Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Lịch sử - Vòng 2 thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Lịch sử - Vòng 2 thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Lịch sử - Vòng 2 thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh:
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT 
 NĂM HỌC 2012 - 2013
 Môn thi: Lịch sử - Vòng 2
 (Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2012)
 Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm).
Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản? 
Câu 2 (1,5 điểm).
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (2,0 điểm).
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 30 của thế kỉ XX:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935).
Câu 4 (2,0 điểm).
Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939, hãy làm sáng rõ tính chất dân tộc của phong trào.
Câu 5 (2,5 điểm).
Trình bày hoàn cảnh triệu tập và những quyết định quan trọng được thông qua tại Hội nghị Ianta (2 - 1945). Những quyết định đó đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945 - 1947?
.................................................... Hết ...........................................................
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Khóa thi ngày 11 tháng 10 năm 2012)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ (vòng 2)
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Nội dung
Điểm
Câu 1. Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản? 
2,0
- Do tác động của bối cảnh thời đại:
+ CNTB đã chuyển hẳn sang CNĐQ, trong lòng nó tồn tại những mâu thuẫn gay gắt
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá khắp nơi..., dẫn đến sự ra đời của các Đảng cộng sản và Quốc tế Cộng sản... 
=> Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn...
- Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam: Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra sôi nổi, liên tục, sử dụng nhiều vũ khí tư tưởng khác nhau (phong kiến, dân chủ tư sản) nhưng kết quả đều thất bại. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra một con đường cứu nước mới.
- Do nhãn quan chính trị và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc:
+ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy những hạn chế trong phong trào cứu nước của các vị tiền bối... Vì vậy, dù khâm phục nhưng Người không tán thành ...
+ Người đã tiến hành khảo sát thực tiễn và tìm hiểu lí luận ở nhiều nước, rút ra được những kết luận về bạn và thù, nhìn thấy hạn chế của các cuộc Cách mạng Tư sản ...
- Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã phát hiện ra khuynh hướng cứu nước mới, khuynh hướng cách mạng vô sản.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2. Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với cách mạng Việt Nam?
1,5
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác. 
- Ý nghĩa của sự kiện: 
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong thời đại mới ở Việt Nam.
+ Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam...; cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
0,5
0,25
0,5
0,25
Câu 3. Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thập niên 30 của thế kỉ XX:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935).
2,0
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
	- Từ 1929 đến 1933, bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên các nước thuộc địa... Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam nặng nề hơn so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
	- Cuộc khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935)
- Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình và thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi... 
- Dựa trên nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới..., chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình... Đường lối đúng đắn của Đảng làm bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939.
0,25
0,75
0,25
0,75
Câu 4. Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939, hãy làm sáng rõ tính chất dân tộc của phong trào
2,0
Phong trào 1936 - 1939 là một cuộc vận động dân chủ, nhưng vẫn mang tính chất dân tộc:
- Về đối tượng cách mạng: Phong trào chưa nhằm đánh đổ toàn bộ thực dân Pháp nói chung, mà chỉ nhằm vào bọn phản động thuộc địa..., song đó là bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc.
- Mục tiêu đấu tranh: Đảng chủ trương tạm gác các khẩu hiệu "độc lập dân tộc" và "cách mạng ruộng đất", mà chỉ chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình, nhưng đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc.
- Lực lượng của phong trào: Hết sức rộng rãi, từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và cả những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc.
- Ý nghĩa: Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc...
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5. Trình bày hoàn cảnh triệu tập và những quyết định quan trọng được thông qua tại Hội nghị Ianta (2 - 1945). Những quyết định đó đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945 - 1947?
2,5
- Hoàn cảnh lịch sử: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối... Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh... Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945.
- Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: 
+ Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản...
+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc... 
+ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á... 
- Tác động:
+ Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta... 
+ Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng đi đến kết thúc ở châu Âu, châu Á... tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít...
+ Liên hợp quốc ra đời như một công cụ duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành...
+ Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới 2 cực đối đầu căng thẳng...
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác và hợp logic... Giám khảo căn cứ vào từng mức độ để cho điểm. Phần trong ngoặc đơn thí sinh không nhất thiết phải trình bày.
2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.
.................................................... HẾT ...........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_lop_9_tinh.doc