SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên:.. Số báo danh: KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 THCS Khóa ngày 17-03-2015 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a. Trình bày sự phân bố khí áp. Kể tên các đai khí áp thường xuyên trên Trái Đất. b. Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Tại sao gió Tây ôn đới ở hai bán cầu có sự khác nhau về hướng và tính chất? Câu 2 (1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh vị trí địa lí có ý nghĩa quyết định khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa. b. Giảì thích vì sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú? Câu 3 (1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những thuận lợi để nước ta có thể đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. b. Giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? Câu 4 (3,0 điểm) a. So sánh các thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Quảng Bình có những thuận lợi gì về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp? Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản biển nước ta. Câu 5 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2010 Ngành vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển ( nghìn tấn) Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( triệu tấn.km) Đường sắt 8338 2271 Đường ô tô 212263 8657 Đường sông 62984 4297 Đường biển 33118 45985 Đường hàng không 105 185 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2010. b. Nhận xét và giải thích cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nói trên. .Hết.. (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - NXBGD) SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: Địa Lí HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0 đ) a. Trình bày sự phân bố khí áp. Kể tên các đai khí áp thường xuyên trên Trái Đất. 1,0 - Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai khí áp thấp Xích đạo. - Các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành các khu vực riêng biệt do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương. - Các đai khí áp thường xuyên: Đai khí áp thấp Xích đạo, hai đai khí áp cao cận chí tuyến, hai đai khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao ở cực. 0,25 0,25 0,5 b. Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Tại sao gió Tây ôn đới ở hai bán cầu có sự khác nhau về hướng và tính chất? 1,0 - Giới hạn: Từ chí tuyến đến vòng cực. - Đặc điểm: + Có nhiệt lượng trung bình, sự phân hóa mùa rõ rệt. + Lượng mưa từ 500 – 1000mm, gió Tây ôn đới thổi quanh năm. - Sự khác nhau về hướng và tính chất của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu: do tác động của lực Côriôlit và do tính chất bề mặt đệm vùng ôn đới của 2 bán cầu có sự khác nhau. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1,5 đ) a. Chứng minh vị trí địa lí có ý nghĩa quyết định khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa. 0,75 - Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến (phần đất liền của nước ta kéo dài từ 8003’B đến 23023’B) với nền nhiệt cao. Như vậy, vị trí địa lí quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu. - Nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn, vùng biển cung cấp nguồn ẩm dồi dào cho khí hậu. Như vậy, vị trí địa lí góp phần quy định tính ẩm của khí hậu. - Nước ta lại nằm gần trung tâm Đông Nam Á, khu vực nằm trong phạm vi có hoạt động gió mùa điển hình trên thế giới (gió mùa châu Á). Như vậy, vị trí địa lí quy định tính gió mùa của khí hậu. 0,25 0,25 0,25 b. Vì sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú? 0,75 - Nước ta có lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp, với nhiều chu kì kiến tạo lớn, mỗi chu kì kiến tạo tạo ra một hệ khoáng sản đặc trưng. - Cấu trúc địa chất nước ta khá phức tạp. - VN nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1,5 đ) a. Phân tích những thuận lợi để nước ta có thể đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính ở nước ta. 0,5 - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa). - Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ. Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển 0,25 0,25 b. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.... 1,0 - Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành nông nghiệp. - Nguồn lao động đông đảo, giá nhân công lao động rẻ. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhờ dân số đông, mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng - Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng khắp nước. - Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (3,0 đ) So sánh các thế mạnh tự nhiên để cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. 1,5 * Giống nhau: Đều có nhiều thuận lợi về tự nhiên để trồng cây công nghiệp: đất feralit, khí hậu với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa theo mùa, theo độ cao. * Khác nhau: - Địa hình: + TDMNBB có địa hình đa dạng hơn, gồm núi, cao nguyên, đồi trung du, đồng bằng giữa núi. + Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng độ cao 500 - 800 - 1000m. - Đất trồng: + TDMNBB có đất đai chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Đất phù sa cổ bạc màu phân bố ở vùng đồi trung du và đất phù sa ở các thung lũng và các cánh đồng miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, thuốc lá. + Tây Nguyên có đất badan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu...) - Khí hậu: + TDMNBB có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh, ở vùng núi cao khí hậu phân hóa theo độ cao nên có thể phát triển các cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới + Tây Nguyên có khí hậu mang tính chất cận xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu...). Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thuận lợi. Khí hậu còn có sự phân hoá theo độ cao, trên các cao nguyên cao trên 1000m có khí hậu mát mẻ hơn do vậy có khả năng phát triển cây cận nhiệt đới 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Điều kiện phát triển cây công nghiệp Quảng Bình 0,5 - Có đất feralit đỏ bazan ở vùng đồi trước núi, đất cát pha ở các đồng bằng ven biển. - Khí hậu nóng ẩm, mạng lưới sông ngòi dày cung cấp nước tưới cho sản xuất cây công nghiệp. 0,25 0,25 c. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản biển nước ta. 1,0 - Tạo nên cơ cấu ngành kinh tế đa dạng hơn cho cả nước và các địa phương ven biển, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thúc đẩy sự hình thành các lãnh thổ kinh tế mới ven biển (khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế cảng biển) - Khai thác có hiệu quả tài nguyên vùng biển và thềm lục địa. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Khẳng định chủ quyền biển đảo. - Tuy nhiên việc khai thác và chế biến khoáng sản biển cũng cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường biển – hải đảo. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 2,0 đ a. Vẽ biểu đồ thể hiện .... 1,0 - Xử lí số liệu: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2010 ( Đơn vị:%) Ngành vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển Khối lượng hàng hóa luân chuyển Đường sắt 2,6 3,7 Đường ô tô 67,0 14,1 Đường sông 19,9 7,0 Đường biển 10,4 74,9 Đường hàng không 0,1 0,3 - Vẽ biểu đồ hình tròn (2 hình tròn bằng nhau), vẽ biểu đồ khác không cho điểm. + Yêu cầu: Vẽ đúng, chia tỷ lệ % chính xác, tên biểu đồ, chú giải ( Thiếu một trong những yêu cầu nói trên trừ 0,25 đ) 0,25 0,75 1,0 * Nhận xét, giải thích: - Các ngành vận tải chiếm tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn là: Ô tô (67%); tiếp đến là đường sông (19,9%) nhưng lại có tỉ trọng khối lượng hàng hóa luân chuyển thấp. Do đây là những ngành có giá trị KT trên quãng đường vận chuyển ngắn và trung bình trong điều kiện nước ta có nền KT phát triển nhanh, nhu cầu vận chuyển trên quãng đường ngắn và trung bình tăng cao. - Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng nhỏ (10,4%) nhưng lại có tỉ trọng khối lượng hàng hóa luân chuyển cao (74,9%). Do đây là ngành có giá trị kinh tế trên quãng đường dài, đảm nhiệm việc xuất, nhập khẩu hàng hóa 0,5 0,5 ..............HẾT...........
Tài liệu đính kèm: