Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1034Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
 UBND HUYỆN TÂN CHÂU 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập –Tự do –Hạnh phúc 
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014-2015
 Môn: Ngữ văn Lớp 7 
Thời gian : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
_____________________________________________________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Văn – Tiếng việt: (4 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
a. Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Ngữ văn 7- tập 2) của tác giả nào? Thuộc kiểu văn bản gì? 
b. Qua văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ", em học tập được điều gì ở Bác?
Câu 2: (1 điểm ).
 Hãy chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng?
Công an đang xử phạt người vi phạm luật giao thông.
Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
Câu 3: (1 điểm).
 Nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ sau: "Thương người như thể thương thân". Đặt câu với câu tục ngữ trên.
II. Làm văn: (6 điểm).
Em hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".
----- Hết -----
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn Lớp 7
Câu/ Bài
Nội dung
Thang điểm
Câu 1
a. - Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng.
 - Thuộc kiểu văn bản nghị luận.
b. Học sinh tự nêu ý kiến của bản thân.
* Gợi ý: Qua văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em học tập được tính giản dị của Bác: giản dị trong lối sống, trong sinh hoạt, giản dị trong việc làm và quan hệ với mọi người.
- Lối sống: Không xa hoa, đua đòi, ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, nghề nghiệp, phù hợp văn hóa dân tộc.
- Trong việc làm và quan hệ với mọi người: Làm từ việc lớn đến việc nhỏ phù hợp với sức khỏe bản thân mình, việc gì làm được thì tự làm, với mọi người luôn lễ phép, hòa nhã, vui vẻ.
0,5 điểm.
0,5 điểm.
0,5 điểm 
0,5 điểm 
Câu 2
Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng:
a. Công an đang xử phạt người vi phạm luật giao thông.
 Người vi phạm luật giao thông đang bị công an xử phạt.
b. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
 Nhiều tuyến đường mới trong thành phố được người ta mở thêm. 
0.5 điểm.
0.5 điểm.
Câu 3
- Nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân": bằng nghệ thuật so sánh câu tục ngữ chứa đựng một lời khuyên con người phải biết yêu người khác như chính bản thân mình, hãy thương yêu, chăm sóc, thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
- Đặt câu: Học sinh đặt câu đúng. 
Ví dụ: Nhân dân ta vốn có truyền thống: "Thương người như thể thương thân".
0.5 điểm.
0.5 điểm.
Câu 4
* Mở bài : 
- Giới thiệu câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi". Nêu khái quát nội dung câu nói.
* Thân bài:
a. Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói:
- Học là gì?
 Là quá trình tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí tuệ, để khám phá kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, văn hóa, xã hội, những điều hay lẽ phải. Học là nhiệm vụ suốt đời.
- Tại sao phải học?
 Nếu không học tập chúng ta sẽ bị lạc hậu, không bắt kịp nhịp độ phát triển của đất nước và thế giới. Học để ta trưởng thành hơn, biết cách ứng xử trong các tình huống. Học để hiểu biết nhiều lĩnh vực trong đời sống
- Học như thế nào?
 + Không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị, hoàn cảnh xã hội mà phải xem đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi con người: "Học, học nữa, học mãi". Vì kiến thức là vô hạn mà nhận thức con người là hữu hạn (dẫn chứng)
+ Là học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống (dẫn chứng, nêu gương)
b. Bình luận: 
- Khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên.
- Phê phán nhận thức lệch lạc:
+ Xem nhẹ việc học.
+ Cho rằng như thế là đủ không chịu tìm tòi, học hỏi.
+ Hậu quả: Hạn chế sự phát triển dân trí, ảnh hưởng xấu đến xã hội, thanh niên hư hỏng...
c) Mở rộng vấn đề :
- Liên hệ thực tế.
-“Học! Học nữa! Học mãi!” là mục tiêu phấn đấu của thanh niên. 
- Học kiến thức trong sách vở, học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống - Học tập là nhiệm vụ quan trọng suốt cả đời người. Học tập để giúp dân, giúp đời
 * Kết bài:
- Khái quát nội dung, ý nghĩa câu nói của Lê-nin.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
* Yêu cầu cần đạt:
- Luận điểm rõ ràng, có luận cứ phù hợp, cụ thể, lập luận chặt chẽ thuyết phục, bố cục đủ 3 phần.
* Biểu điểm:
Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, có sáng tạo.
Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.
Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả.
 - Hoàn toàn lạc đề.
1 điểm 
3 điểm.
0.5 điểm.
0.5 điểm.
1 điểm
6 điểm
5 điểm
4 điểm
3 điểm
1-2 điểm
0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_van.doc