Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
 CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
 CẢNH KHUYA
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2. (3,0 điểm)
A.Einstein cho rằng: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. 
Viết một bài văn nghị luận (không quá 02 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. 
Câu 3. (5,0 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
-------------------------------Hết---------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ 
HDC ĐỀ KSCL HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 Môn: Ngữ văn 7
Câu
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
1
-Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng hình thức đoạn văn hoặc bài văn. Diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Không mắc các lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
-Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức về tác phẩm, trong quá trình viết đoạn đảm bảo các ý sau:
- HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ. 
+ Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. 
+ Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc 
+ Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. 
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.  
0,25
0,25
0,5
0, 5
0,5
2
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp, chính tả.
-Yêu cầu về kiến thức :Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
1. Giải thích.
- Cuộc sống vì người khác là cuộc sống luôn có suy nghĩ và hành động vì người khác, là người luôn có tấm lòng , tinh thần chăm lo cho lợi ích của người khác có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của mình.
- Trái với những suy nghĩ và hành động đó là cách sống ích kỉ chỉ biết chăm lo đến lợi ích của bản thân mình sống cho mình , vì mình luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên trên lợi ích của tập thể, cộng đồng xã hội.
=> A. Einstein khẳng định: cuộc sống đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng quý đáng trân trọng nhất là biết sống vì người khác.
0,5
 2. Bình luận..
- Quan niệm của A. Einstein là quan niệm đúng đắn, nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của mỗi người 
+ Trong cuộc sống ai cũng có mối quan hệ riêng, chung bản thân mỗi người ai cũng có hai nửa tốt - xấu. Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa được mọi người tôn trọng yêu thương giúp đỡ ta phải tự đấu tranh, tự giáo dục vùi lấp thói vị kỉ, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của chính mình.( Dẫn chứng: Trong chiến tranh đã ba người quên tuổi thanh xuân để lên đường bảo vệ tổ quốc, đã bao người xả thân vì tổ quốc.Hòa bình bao người lao vào côn g cuộc xây dựng đất nước.Trong gia đình người mẹ hi sinh vì chồng conBác Hồ hi sinh vì đất nước dân tộc)
- Bên cạnh những người sống đẹp vẫn còn có người sống vị kỉ chỉ chăm lo tới lợi ích của bản thân thờ ơ ghẻ lạnh trước cuộc sống khốn khó của những người xung quanh. Cuộc sống như thế không đáng quý mà đáng lên án.( Dẫn chứng)
0,25
1,25
0,5
3. Bài học.
- Cuộc sống chỉ đáng sống, đáng trân trọng khi ta biết sống vì người khác. Hãy biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết đặt lợi ích của tập thể , cộng đồng lên trên lợi ích của bản thân để cuộc sống trở nên có ý nghĩa , để cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn.
0,5
3
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác.
- Lời văn chuẩn xác diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp, cảm xúc sâu sắc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và hướng vào nhận định
- Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua Đèo Ngang, ấn tượng chung về tác phẩm, tác giả.
0,5
b. Thân bài
* Giải thích: 
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả. 
 - Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca. 
-> Ý cả câu: Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện. 
* Chứng minh: HS cần phân tích bài thơ để làm sáng tỏ:
LĐ1: Bài thơ Qua Đèo Ngang bắt rễ từ lòng người:
 - Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập, đó thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 
- Bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng.
– Đèo Ngang là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Dãy Hoành Sơn chạy dài ra tận bờ biển mà tạo thành con đèo “đệ nhất hùng quan” của Đại Việt.
– Hai câu đề nói lên một không gian, thời gian gợi buồn đó là Đèo Ngang với bóng xế tà. Khung cảnh Đèo Ngang: cỏ, hoa, lá, đá chen nhau mà tồn tại đã khắc họa cảnh cằn cỗi hoang vu. Điệp ngữ “chen” tô đậm nét cằn cỗi, hoang vu ấy. 
– Hai câu thực gợi tả cuộc sống và con người nơi Đèo Ngang hơn 150 năm về trước ít ỏi, lẻ loi chỉ là vài chú tiều phu “lom khom” kiếm củi nhỏ bé và hút lặng vào không gian và mấy nhà chợ “lác đác” lưa thưa, xơ xác. -> Nữ sĩ càng cảm thấy mình bơ vơ, trơ trọi và buồn khôn xiết kể.
- Hai câu luận: Trời tối dần, chim rừng cất tiếng gọi đàn: con cuốc cuốc và cái gia gia. Khúc nhạc rừng cất lên, lúc hoàng hôn rất buồn, gợi lên bao nỗi niềm đối với li khách vừa “nhớ nước, đau lòng” vừa “thương nhà mỏi miệng”. Tiếng chim cũng là tiếng lòng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc.
- Hai câu kết thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn tâm trạng của nhà thơ. + Bốn chữ “dừng chân đứng lại” gợi tả một cử chỉ, một hành động, một tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi. Đứng lại để nhìn con đèo; dừng chân để nghe tiếng chim gọi đàn. Giữa mênh mông “trời non nước”, lữ khách chỉ thấy mình trơ trọi “ta với ta”. Chút “tình riêng” như tan ra thành “mảnh”, buồn đau tê tái. Chữ “một” đứng đầu câu thơ cuối bài đã đặc tả nỗi buồn lẻ loi, cô đơn của tác giả khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.
+ Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản độc đáo. Cái mênh mông, bao la, vô hạn của “trời non nước’’ tương phản cái “ta” nhỏ bé, lẻ loi và đơn côi. Nỗi nhớ quê nhớ nhà dâng lên trong lòng li khách không thể nào kể xiết.
=> Cảnh Đèo Ngang, tâm tình nữ sĩ – khách li hương như chan hòa, như cộng hưởng. Tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê nhớ nhà, nỗi buồn cô đơn của li khách đã kết đọng thành vẻ đẹp nhân văn của bài thơ tuyệt bút “Qua Đèo Ngang”.
LĐ2: Bài thơ Qua Đèo Ngang nở hoa nơi từ ngữ: 
- Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niềm hoài cổ buồn thương man mác, bâng khuâng.
- Sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận, kết đã làm nổi bật được khung cảnh vắng vẻ, hoang sơ, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ được tâm trạng nhà thơ.
- Phép đảo ngữ được vận dụng tài tình ở các câu thực, luận đã nhấn mạnh sự heo hút, thưa thớt của cảnh vật và nỗi nhớ nước thương nhà da diết của nhà thơ.
- Phép chơi chữ độc đáo ở hai câu luận đã bộc lộ tâm trạng bồn chồn, hoài cổ của nhà thơ một cách kín đáo.
- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hàm xúc cô đọng nhưng đã diễn tả được nội dung phong phú. Hình tượng thơ mang tính ước lệ tượng trưng nhưng rất biểu cảm, nhất là âm điệu, nhạc điệu bổng trầm, du dương như cuốn hút hồn người.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
3. Kết bài 
+ Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt
+ Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_huyen_mon_Ngu_Van_7_1516.doc