Kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn ( thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn ( thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 2 - Năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn ( thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
 NGUYỄN HUỆ	KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
	LẦN 2-NĂM HỌC 2014-2015
	MÔN NGỮ VĂN
	( Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I (3đ)
Cho đoạn thơ sau:
“ Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Sang thu, NV9, tập 2)
Giải thích tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”?
Tìm một biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy?
Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy trình bày cảm nghĩ (không quá một trang giấy thi) về vẻ đẹp mùa thu Hà Nội và những điều mình cần làm để giữ gìn vẻ đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Phần II (7đ)
Cho đoạn trích sau:
“ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc xum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú, nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.”
(NV9, tập 1)
Cho biết đoạn trích nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm ấy thuộc thể loại nào?
Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên?
Hãy tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt đó.
Trong bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị, Lê Thánh Tông có nhắc đến nguyên nhân gây ra cái chết oan ức của Vũ Nương:
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng
Dựa vào lời bàn trên và những hiểu biết về tác phẩm, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận T-P-H. Trong đó có sử dụng một câu ghép đẳng lập và một lời dẫn gián tiếp (gạch chân một câu ghép đẳng lập và lời dẫn gián tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10.doc