Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2647Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
 QUẢNG NGÃI	Ngày thi: 19/03/2015
	Môn: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 150 phút
MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
 MÔN NGỮ VĂN
MỨC ĐỘ
NỘI DUNG
BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
THẤP
CAO
1.NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Biết viết bài văn nghị luận xã hội có bố cục hợp lí
-Hiểu vấn đề nghị luận.
- Khẳng định vấn đề.
-Bàn về thực trạng vấn đề.
-Tác hại của vấn đề.
-Nêu được quan điểm sống của bản thân 
1 câu: 
8 điểm
40%
Số câu, số điểm
Tỉ lệ
Câu 1( 1 đ)
5%
Câu 1( 2đ)
10%
Câu 1( 2đ)
10%
Câu 1( 3đ)
15%
2.NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
Biết viết bài văn nghị luận văn học
Hiểu, giải thích được nhận định
Vận dụng phép lập luận chứng minh, giải thích, phân tích..để làm sáng tỏ vấn đề
Đánh giá, bình luận, đối chiếu- so sánh, liên hệ mở rộng
1 câu
(12 điểm)
60%
Số câu, số điểm
Tỉ lệ
Câu 2(2,5 điểm
12,5%
Câu2(2 điểm)
10%
Câu 2
(3,5 điểm)
17,5%
Câu 2( 4đ)
20%
TỔNG CỘNG:
-Số câu: 2 câu.
- Số điểm: 20 điểm
Tỉ lệ: 100%
3,5 điểm
17,5%
4 điểm
20%
5,5 điểm
27,5%
7 điểm
35%
2 câu
20 điểm
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
 QUẢNG NGÃI	Ngày thi: 19/03/2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 150 phút
 Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1( 8 điểm): Đọc hai đoạn văn sau:
 Đoạn 1:
 “ Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”
 ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục, 2005)
Đoạn 2:
 “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
 Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
 Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”
 ( An-đéc-xen, Cô bé bán diêm, Ngữ văn 8, tập một,
NXB Giáo dục, 2005) 
 Suy nghĩ của em về hai đoạn văn trên. Qua đó, em muốn nhắn gởi điều gì cho thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2( 12 điểm): 
 Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
 Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Hết  
 Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
 QUẢNG NGÃI LỚP 9- NĂM HỌC 2014-2015
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1( 8 điểm): 
Yêu cầu về kĩ năng:
 - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội .
 - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Bài viết trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về hai đoạn văn trên, khuyến khích những bài viết có nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải nghiệm của mình.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Nêu vấn đề nghị luận: Thói vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại là một thói xấu của con người , điều đó được phản ánh khá rõ nét trong cuộc sống và trong văn chương , cụ thể qua hai đoạn văn( theo đề bài).
Khẳng định: Có thể nói, cả hai đoạn văn đều phản ánh thói vô cảm, thờ ơ của con người trong xã hội.
 2.1- Hiểu thế nào là thói vô cảm: Vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, sống khép mình, thờ ơ, lạnh nhạt với tất cả mọi người, mọi việc xung quanh.
 2.2- Biểu hiện của thói vô cảm:
 + Trong văn chương: Thói vô cảm, thờ ơ của con người được phản ánh nhiều trong văn chương, cụ thể:
 Đoạn 1: Nỗi đau và mất mát quá lớn mà hai anh em Thành, Thủy phải chịu đựng, nhất là với Thủy, em không còn quyền được học tập, vui chơiNhưng “ mọi người vẫn đi lại bình thường..” khiến “tôi” kinh ngạc. Sở dĩ Thành kinh ngạc vì em nhận ra sự lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng của người đời
 Đoạn 2: Cái chết thương tâm của em bé bất hạnh, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, giữa sự lạnh lùng vô cảm của người đời
 + Trong cuộc sống: Cảnh mua bán, cướp giật; thái độ độc ác đối với trẻ em, với những người ăn xin, với những người gặp nạn
 2.3- Tác hại của thói vô cảm: 
 - Vô cảm là một thói xấu, có nguy cơ cho xã hội loài người, làm mất đi lối sống đạo đức, nhân nghĩa của dân tộc, nhân loại lâu nay.
 - Làm mất tinh thần đoàn kết, tinh thần tương trợ, “thương người như thể thương thân”.
 2.4- Phê phán lối sống vô cảm: một số người chỉ biết vun vén cho cá nhân mà quay lưng lại với cộng đồng, chỉ biết chạy theo giá trị vật chất mà quên đi đạo lí “Lá lành đùm lá rách” làm mất đi phẩm chất tốt đẹp của con người.
 -Ca ngợi lối sống đúng đắn, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. 
Lời nhắn gởi với thế hệ trẻ hôm nay: Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, sống có trách nhiệm và yêu thương nhiều hơn.....
- Khẳng định, khái quát lại vấn đề.
 - Xác định thái độ sống đúng đắn cho bản thân trong tập thể, cộng đồng, thể hiện niềm tin vào tương lai tốt đẹp của xã hội.
* Biểu điểm: - Kĩ năng: 1 điểm.
 - Kiến thức: 7 điểm. Cụ thể: + Ý 1: 1 điểm
 + Ý2 : 4 điểm
 +Ý 3 : 1 điểm
 +Ý 4: 1 điểm
Câu 2( 12 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng: 
Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, suy nghĩ về một nhận định có vận dụng phép lập luận chứng minh, giải thíchđể giải quyết đề bài dưới dạng tổng hợp.
Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày bài viết khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Với đề bài này, học sinh có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nêu vấn đề nghị luận: Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
2.1. Giải thích nhận định: Hiện thực của đất nước ta từ 1945- 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên CNXH. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng con người lao động mới trong những ngày đầu tiến lên xây dựng XHCN.
 Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Và điều này làm nên hơi thở, sức sống của văn học giai đoạn 1945- 1975.
2.2. Chứng minh: Học sinh đưa dẫn chứng để làm rõ nhận định:
 + Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
Họ là những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi: Đó là những người nông dân mặc áo lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu, đó là những chàng trai trí thức trẻ trung tinh nghịch trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, đó là những cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê cho đến hình ảnh người mẹ trong Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm. Họ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ, thiếu thốn song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp.
 + Hình ảnh người lao động mới:
Người lao động trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hòa mình cùng trời cao, biển rộng. Đó là những con người mới mang tầm vóc lớn lao, phi thường, hăm hở ra khơi với tất cả sức trẻ và trí tuệ của mình, chủ động trong công việc “ Ra đậu dặm xa”. Họ chiến đấu với muôn trùng sóng gió bằng nhiệt tình lao động, bằng niềm lạc quan tin tưởng vào công cuộc xây dựng CNXH. Đó là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy niềm lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ của mình.
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng, say mê nhiệt tình trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước.. Công việc, cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp, tuy lặp lại đơn điệu song họ rất nhiệt tình, say mê gắn bó với nó.Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động, cống hiến.
2.3- Đánh giá, bình luận:
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kí XX.
- Các tác giả văn học thời kì này vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người lao động cầm bút để ca ngợi về con người và dân tộc Việt Nam với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp rạng ngời và sức sống mới mãnh liệt cho Văn học Việt Nam.
3. Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ hoặc liên hệ mở rộng của bản thân.
* Biểu điểm: - Kĩ năng: 1 điểm.
 - Kiến thức: 11 điểm. Cụ thể: 
+ Ý 1: 1,5 điểm
 + Ý2 : 8 điểm (2.1: 2 điểm; 2.2: 4 điểm ; 2.3: 2 điểm)
 +Ý 3 : 1,5 điểm
Điểm 11-12: Nội dung bài làm phải đáp ứng được các yêu cầu trên, tỏ ra nắm chắc vấn đề, chứng minh thuyết phục, có nhiều cảm nhận tinh tế, phát hiện sâu sắc. Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục.
Điểm 8- 10: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu của đề về cả kiến thức và kĩ năng, giải quyết khá thuyết phục các yêu cầu trên. Tuy nhiên các ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Diễn đạt khá tốt, lời văn gợi cảm.
Điểm 5,5 -7,5: Bài viết tỏ ra hiểu đề, đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, nội dung trình bày chưa sâu, chưa thật sự làm sáng tỏ vấn đề; còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Điểm 3- 5: Bài làm có nội dung song kĩ năng nghị luận chưa tốt, nhiều chỗ lan man, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả.
Điểm 0,5- 2,5:Bài làm quá sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_9.doc