Ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án và thang điểm)

docx 6 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án và thang điểm)
Ngày dạy:
9A:................................
9B:...............................
9C:............................... 
TIẾT 46 + 47 :
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Truyện truyền kì, 
3
0
5
0
0
2
0
0
60
 Thơ tám chữ.
2
Viết
Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Thuyết minh về tác phẩm văn học
Tổng số câu
3
1*
5
1*
0
3*
0
1*
11
Tổng điểm
1.5
0.5
2.5
1.5
0
3.0
0
1.0
10
Tỉ lệ %
20
40%
30%
10%
100
 2.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT
Kĩ năng
Nội dung
/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
1. Truyện truyền kì 
Nhận biết:
- Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì, 
- Xác định được lời người kể chuyện trong văn bản. 
-Thông hiểu:
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.
- Hiểu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Vận dụng: 
- Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. 
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học
2. Thơ tám chữ.
Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ thơ tám chữ., 
- Nhận biết được biện pháp tu từ.
Thông hiểu: 
- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc 
Vận dụng:
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách đánh giá của cá nhân về văn bản .
3 TN
5TN
2TL
2
Viết
2. Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
Nhận biết: 
Thông hiểu: 
Vận dụng:
Vận dụng cao: 
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có sức thuyết phục.
3.Thuyết minh về một 
Tác phẩm văn học.
1. Nhận biết: 
2. Thông hiểu: 
3. Vận dụng: 
4. Vận dụng cao: 
Viết kết hợp văn thuyết minh về một tác phẩm văn học
1*
1*
1*
1 TL *
Tổng số câu
3 TN
5TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
40
30
10
3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
QUÊ HƯƠNG
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
 Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
 Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
 “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
 (Tế Hanh, trong Thi nhân Việt Nam)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:( Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1. Dấu hiệu chính nào cho biết bài thơ trên được tác giả viết theo thể thơ tám chữ?
A. Hạn định số dòng trong mỗi khổ thơ, ngắt nhịp 3/5.
B. Mỗi dòng thơ đều có tám chữ và không hạn định số dòng trong bài thơ.
C. Bài thơ có cách ngắt nhịp ổn định, mỗi dòng thơ đều có tám chữ.
D. Chủ yếu gieo vần chân, giãn cách
Câu 2. Trong hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và “Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh C. Hoán dụ B. Ẩn dụ D. Nhân hoá
Câu 3. Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng/Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ/Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Câu 4. Từ “phăng” trong câu thơ “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” diễn tả hành động
A. nhanh nhẹn C. khéo léo, nhanh nhẹn 
B. dứt khoát, khéo léo D. dứt khoát, mạnh mẽ
Câu 5. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ mở đầu bài thơ?
A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê tác giả.
B. Giới thiệu khái quát vẻ đẹp của làng quê tác giả.
C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
D. Miêu tả vị trí địa lí và vẻ đẹp của làng quê tác giả.
C©u 6. Nhận định nào nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật,cuộc sống và con người của quê hương ông trong bài thơ ?
A. Nhớ quê hương với những kỉ niệm vui, buồn và những nét đẹp thân thuộc bình dị.
B. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật,cuộc sống và con người của quê hương ông.
C.Tự hào về con người và những truyền thống tôt đẹp của quê hương làng chài.
D.Yêu thương,trân trọng,tự hào và gắn bó với cảnh vật,cuộc sống con người của quê hương.
Câu 7. Vì sao tác giả so sánh “cánh buồm” như “mảnh hồn làng”?
A. Cánh buồm là hình ảnh người dân làng chài.
B. Cánh buồm là linh hồn của quê hương miền biển.
C. Cánh buồm rộng mở, to lớn.
D. Cánh buồm gắn liền với cuộc sống của ngư dân.
Câu 8. Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồn vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
2. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Bức tranh làng chài trong buổi sớm mai hiện lên như thế nào trong hai câu thơ: 
 “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
(Viết câu trả lời khoảng 3 đến 5 câu văn).
Câu 10. Từ nội dung ý nghĩa của bài thơ, em thấy bản thân cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương của mình? (Viết câu trả lời khoảng 3 đến 5 câu văn).
3.VIẾT (4.0 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ “ Phong cách Hồ Chí Minh.”
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
I. Đọc hiểu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Nội dung
B
A
C
D
A
D
B
A
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
9
+ Bức tranh thiên nhiên: Không gian rộng lớn, trong trẻo, thoáng đãng của buổi bình minh. 
+ Hình ảnh con người: khỏe mạnh, cường tráng, lao động hăng say.
=> Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
1,0
10
- Hình thức: Từ 3-5 câu mở đề ->nội dung->câu kết.
- Nội dung: HS liên hệ được những điều bản thân cần làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình: Tự hào, có ý thức bảo vệ thiên nhiên; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương
1,0
II. Viết
A,Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận đoạn trích trong tác phẩm văn học 
Nêu được vấn đề- Triển khai được vấn đề-Khái quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: học tập được từ“ Phong cách Hồ Chí Minh.”
0,25
 HS có thể có nhiều cách trình bày, cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
*Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: khái quát về đoạn trích và nhận định về “Phong cách Hồ Chí Minh”
*Triển khai được vấn đề:
- Sự tiếp thu tinh hoavăn hoá nhân loại của HồChí Minh.
- Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh:
-Vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu , giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
*-Khái quát được vấn đề:
-Vẻ đẹp trong phẩm chất, lối sống HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống VH dt với tinh hoa VH nhân loại.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân
- Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình đất nước hiện nay 
0. 5
0. 5
0. 5
0. 5
0.5
0,25
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT DUYỆT ĐỀ
 Ngày 29 tháng 10 năm 2022
 Giáo viên ra đề
 Hà Thị Nụ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an_va.docx