpt năm 2014 đề thi số 11 môn thi: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 120 phút

pdf 22 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi tốt nghiệp thpt năm 2014 đề thi số 11 môn thi: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tốt nghiệp thpt năm 2014 đề thi số 11 môn thi: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 120 phút
Trang 1 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 
 ĐỀ THI SỐ 11 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
------------------------------------------ Thời gian làm bài: 120 phút. 
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 
Cho ngữ liệu sau: 
 Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng 
giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi 
dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, 
đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con 
lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương 
chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó 
đang đè nặng ở trên vai 
 (Trích Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) 
1. Đoạn văn trên miêu tả sự việc gì? 
2. Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc 
được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? 
3. Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi? 
4. Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn trên theo cấu tạo ngữ pháp? 
II. PHẦN LÀM VĂN 
 Cảm nhận của em về nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Sách 
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008). Từ hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, 
em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay? 
 -------------------------- HẾT-------------------------- 
 GỢI Ý ĐÁP ÁN THI 2013-2014 
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 
1. Đoạn văn miêu tả việc hai chị em Việt, Chiến thu xếp việc nhà, khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú 
Năm trước ngày lên đường nhập ngũ; tình cảm của Việt đối với chị mình... 
2. Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc 
được thể hiện sâu sắc và cảm động: Chiến và Việt đi tòng quân đánh giặc để trả thù nhà nợ nước, nối tiếp 
truyền thống vẻ vang của gia đình. Đó là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam, con người Việt Nam trong kháng 
chiến chống Mĩ. 
3. Nhan đề của truyện “Những đứa con trong gia đình” vừa có ý nghĩa cụ thể là anh em cùng huyết 
thống, cùng máu mủ ruột rà trong một gia đình nhỏ; vừa có ý nghĩa khái quát, đó là những đứa con trong một 
gia đình lớn, gia đình cách mạng. 
Mỗi người con trong “Những đứa con trong gia đình” có một vẻ riêng nhưng đều có chung một bản 
chất: căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, gan góc trong chiến đấu; say mê, khao khát được đánh giặc trả thù nhà 
nợ nước; yêu thương người thân gia đình và thủy chung son sắt với CM. Ấy là bởi họ cùng sinh ra và lớn lên 
trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng. Đó cũng chính là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam, con 
người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước. 
4. - Câu (1), (2), (3), (5), (6), (7), (8), (9): câu đơn - Câu (4): ghép 
II. PHẦN LÀM VĂN 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 
- Nội dung 
+ Tnú có số phận đau thương, mất mát bởi chiến tranh. 
+ Tnú có lí tưởng đúng đắn; mưu trí, dũng cảm; ý thức kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. 
+ Tnú có trái tim yêu thương; sống chân thực, nghĩa tình và có lòng căm thù giặc sâu sắc. 
Trang 2 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
- Nghệ thuật: Nhân vật hiện lên trong cách trần thuật đậm chất sử thi, những tình huống thử thách, vừa 
có nét cá tính vừa khái quát tiêu biểu; sử dụng bút pháp biểu tượng, ngôn ngữ mang sắc thái Tây Nguyên;  
- Đánh giá: Cuộc đời bi tráng và con đường cách mạng của Tnú tiêu biểu cho con đường đến với cách 
mạng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ; thể hiện tình cảm gắn bó của nhà văn đối với 
con người nơi đây. 
- Liên hệ, nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay 
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 
 ĐỀ THI SỐ 12 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
------------------------------------------ Thời gian làm bài: 120 phút. 
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 
Cho ngữ liệu sau: 
 Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ 
hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa 
nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía 
tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ. 
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả 
nào? 
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? 
3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”? 
4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? 
II. PHẦN LÀM VĂN: Học sinh chọn một trong hai đề sau 
1. Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố 
đi đến thành công. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”. 
 2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: 
Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức 
 Dẫu xuôi về phương bắc 
Dẫu ngược về phương nam 
Nơi nào em cũng nghĩ 
Hướng về anh một phương... 
 (Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008) 
 GỢI Ý ĐÁP ÁN 
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 
1. “Thuốc” của Lỗ Tấn 
2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn 
đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người 
chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. 
Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa... 
3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn: 
“Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người 
dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản 
Trang 3 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho 
mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị 
và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân. 
Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người 
dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh). 
Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội. 
4. Nghệ thuật: 
- Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn (xem thêm câu 3) 
- So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất 
nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. 
II. PHẦN LÀM VĂN 
1. a. GIẢI THÍCH 
- “Thành công” là đạt được những kết quả, mục đích như dự định 
- “Yếu tố đi đến thành công”: là năng lực, sở trường và phát huy chúng; quyết tâm hiện thực hóa năng 
lực, sở trường của mình. 
→ Ai trong chúng ta cũng đều có năng lực, sở trường để thành công trong cuộc sống. Chỉ có điều chúng ta 
có nhận ra và quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình hay không. 
b. BÀN LUẬN 
- Mỗi người sinh ra đều được tạo hóa ban cho một số phẩm chất nhất định như sự thông minh, niềm say 
mê công việc, năng lực phán đoán, tư duy Đó là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta tạo được sự thành công. 
- Tuy nhiên, để biến những yếu tố ấy thành hiện thực còn cần nhiều yếu tố khác: 
+ Cần nhận ra năng lực của mình và phát huy chúng để gặt hái được thành công. Ngược lại, không nhận ra 
năng lực, lựa chọn những công việc không phù hợp thì dễ dẫn đến thất bại. 
+ Phải có quyết tâm để hiện thực hóa những năng lực, sở trường và đi đến thành công... 
- Dẫn chứng 
- Phê phán một số người sống quẩn quanh, không dám ước mơ và phát huy năng lực, ý chí để đạt đến 
những thành công; để sống hữu ích, làm được nhiều việc tốt. 
c. BÀI HỌC 
- Nhận thức được năng lực bản thân và biết tận dụng, phát huy những khả năng ấy 
- Luôn vươn lên trong cuộc sống, khao khát thành công. 
2. a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng” 
- Giới thiệu đoạn thơ: vị trí, nội dung 
- Trích dẫn đoạn thơ 
b. Thân bài: 
* Hình tượng “sóng” và “em”trong bài thơ 
* Khổ 5: nỗi nhớ trong tình yêu 
- Nhà thơ mượn “sóng” để nói lên nỗi nhớ trong tình yêu: Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian 
- Mượn sóng để nói lên nỗi lòng dường như chưa đủ, nhân vật trữ tình tách ra để trực tiếp bộc bạch nỗi 
nhớ “lòng em” 
- Cách thể hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh 
* Khổ 6: ước nguyện thủy chung trong tình yêu 
Dùng cách nói ngược (xuôi – Bắc, ngược – Nam) )→ tác giả khẳng định dù cuộc đời có nghịch lí, ngang 
trái thì em vẫn hướng về một phương, “phương anh”. “Phương anh”, đó là tâm trạng, là nơi hướng về của 
một ty đắm say. 
* Đánh giá chung 
Trang 4 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
- Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, 
nhịp lòng của thi sĩ 
- Hình tượng ẩn dụ độc đáo 
- Giọng thơ tha thiết, sâu lắng 
- Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ XQ. Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.. 
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại về hai khổ thơ 
- Khái quát chung về bài thơ, liên hệ 
-------------hết---------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 
 ĐỀ THI SỐ 13 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
------------------------------------------ Thời gian làm bài: 120 phút. 
I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) 
 Câu 1 : Đọc và trả lời các câu sau : (3điểm) 
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi) 
 Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha 
Trời xanh đây là của chúng ta 
Câu 1:Nêu nội dung đoạn thơ ?Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì ? 
Câu 2 : Trong ba dòng thơ « Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười 
thiết tha », tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 3 : Đoạn thơ từ câu « Trời xanh đây là của chúng ta » đến câu « Những buổi ngày xưa vọng nói về 
» có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó. 
Câu 4 : Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì ? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ? 
Câu 5 : Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. 
Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì 
? 
II/ PHẦN VIẾT 
 Câu 2: Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ sau trong bài Đất nước 
của Nguyễn Đình Thi : 
Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha 
Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
Nước chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất 
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về 
Trang 5 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
Nước những người chưa bao giờ khuất 
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về. 
 (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.86-87) 
Câu 3: BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
 Sau khi tiếp cận tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bạn đọc viết: “Bên 
ánh lửa bập bùng của đêm thiêng kể chuyện, tiếng cụ Mết dõng dạc vang lên dặn 
dò, khắc sâu vào tâm can con cháu: “ Chúng nó cầm súng ,mình phải cầm giáo” 
Và đây cũng là ý tưởng chủ đạo để nhà văn Nguyễn Trung Thành triển khai toàn bộ nội dung câu chuyện 
“Rừng Xà Nu” của mình”. 
 Bằng những hiểu biết về tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy phân 
tích và chứng minh rằng: Câu nói trên của cụ Mết là đúng, nó trở thành chân lý sống động của dân làng Xô 
Man trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù tàn ác, hung bạo. 
 ĐÁP ÁN THI: 
Câu 1: Đọc hiểu văn bản 
Câu I (3 điểm): 
Câu 1 :Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi 
của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tự do 
Câu 2 : BPTT nhân hóa. Tác dụng : miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu 
trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình 
ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng. 
Câu 3 : Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ : cụm từ « của chúng ta », « chúng ta » được nhắc lại nhiều lần 
trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta. 
Câu 4 : Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, 
chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống. 
Câu 5 : Cảm xúc của nhà thơ : yêu mến, tự hào về đất nước . 
Câu 6: -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được 
hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống 
dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là 
bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất 
khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. 
Câu II: Có thể trình bày bài làm theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được một số ý chính 
sau : 
 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi, bài Đất nước , đoạn thơ : 
 - Nguyễn Đình Thi là một tác giả tài năng trên nhiều lĩnh vực, là một trong những gương mặt thơ tiêu 
biểu, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Đình Thi cũng là nhà thơ viết rất thành công về đề 
tài đất nước – đặc biệt đậm chất cảm xúc khi viết về đất nước đau thương mà anh dũng. 
 - Đất nước – là bài thơ được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong một thời gian dài (1948 đến 1955), được rút 
ra từ tập Người chiến sĩ. Mặc dù được kết hợp từ nhiều bài thơ nhưng Đất nước vẫn là một chỉnh thể nghệ 
thuật, là kết quả dồn nén cao độ những chiêm nghiệm nghệ thuật và những suy tư về đất nước. 
 - Đoạn thơ có một vị trí đặc biệt trong bài thơ, trong mạch vận động của thi tứ, thể hiện rõ những cảm xúc, 
tự hào và suy tư về đất nước. 
2. Trình bày cảm nhận về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ : 
 - Hình ảnh đất nước bắt đầu với bức tranh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc (Mùa thu nay  thiết tha) : bao 
trùm lên tất cả là bức tranh mùa thu mới – mùa thu hiện tại ở chiến khu với gam màu sáng đẹp (Trời thu thay 
áo mới), với không gian rộng mở (Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi) ), hình ảnh sống động và khỏe khoắn (Gió 
thổi rừng tre phấp phới), âm thanh trong trẻo(Trong biếc nói cười thiết tha) 
Trang 6 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
 - Hình ảnh đất nước tươi đẹp, giàu có : (Trời xanh  nặng phù sa) : cái nhìn bao quát cả không gian bao 
la, rộng lớn của đất nước. Chú ý việc sử dụng phép điệp (những, của chúng ta), liệt kê ( Trời xanh, núi 
rừng, cánh đồng ngả đường, dòng sông), tính từ (thơm mát, bát ngát, đỏ nặng) nhằm nhấn mạnh hình 
ảnh một đất nước vừa tươi đẹp hiền hòa vừa đầy tiềm năng, chan chứa niềm tự hào của con người khi được 
làm chủ đất nước. 
 - Đất nước với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất (Nước chúng tavọng nói về) : đất nước với 
những người chưa bao giờ khuất được nhắc tới với niềm tự hào, trân trọng. Những câu thơ ( Những người 
chưa bao giờ khuất - Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất ) khơi gợi những đặc tính quí báu của con người, dân 
tộc Việt Nam - vừa chân chất, giản dị vừa bất khuất, anh hùng. Điểm đặc biệt là cái nhìn phát hiện các yếu tố 
truyền thống qua việc cảm nhận những âm thanh vô hình bằng thính giác (Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / 
Những buổi ngày xưa vọng nói về). 
3. Đánh giá chung : 
 - Hình ảnh đất nước vừa tươi đẹp vừa giàu truyền thống hiện ra qua niềm vui rạo rực, qua tâm trạng sảng 
khoái, qua cái nhìn tự hào của một con người đang ý thức rõ rêt về sự thay đổi lớn lao của đất nước cũng như 
những biến chuyển trong lòng mình. Cái tôi nhỏ bé đã chuyển thành cái ta chung rộng lớn, đang náo nức 
ngân vang .. 
 - Nhịp thơ có lúc nhanh mạnh, sôi nổi (2 khổ đầu), có lú trầm lắng, suy tư (khổ cuối), hình ảnh thơ dân dã 
khỏe khoắn, câu thơ tự do biến đổi linh hoạt, âm hưởng thơ hào sảng đậm chất sử thi  tất cả các yếu tố 
nghệ thuật này đã góp phần mang đến cho người đọc một bức tranh đất nước trong kháng chiến chống Pháp, 
ấn chứa niềm tự hào vô hạn của tác giả. 
Câu III:Yêu cầu về kiến thức: Cơ bản đáp ứng những ý chính sau : 
- Khi chưa có vũ khí, dân làng Xô Man cay đắng chịu đựng trước sự tàn ác, huỷ diệt của kẻ thù. 
- Được sự động viên nhiệt tình của anh Quyết, dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí kháng chiến. Bọn giặc đánh 
hơi, tìm cách truy tìm Tnú,(người lãnh đạo cuộc kháng chiến) nhằm đập tan “ mộng cầm vũ khí” mà chúng 
rất sợ. Chúng bắn doạ Dít, đánh chết một cách tàn nhẫn mẹ con Mai. 
- Không chịu được cảnh kẻ thù tra tấn vợ con, trong cơn bức xúc,(bỏ qua sự can ngăn khôn ngoan của cụ 
Mết) Tnú đã xông vào bọn lính. Mặc dù anh có đầy đủ sức khỏe và tố chất người cộng sản, nhưng với “hai 
bàn tay trắng”, không những anh không cứu được vợ con, mà bản thân mình cũng bị chúng trói lại và sau đó 
tra tấn bằng cách đốt đôi bàn tay, để thị uy cả dân làng không được cầm vũ khí đối đầu với chúng. 
- Không để cho kẻ thù sát hại Tnú, dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, bằng vũ khí tự tạo trong tay, bằng lòng hờn 
căm tích tụ, dân làng Xô Man đã đồng loạt đứng dậy giết chết kẻ thù, giải phóng cho Tnú. 
- Nhờ trang bị vũ khí, dân làng Xô Man đã làm chủ buôn làng của mình. 
- Khẳng định lại câu nói của cụ Mết là đúng, có tính chân lý. 
 * Nghệ thuật: 
- Khắc họa sinh động khung cảnh hoành tráng về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man –tác phẩm mang đậm 
âm hưởng sử thi. 
- Thành công trong việc xây dựng tính cách nhân vật Tnú. 
 ------------------------------------------------------------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 
 ĐỀ THI SỐ 14 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
------------------------------------------ Thời gian làm bài: 120 phút. 
I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm) 
 Câu1 (2 điểm): 
 -Hình ảnh “con cá kiếm” trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê”có ý nghĩa biểu tượng gì?. 
 Câu 2(3 điểm): 
Trang 7 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
 -Viết một đoạn văn ngắn cho biết ý kiến của anh/chị về quyết định của hồn Trương Ba khi Đế Thích đề 
nghị cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu Tị để được sống thì Trương Ba không từ chối ngay mà tỏ ra rất 
phân vân rồi mới đi đến quyết định . 
 (Hồn Trương Ba-da hàng thịt- Lưu Quang Vũ, Sách Ngữ Văn 12-Tập 2) 
 II- PHẦN RIÊNG(5,0 điểm) 
 Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3b) 
 Câu 3 a) Theo chương trình chuẩn(5,0 điểm) 
 Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn 
Nguyễn Minh Châu 
 (Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008) 
 Câu 3 b) Theo chương trình nâng cao(5,0 điểm) 
 Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ 
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu 
 (Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008) 
. 
ĐÁP ÁN BÀI THI SỐ 14 
I.PHÀN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
 Câu 1( 2 điểm): 
a) Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, song cần nêu các ý chính sau: 
- Trước tiên đó là biểu tượng của ước mơ, khao khát chinh phục được một con cá lớn, đẹp trong cuộc 
đời của một ngư phủ 
- Từ đó mở rộng hơn là biểu tượng của ước mơ ,của lí tưởng mà mỗi con người khao khát theo đuổi 
trong cuộc đời 
 Câu 2(3 điẻm): 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và 
ngữ pháp. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, 
thiết thực, hợp lí chặt chẽ và thuyết phục.Cần nêu bật được các ý chính sau: 
 - Điều đó chứng tỏ Trương Ba cũng là con người bình thường, cũng ham sống ,sợ chết 
 - Cuộc đấu tranh với dục vọng bản thân diễn ra quyết liệt, khó khăn “ Thắng kẻ rthù đã khó, thắng chính 
bản thân mình càng khó hơn” 
 - Ca ngợi tinh thần chiến đấu của Trương Ba chống lại cái dung tục để khẳng định bản thân mình 
 II. PHẦN RIÊNG( 5 điểm) 
 Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn( 5,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không 
mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp. 
b)Yêu cầu về kiến thức 
 Trên cơ sở nắm nội dung tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và ghệ thuật khắc 
hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa, học sinh có thể triển khai 
vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
- Hoàn cảnh , số phận, đặc điểm ngoại hình của nhân vật 
 - Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài khiến nhiều người ngỡ ngàng: 
 + Chấp nhận đòn roi 
 + Tự trọng, nhẫn nhục, thấu hiểu lẽ đời, thương con vô bờ, một sự hi sinh mê muội đáng thương 
- Nghệ thuật: 
Trang 8 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
 + Chú ý sự dụng công của Nguyễn Minh Châu vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn 
bà làng chài 
- Đánh giá 
 + Người đàn bà làng chài biểu tượng của tình mẫu tử, chị quặn lòng vì thương con, chấp nhận san sẻ 
nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng 
 + Xây dựng nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao 
động nghèo khổ 
 Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao( 5,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc 
lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp. 
 b) Yêu cầu về kiến thức; 
 Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được yêu cầu của 
đề: Hình tuyượng người nghệ sĩ, bức ảnh nghệ thuật, hiện thực cuộc sống trên chiếc thuyền ngoài xa, biển 
mù sương biểu hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: 
 1- Bản chất của cái đẹp trong quan niệm cuae Nguyễn Mnh Châu: 
 + Trong tác phẩm: đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp.Là sự đồng nhất giữa 
hai phạm trù: cái đẹp- đạo đức 
 + Bức ảnh: là sự gắn kết hài hòa của cuộc sống , của con người, thiên nhiên và cuộc sống sinh tồn trên 
chiếc thuyền lặng phắc trước bình minh. 
 + Khoảnh khắc tuyệt vời của nghệ thuật vẫn chưa là tất cả. Cuộc truy tìm chân lí, sự thật, cái đẹp vẫn 
chưa kết thúc.Bức ảnh không phải là nhầm lẫn ngộ nhận, sự dối lừa nhưng cái thế giới ẩn sau nó là điều bí 
ẩn của người nghệ sĩ.Để hiểu nó, người nghệ sĩ phải tiếp tuch khám phá sự thật ẩn sau cái khoảnh khắc ấy 
 2- Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bi kịch ẩn chứ sau khoảnh khắcđột khởi của cái đẹp trong bức 
tranh: 
 + Sự thật phơi bày ngay sau khoảnh khắc ấy, không phải là sự đối nghịch mà là sự soi tỏbản chất của 
khoảnh khắc lì lạ 
 + Khoảnh khắc lặng yên và bùng nổ xung đột bi kịch, chứa đựng năng lượng tiềm tànglớn của thế giới 
nghệ thuật trong tác phẩm.Sự nhìn thấy ở bãi cát là sự bùng nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột.Bi kịch 
làm cho người nghệ sĩ phẫn nộ 
 + Tương phẩn giữa thế giới nhân sinh và thế giới nghệ thuật.Song không thể tách rời nhau.Cảm quan hiện 
thực sâu sắc của Nguyễn Minh Châu 
 --------------------------------------------------------- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 
 ĐỀ THI SỐ 15 Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục phổ thông 
------------------------------------------ Thời gian làm bài: 120 phút 
 PHẦN BÀI TẬP ĐỌC HIỀU 
Bài tập 1: 
Đọc bài ca dao sau: 
Thương thay thân phận con tằm, 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. 
Thương thay con kiến li ti, 
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi. 
Thương thay hạc lánh đường mây, 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 
(Ca dao) 
a. Bài ca dao trên có những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy được khắc họa như thế nào và chúng có 
đặc điểm gì chung? 
Trang 9 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
b. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng, phân tích ý nghĩa, tác dụng? 
c. Chủ đề của bài ca dao? 
d. Đặt nhan đề? 
Trả lời: 
a. Những hình ảnh có trong bài ca dao: con tằm, con kiến, con hạc, con quốc. 
- Những hình ảnh ấy được khắc họa cụ thể qua hành động sống hàng ngày của chúng: nhả tơ, kiếm mồi, 
bay mỏi cánh, kêu ra máu. 
- Đặc điểm chung: chúng là những sinh vật nhỏ bé, luôn siêng năng chăm chỉ kiếm ăn nhưng lại yếu ớt. 
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: 
- Ẩn dụ: Hình ảnh các con vật được tác giả sử dụng nhằm chỉ những con người lao động nghèo khổ, bần 
hàn. 
- Điệp ngữ “thương thay” lặp lại 4 lần thể hiện sự thương cảm ở mức độ cao. Mỗi lần lặp lại là một nỗi 
thương. 
Biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
c. Chủ đề: Thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, họ là những người nhỏ bé, thấp cổ 
bé họng phải chịu nhiều bất công, khổ cực, vất vả, 
d. Nhan đề: Thương thayTiếng hát than thân.. 
Bài tập 2: 
Đọc văn bản sau: 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng 
ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu 
trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tế. 
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. 
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn 
bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. 
 (Ngữ văn 6 tập một – NXB Giáo Dục 2002) 
a. Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì? 
b. Khi sống ở đáy giếng ếch thấy những gì? Xung quanh ếch là những ai? Ếch thấy vai trò của mình như 
thế nào? 
c. Khi ếch ra khỏi giếng thái độ của ếch thế nào? Kết cục ra sao? 
d. Chỉ ra và và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu chuyện trên? 
e. Bài học rút ra từ câu chuyện? 
Trả lời: 
a. Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. 
b. Khi sống ở đáy giếng ếch thấy: trời như một cái vung. 
Xung quanh ếch là: vài con cua ốc bé nhỏ. 
Ếch thấy mình như một vị chúa tể. 
c. Khi ra khỏi giếng: nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, kết cục bị con trâu giẫm bẹp. 
d. Biện pháp tu từ ẩn dụ: con ếch ẩn dụ cho con người; giếng, bầu trời, ẩn dụ cho môi trường sống 
TD: thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo, sâu sắc, tăng sức thuyết phục 
e. Bài học rút ra từ câu chuyện 
- Tự cao, tự đại làm hại bản thân. 
- Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. 
- Hành trang quý giá nhất của con người là sự hiểu biết. 
- Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. 
- Sự hiểu biết là chìa khóa của thành công. 
Bài tập 3. 
Đọc văn bản sau: 
 Chị Phan Ngọc Thanh (29 tuổi) cùng chồng là Jae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau 
chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có với nhau 2 người con, con trai lớn năm nay 6 tuổi và bé gái 
Jae Yeon 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Nhưng số phận đã không mỉm cười 
với vợ chồng chị Thanh và các con. Phà Sewol gặp nạn và gia đình chị Thanh chỉ có một chiếc phao duy 
nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết, người mẹ cũng như anh trai đã quyết định 
mặc cho con gái nhỏ chiếc phao và đẩy cô bé ra khỏi phà. Bé Jae Yeon được cứu sống tuy nhiên đến thời 
điểm này những nhân viên cứu hộ dù đang làm việc cật lực vẫn chưa tìm thấy tin tức gia đình bé. 
Trang 10 
Tài liệu ôn thi TN THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 
(web: doi song phap luat.com ngày 16/04/2014) 
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 
b. Văn bản trên giúp anh chị biết được những thông tin gì? 
c. Hãy viết 3 câu bình luận về chiếc áo phao trong văn bản trên. 
Trả lời: 
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. 
b. Văn bản trên nói về vụ chìm tàu ở Sewol: 
- Hoàn cảnh gia đình chị Thanh (gia đình bị mất tích trong vụ chìm tàu). 
- Lý do gia đình anh chị lên chuyến phà. 
- Chiếc áo phao cứu sống cháu bé nhỏ nhất của gia đình anh chị. 
c. Suy nghĩ về chiếc áo phao: 
- Trước sự sống còn , tình yêu thương đã bừng sáng. 
- Áo phao – trao sự sống. 
- Áo phao – biểu tượng của tình yêu gia đình. 
Bài tập 4: 
Đọc đoạn văn sau: 
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời 
có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình 
hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó chừa mình ra!”. Không ai 
lên tiếng cả.Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào 
không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có 
khổ cho hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A 
ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. 
Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfLUYEN THI TN VAN 2014 TONG HOP.pdf