Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 thcs năm học 2015 – 2016 môn : Vật lý thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1294Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 thcs năm học 2015 – 2016 môn : Vật lý thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 thcs năm học 2015 – 2016 môn : Vật lý  thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 PHÚ THỌ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN : VẬT LÝ ( PHẦN TNKQ)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ GỐC
 Đề thi có 03 trang
Câu 1. Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Các mô tô chuyển động đối với nhau. 
B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.
C. Các mô tô đứng yên đối với ô tô. 
D. Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường.
Câu 2. Một thùng hình trụ đứng đáy bằng có chứa nước, mực nước trong thùng đủ cao và đáy thùng đủ rộng. Người ta thả chìm vật A bằng nhôm có dạng hình lập phương cạnh 20 cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật A lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120 N. Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là d1 = 104 N/m3 và d2 = 27.103 N/m3. Trọng lượng của vật A bằng
A. 120 N. B. 216 N. C. 200 N. D. 80 N.
Câu 3. Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 20 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 8.103 N/m3 và 10.103 N/m3. Độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình bằng
A. 4 cm. B. 16 cm. C. 14,4 cm. D. 3,6 cm.
Câu 4. Nhiệt kế thủy ngân đang để ở nhiệt độ phòng, nhiệt kế chỉ , nhúng bầu nhiệt kế vào nước sôi. Mực thủy ngân trong ống quản của nhiệt kế sẽ 
A. không thay đổi. B. lúc đầu hạ xuống sau đó dâng lên. C. dâng lên. D. hạ xuống.
Câu 5. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất chất lỏng lên đáy bình chứa. B. Nhiệt độ của chất lỏng. 
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Thể tích bình chứa chất lỏng. 
Câu 6. Đặt vật sáng AB trước một gương cầu lồi cho ảnh A1B1. Sau đó, lại đặt vật sáng AB trước và song song với gương phẳng cho ảnh A2B2. Chọn phát biểu sai. 
A. A1B1 và A2B2 đều là ảnh ảo. B. A1B1 = A2B2 = AB.
C. A1B1 và A2B2 đều hứng được trên màn . D. A1B1 > A2B2 = AB. 
Câu 7. Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt
A. gương cầu lồi. B. gương cầu lõm. C. gương phẳng. D. gương cầu lõm hoặc gương phẳng.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
+
-
+
+
+
-
-
-
 Đ1 Đ2
6V - 3W
•
•
U
 Đ1 Đ2
3V - 3W
•
•
U
Đ1 
6V - 3W
•
•
U
Đ2
Đ1 
3V - 3W
•
•
U
Đ2
Câu 8. Bóng đèn Đ1 có ghi 6V – 6W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì đèn sáng bình thường. Mắc thêm bóng đèn Đ2 vào mạch điện làm cho tổng công suất của mạch trở thành 9W và hai đèn đều sáng bình thường. Hãy chọn sơ đồ mạch điện đúng trong các hình vẽ sau. 
Hình 1 B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 9. Điện trở của một sợi dây tóc bóng đèn phụ thuộc nhiệt độ, vì thế cường độ dòng điện I qua bóng đèn sẽ không tỉ lệ thuận với hiệu điện thế Uđ đặt vào hai đầu bóng đèn. Giả sử một bóng đèn có sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế theo quy luật I= 0,05Uđ với đơn vị của I là A, đơn vị của Uđ là V. Mắc bóng đèn nối tiếp với một điện trở không đổi R = 240 W vào nguồn điện có hiệu điện thế U =160 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn bằng
A. 1 A. B. 0,4 A. C. 0,67 A. D. 0,63 A.
Câu 10. Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa người ta có thể làm cách nào trong các cách sau đây? 
A. Chọn dây dẫn có tiết diện S lớn hơn. B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
C. Tăng chiều dài dây dẫn. D. Chọn dây dẫn có tiết diện S nhỏ hơn.
Câu 11. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào sau đây?
A. Đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
B. Đặt cuộn dây dẫn kín trong từ trường của một nam châm điện có dòng điện biến thiên theo thời gian.
C. Đặt nam châm vĩnh cửu đứng yên trong lòng cuộn dây dẫn kín.
D. Đặt cuộn dây dẫn kín trong từ trường của một nam châm điện có dòng điện không đổi theo thời gian.
Câu 12. Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng là
A. giảm chi tiêu cho gia đình.
B. giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
C. sử dụng được tối đa công suất của các thiết bị điện.
D. dành phần điện năng bù vào phần toả nhiệt trên đường dây tải điện. 
Câu 13. Một sợi dây dẫn dài l1 = 100 m, có tiết diện S1 = 0,2 mm2 và điện trở R1 = 120 W. Một dây dẫn cùng chất với dây dẫn trên dài l2 = 50 m, điện trở R2 = 40 W thì có tiết diện bằng
A. 0,3 mm2. B. 0,1 mm2. C. 1,2 mm2. D. 0,4 mm2.
Câu 14. Gia đình Mai sử dụng một bếp điện với đúng giá trị định mức là 220 V – 750 W trung bình 1 giờ mỗi ngày. Biết rằng tiền để trả cho một số điện (1 KWh) là 1600 đồng. Số tiền gia đình Mai phải trả trong 1 tháng (30 ngày) bằng 
A. 36000 đồng. B. 18000 đồng. C. 12000 đồng. D. 72000 đồng.
Câu 15. Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của dụng cụ nào sau đây?
A. Máy khoan. B. Bàn là. C. Nồi cơm điện. D. Bóng đèn.
Hình vẽ 5 
Câu 16. Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở khác nhau R1 R2 như Hình vẽ 5. Biết tổng điện trở của chúng là Độ lớn của mỗi điện trở là
A. B. 
C. D. 
Câu 17. Chọn phát biểu sai khi nói về động cơ điện một chiều.
A. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
C. Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng chuyển hoá thành cơ năng.
Hình vẽ 6
M
 R
O
N
A
C
D. Bộ phận chính của động cơ điện một chiều là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn.
Câu 18. Biến trở trong Hình vẽ 6 là một dây dẫn có điện trở Ro= 9 W cuốn thành vòng tròn khép kín. Tiếp điểm A cố định, tiếp điểm C là con chạy của biến trở. Điện trở của dây cung AC là x. Điện trở tổng cộng của dây nối từ biến trở đến nguồn UMN là R = 2 W. Biết UMN là không đổi. Để cường độ dòng điện trong mạch chính đạt cực tiểu thì giá trị của x bằng 
A. 2 W. B. 4,5 W. C. 6 W. D. 3 W.
Câu 19. Một động cơ điện một chiều có điện trở là r. Mắc động cơ nối tiếp với điện trở phụ R’ = 10 W (là hộp số của động cơ) vào nguồn điện có hiệu điện thế 110 V. Động cơ hoạt động bình thường với công suất có ích của động cơ là 176 W. Cường độ dòng điện qua động cơ là 2A. Giá trị của r bằng
r
M
N
Hình vẽ 7
R Đ
A
B
X
A. 1 W. B. 11 W. C. 3,4 W. D. 6,6 W
Câu 20. Cho mạch điện như Hình vẽ 7, trong đó điện trở R = 1W; r = 1,6 W; nguồn có hiệu điện thế UMN = 20 V. Biết rằng công suất tiêu thụ ở mạch AB là 60 W. Công suất tiêu thụ của đèn Đ bằng 
A. 35 W. B. 3,75 W. C. 30 W. D. 20 W.
 ................Hết..............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 PHÚ THỌ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN : VẬT LÝ ( PHẦN TNKQ)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
11
A, B
2
C
12
A, B
3
A
13
A
4
B
14
A
5
B,C
15
A
6
B,C, D
16
B
7
A
17
A
8
B
18
B
9
B
19
A
10
A,B
20
A,B

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_chon_HSG_lop_9_mon_Vat_ly_cap_tinh_20152016.docx