Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010

doc 23 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 Năm học 2009 - 2010
Câu 1 ( 2,0 điểm ):
Đọc kỹ phần trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 "...Tôi ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình."
	( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê )
a) Hãy xác định phương thức biểu đạt của phần trích trên.
b) Chép ra câu rút gọn có trong phần trích và cho biết thành phần câu được rút gọn.
c) Phần trích trên chủ yếu đã sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được dùng để thực hiện phép liên kết đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
 a) Chép trầm khổ cuối bài thơ " Sang thu" của Hữu Thỉnh.
 b) Viết một đoạn văn diễn dịch chỉ rõ cái hay của khổ thơ em vừa chép.
Câu 3 ( 5,0 điểm):
 Trong " Bến quê", Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật Tuấn miễn cưỡng làm theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - "...con sang bên kia sông hộ bố..." nhưng sau đó Tuấn lại " sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố" và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự việc trên.
 Phòng gd Thanh Chương – Thi Thử vào lớp 10 Năm 2010 - 2011 
Câu 1: 3đ Với đoạn văn sau:
“ Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò, một lần về càng không nguôi nỗi nhớ. Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình“ b nao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”.
 ( Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam – Ngữ Văn Nghệ An)
Em hãy:
a. Xác định từ loại của từ hẹn hò? 
b. Liệt kê các từ thuộc trường tình cảm con người có trong câu đầu đoạn văn? 
c. Chỉ rõ thành phần chính, thành phần phụ của câu cuối đoạn văn? 
d. Chép ra cụm động từ có trong câu cuối đoạn văn rồi phân tích cấu tạo?
Câu 2: 3đ
a. Chép trầm khổ cuối bài thơ “Mây và sóng” của R. Ta-go.
b. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu phân tích khổ thơ em vừa chép ?
Câu 3: 4đ Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG PHÒNG GD ĐT THANH CHƯƠNG
 Năm học: 2010 - 2011
Câu 1: 3đ Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “ Thuở nhỏ, rừng đối với chúng tôi là một thế giới mênh mông bí mật. Tôi chỉ biết rừng qua gánh củi của mẹ tôi đi suốt một ngày rưỡi vào dịp hè. Rừng xuống quê tôi với những của cải không còn màu xanh nữa. Những cây gỗ lấm bùn kéo từ bến sông về gốc đa, những cuộn mây, những chậu nhựa bẩn ngoài chợ vào tiết chim về. Chỉ có thế. Còn tất cả đại ngàn xa xa trong tầm mắt vói với những câu chuyện vừa gần gũi vừa ly kỳ.”
 ( Đại ngàn – Ngữ Văn Nghệ An)
a. Trong câu 3, em hãy:
- Chỉ rõ thành phần chủ ngữ, vị ngữ và cấu tạo của chúng?
- Cho biết cụm từ “ quê tôi” và cụm từ “những của cải không còn màu xanh nữa” thuộc loại cụm từ gì rồi chỉ rõ mô hình cấu tạo của mỗi cụm từ?
 b. Tính liên kết của đoạn văn trên được thể hiện như thế nào?
c. Tìm từ láy có trong đoạn?
d. Tìm những cụm danh từ có trong đoạn văn?
Câu 2: 4đ Chép trầm rồi phân tích đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu từ “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Câu 3: Bài học sâu sắc về tình thương yêu đối với con người được Guy-đơ Mô-pa-xăng gợi lên từ đoạn trích “ Bố của Xi - mông”.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn thi: Ngữ Văn 9
Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận).
a. Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh và ẩn dụ có trong đoạn thơ trên.
b. Cho biết những biện pháp nghệ thuật nêu trên đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nên cái hay của đoạn thơ.
Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày hiểu biết của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ( trích Truyện Lục Vân Tiên).
Câu 3 ( 4.0 điểm): Qua đoạn trích “Con chó Bấc” của Giắc Lân- đơn em hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và loài vật.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ 
NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn thi: Ngữ Văn 9
Câu 1 ( 3.0 điểm): Từ chân trong những câu sau, từ chân nào được dùng với nghĩa gốc, từ chân nào được dùng với nghĩa chuyển? Hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ chân. 
 a. 	Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ( Nguyễn Du) 
 b. Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ. 	( Y Phương)
 Bần thần hương huệ thơm đêm
 khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
	 chân nhang lấm láp tro tàn
 xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào 	( Nguyễn Duy)
Câu 2 ( 3.0 điểm): Phân tích khổ thơ cuối trong “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy 
Câu 3 ( 4.0 điểm): Với “ Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được hình ảnh chiếc lược ngà có ý nghĩa thật sâu sắc. Hãy chứng minh.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
Học kỳ II - Năm học 2011 – 2012
Câu 1 ( 3.0 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: 
( 1) Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. (2) Vòm trời cũng như cao hơn. (3) Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. (4) Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình. Bến quê – NMC)
a) Gọi tên thành phần biệt lập ở phần in đậm trong câu (3) và câu (4).
b) Xét về cấu tạo, câu (1) thuộc loại câu gì? Hãy chỉ ra thành phần CN và vị ngữ trong câu đó.
c) Chỉ rõ tính liên kết về nội dung và liên kết về hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2 ( 4.0 điểm): Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một nhân vật tiêu biểu về vẻ đẹp đức hạnh. Hãy chứng minh.
Câu 3 ( 3.0 điểm): Cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã gợi lên cho thế hệ trẻ hôm nay những bài học có ý nghĩa sâu sắc. Hãy viết một bài văn nghị luận về điều đó. 
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Năm học 2012 – 2013
Câu 1 ( 3.0 điểm): Sau đây là khổ cuối của " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật):
	Không có kính, rồi xe không có đèn,
	Không có mui xe, thùng xe có xước,
	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
	a. Chỉ rõ các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên.
	b. Trình bày ngắn gọn về tác dụng của các biện pháp tu từ kể trên trong việc làm nên cái hay của khổ thơ.
 Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bức chân dung nhân vật Thúy Vân được khắc họa trong đoạn thơ sau: 
	Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
( Chị em Thúy Kiều - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Câu 3 ( 4.0 điểm): Suy nghĩ của em về tình yêu tuổi học trò.
 KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
Năm học : 2012 – 2013
 Câu 1 ( 3.0 điểm): 	Cho đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới: 
 “  Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
 Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,
 Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
 Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.” 
 ( Mây và sóng – R. Ta-go)
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Tìm câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép?
Trong đoạn thơ có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó?
	Câu 2 ( 3.0 điểm):
	a. Hãy chép trầm khổ cuối bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy?
 b. Viết đoạn văn quy nạp làm rõ cái hay của khổ thơ trên.
Câu 3 ( 4.0 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ KHỐI 9
NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN 9
	Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 3,0 điểm): Đọc kỹ phần trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu...”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, Tập I, NXB 2005, trang 188 )
a. Chép ra các từ láy có trong phần trích trên.
b. Chỉ ra từ ngữ thuộc phép thế và phép lặp trong liên kết câu có trong phần trích.
c. Trong số các câu trên, câu nào là câu ghép? Hãy chỉ ra các cụm C - V của câu ghép đó. 
Câu 2 ( 3.0 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu được khắc họa trong hai khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi..
	 Vắt nửa mình sang thu
 (Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, Tập II, NXB 2007, trang 70)
Câu 3 (4.0 điểm): Đọc kỹ phần trích sau:
" Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn biết bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?..."
( Kim Lân, Làng, Ngữ văn 9, Tập I, NXB GD 2005, trang 166).
Hãy phân tích nhân vật ông Hai trong phần trích trên.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG 
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ 
NĂM HỌC 2013 – 2014
Câu 1 (2.0 điểm): Đọc kỹ phần trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
a. Phần trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm đó?
b. Phương thức chính được dùng để biểu đạt trong phần trích là phương thức nào?
c. Chép ra câu ghép có trong phần trích trên.
d. Chỉ ra các cụm C-V có trong câu ghép mà em vừa chép.
Câu 2 (3.0 điểm): Câu chuyện của nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông (Guy đơ Mô-pa-xăng) đã gợi lên cho em những suy nghĩ gì về lòng thương yêu đối với bạn bè? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày những suy nghĩ đó của em.
Câu 3 (5.0 điểm): Phân tích khổ thơ sau:
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
	(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ NĂM HỌC 2014 – 2015
Câu 1 ( 2.0 điểm): 
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
	(Ngữ văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2005)
Từ đoạn thơ trên em hãy:
a. Cho biết đoạn thơ được trích từ văn bản nào, tác giả là ai.
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
c. Chép hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh mà em vừa chép.
Câu 2 ( 5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Tất cả như xôn xao
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2 ,NXB Giáo dục, 2007)
Câu 3 (3.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bạn sẽ tìm thấy niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng tất cả tấm lòng. Suy nghĩ của em.
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
	 	 NĂM HỌC 2006 – 2007
Câu 1: 5đ Cho đoạn thơ:
 “Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 ( Sang thu – Hữu Thỉnh)
1. 2đ a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính? 
 b. Chỉ ra thành phần tình thái?
 c. Chép lại những câu thơ tiêu biểu có sử dụng biện pháp tu từ. iết đó là biện pháp tu từ gì?
2. 3đ Viết một đoạn văn từ 10 -12 câu theo cách quy nạp để phân tích đoạn thơ trên?
Câu 2: Cảm nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
	 NĂM HỌC 2008 – 2009
Câu 1: 2đ Đọc phần văn bản sau rồi trả lời câu hỏi:
“ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run”
 ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
a. Tìm các từ láy có trong đoạn? 
b. Tìm từ địa phương và cho biết từ đó thuộc phương ngữ nào? 
c. Tìm khởi ngữ trong đoạn? 
d. Câu 5- câu cuối cùng là câu đơn hay câu ghép? Vì sao? 
e. Phân tích sự liên kết trong đoạn văn?
Câu 2: Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
 ( Con cò – Chế Lam Viên)
Từ hai câu thơ trên, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về tình mẹ trong cuộc sống.
Câu 3: Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
 “ Mọc giữa dòng sông xanh
 .....................................
 Tôi đưa tay tôi hứng”
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 
 Nghệ An Năm 2009 - 2010 
Câu 1 : (3 điểm ) Cho đoạn thơ :
 Chuối đầu vườn đã lổ
 Cam đầu ngõ đã vàng
 Em nhớ ruộng nhớ vườn
 Không nhớ anh răng được !
 ( Ngữ văn Nghệ An )
 a , Hãy nêu tên tác giả , tác phẩm ?
 b , Trong những từ : vườn , lổ , răng , từ nào thuộc phương ngữ miền Trung ?
 c , Xác định từ loại của các từ sau : vườn , đã , vàng , nhớ 
Câu 2 :Hình ảnh người bố trong cảm nhận của Xi-Mông 
C âu 3 : (4 điểm ) Phân tích đoạn thơ sau :
 Người đồng mình yêu lắm con ơi....
 Con đường cho những tấm lòng
 ( Nói với con -Y phương )
Câu 2. (3,0 điểm) 	Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
	"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2006, trang 58)
Câu 3. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau: 
	..."Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
	- Thu! Con.
	Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
	- Ba đây con!
	- Ba đây con!
	Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy." (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2006)
SỞ GD NGHỆ AN   KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚ P 10 NĂM 2012 – 2013
Câu 1 ( 3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“  À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.” ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng – Ngữ văn 9 – Tập I  )
a. Đọan văn trên chủ yếu sử dụng phép liên kết nào? 
b. Hãy chỉ ra thành phần phụ chú?
 c. Tìm những từ địa phương và cho biết những từ ngữ ấy thuộc vùng miền nào? 
d. Xác định thành phần chính của câu: “ Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.” Đây là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2 ( 4  điểm): 
“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu.
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Em hãy cảm nhận đoạn thơ trên. từ đó nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình, tình quê hương trong tâm hồn mỗi con người.
Câu 3 ( 3 điểm): Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong phần trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê – Ngữ văn 9 – Tập II – Trang 117)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN	KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
	 	 NĂM HỌC 2013 – 2014
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
(1).Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. (2)Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. (3)Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. (4)Chúng tôi bị bom vùi luôn. (5)Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. (6)Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. (7)Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".
( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114)
Đoạn văn trên trích ở văn bản nào? Tác giả là ai?
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu văn nào có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác?
Tìm các từ láy trong đoạn văn?
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
	Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ
Câu 3. (5,0 điểm)
	Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN	KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
	 	 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
 Chân phải bước tới cha..
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
 ( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114)
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp?
Trong bốn câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2: ( 3,0 điểm) Từ nội dung hai câu thơ:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm 
Em hãy viết một bài văn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về “ Nghĩa tình quê hương” đối với mỗi người.
Câu 3. (5,0 điểm) Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Em hãy chọn và phân tích một chi tiết trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”	của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà theo em là độc đáo và cso nhiều ý nghĩa trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
 Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn
Câu 1: 
a. Phương thức biểu đạt: Tự sự
b. - Câu rút gọn: " Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát."
- Thành phần câu được rút gọn: Chủ ngữ.
c. - Phần trích chủ yếu sử dụng phép lặp.
- Từ được dùng để thực hiện phép lặp: "tôi", "hát", "Lời", "bịa". 
Câu 2: 
a. - Chép đúng khổ thơ theo yêu cầu của đề. 1đ
- Chép được khổ thơ nhưng mắc từ ba đến bốn lỗi 0,5đ
- Mắc từ năm lỗi trở lên 0đ
b. - Về kiến thức: Biết đặt khổ thơ trong mối quan hệ chung với cả bài để trình bày.Cụ thể:
 * Ý nghĩa của hình ảnh thơ trong khổ cuối mang tính hàm súc: 
 + Khổ cuối có ý nghĩa tả thực về nét riêng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: nắng, mưa, sấm, hàng cây...
 + Khổ cuối còn mang nét nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời...Với nét nghĩa này, hình ảnh thơ trong khổ cuối mang ý nghĩa tượng trưng.
 * Khổ cuối đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
 * Ý thơ trong khổ cuối trở nên sâu sắc và giàu chất suy tư.
Câu 3: Biết đặt sự việc được nêu trong đề trong mối quan hệ với tác phẩm để trình bày. Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nên giám khảo đặc biệt trân trọng những cảm nhận khác nhau đó của các em. Sau đây là những ý nên có trong bài:
 * Sự việc đó hàm chứa nhiều ý nghĩa:
 + Tạo ra được một nghịch lý trớ trêu: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông và khao khát được đặt chân lên bãi bồi ấy khi anh không thể đi lại được. Còn với Tuấn, việc đến bãi bồi bên kia sông là điều dễ dàng nhưng anh lại không hiểu làm việc đó để làm gì vì anh không thấy được vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và càng không hiểu được khao khát của cha mình.
 + Từ sự việc trên, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy con người ta khó tránh khỏi những ham muốn xa vời: Hiện tại của anh con trai chính là quá khứ của Nhĩ... Anh con trai đang sống những tháng ngày như Nhĩ đã từng sống, đang ham mê những điều như Nhĩ đã từng ham mê và đang không nhận ra giá trị của cái bình dị, thân thuộc, gần gũi như Nhĩ đã từng không nhận ra. Cũng như Nhĩ trước đây, anh con trai đang bị lôi cuốn bởi những điều " vòng vèo", " chùng chình"...
 + Sự việc trên còn có ý nghĩa thức tỉnh: Cuộc chơi phá cờ thế mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là những ham muốn xa vời luôn lôi cuốn con người ta...Từ đó nhà văn muốn khẳng định: người ta khó có thể nhận ra và tìm đến được với vẻ đẹp bình dị mà bền vững của cuộc sống đời thường chừng nào vẫn còn bị những ham muốn xa vời lôi cuốn. Và đừng vì những ham muốn xa vời mà thờ ơ, hờ hững để rồi lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống. Hãy biết khám phá và biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống khi chưa muộn... 
 * Sự việc trên có thể gợi cho các em nhiều suy nghĩ khác về con người, cuộc sống và những bài học sâu sắc khác...
Câu 1:
1. a. Thể thơ 5 chữ ( ngũ ngôn). Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
b. Thành phần tình thái: Bỗng, hình như.
c. Những câu thơ tiêu biểu có sử dụng biện pháp tu từ:
 “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
- Biện pháp tu từ: nhân hóa.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
- Biết đặt 4 câu thơ trong mối quan hệ toàn bài để phân tích.
- Về nghệ thuật: khai thác được những 
Câu 2: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát chung về nhân vật Nhĩ.
- Nhân vật Nhĩ đang phải đối mặt với hoàn cảnh nghiệt ngã giữa sự sống và cái chết, từng đặt chân tới mọi xó xỉnh trên trái đất, nay gapự căn bệnh hiểm nghèo, một dịch chuyển đơn giản trên giường cũng phải cần đến sự giúp đỡ của người khác.
=> Nghịch cảnh trớ trêu trên của Nhĩ làm lay động niềm trắc ẩn, dấy lên ở người đọc niềm cảm thông chia sẽ chân thành.
- Trong hoàn cảnh ấy, Nhĩ lần đầu tiên khám phá, nhận ra những vẻ đẹp vốn quen thuộc, thân thương nhưng anh nỡ hờ hững bỏ quên(bãi bồi ven song, tấm lòng người vợ). Đó chính là điểm tựa tinh thần bền vững cho mỗi con người (quê hương, gia đình.).
=> Những khám phá của Nhĩ khơi dậy trong ta niềm xúc động sâu xa, tha thiết..
- Trong Nhĩ bỗng bừng dậy niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bình dị, gần gũi mà bỗng trở nên xa lắcAnh phải nhờ cậu con trai thay mình thực hiện khát vọng ấy. Nhưng cậu lại sa vào đám phá cờ thế, bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngàyNhĩ đã ra đi trong niềm luyến tiếc, day dứt khôn nguôi vì khát vọng không thành( cử chỉ khoát tay)
=> Đó là niềm khát khao bình dị, dẫu muộn màng nhưng vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.
- Đánh giá nhận xét: Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, chuyển tải những triết lí nhân văn sâu sắc về cuộc đời và con người mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc:
+ Hãy biết trân trọng nâng niu những giá trị, vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hanừg. Đó là quê hương, gia đình - “bến quê” neo đậu cho mỗi con người.
+ Hày biết bỏ qua những chùng chình, vòng vèo đừng vì những cám dỗ thường tình mà bỏ lỡ cơ hội vươn lên cái đích tốt đẹp của cuộc đời.
+ Người đọc thấm thía lời nhắn nhủ từ những trải nghiêm cay đắng của nhân vật Nhĩ, thấy bến quê là một bài học thức tỉnh cho mình.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm trạng nhân vật ; ngôn ngữ giàu tính biểu tượng
Phòng gd Thanh Chương – Thi Thử vào lớp 10 Năm 2010 - 2011 
Câu 1: 3đ Với đoạn văn sau:
“ Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò, một lần về càng không nguôi nỗi nhớ. Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình“ bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”.
 ( Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam – Ngữ Văn Nghệ An)
Em hãy:
a. Xác định từ loại của từ hẹn hò? => Danh từ.
b. Liệt kê các từ thuộc trường tình cảm con người có trong câu đầu đoạn văn? Yêu thương, hẹn hò, nỗi nhớ.
c. Chỉ rõ thành phần chính, thành phần phụ của câu cuối đoạn văn? 
- Thành phần chính: người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình: CN VN
- Thành phần phụ: 
+ Hàng ngàn năm nay: TRN
+“ Bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”: Phụ chú.
d. Chép ra cụm động từ có trong câu cuối đoạn văn rồi phân tích cấu tạo?
Đã/ khắc ghi /câu ca dao như một lối sống của quê hương mình
PT TT PS
Phòng gd Thanh Chương – Thi Thử vào lớp 10 Năm 2010 - 2011 
Câu 1: 3đ Với đoạn văn sau:
“ Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò, một lần về càng không nguôi nỗi nhớ. Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình“ b nao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”.
 ( Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam – Ngữ Văn Nghệ An)
Em hãy:
a. Xác định từ loại của từ hẹn hò? => Danh từ.
b. Liệt kê các từ thuộc trường tình cảm con người có trong câu đầu đoạn văn? Yêu thương, hẹn hò, nỗi nhớ.
c. Chỉ rõ thành phần chính, thành phần phụ của câu cuối đoạn văn? 
- Thành phần chính: người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình: CN VN
- Thành phần phụ: 
+ Hàng ngàn năm nay: TRN
+“ Bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”: Phụ chú.
d. Chép ra cụm động từ có trong câu cuối đoạn văn rồi phân tích cấu tạo?
Đã/ khắc ghi /câu ca dao như một lối sống của quê hương mình
PT TT PS
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
Năm học 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
 - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
 - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3.0 điểm): 
+ Từ chân được dùng với nghĩa gốc: 
b. chân ( phải) => 0.5 điểm;
 chân ( trái) => 0.5 điểm
+ Từ chân được dùng với nghĩa chuyển: 
a. chân ( mây) => 0.5 điểm
c. chân ( nhang) => 0.5 điểm
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ chân:
a. Ẩn dụ => 0.5 điểm
c. Ẩn dụ => 0.5 điểm
Câu 2 ( 3.0 điểm): 
Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: 
- Viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề. 
- Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau sau đây là một số ý có tính định hướng:
* Khái quát được nội dung của khổ thơ ( cảm xúc và suy tư của tác giả khi vào trong lăng Bác).
* Khung cảnh thanh tĩnh, trang nghiêm trong lăng Bác.
* Cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docBST_de_Thanh_Chuong_va_Nghe_An.doc