Kỳ kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂU CHÂU 
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: LỊCH SỬ 9 
Thời gian : 60 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
Câu 1: (3.0 điểm)
	Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Câu 2: (2.5 điểm)
	Để đối phó với Tưởng và Pháp, Đảng ta có chủ trương gì? Cho biết ý nghĩa của việc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946).
Câu 3: (3.0 điểm) 
	Lí giải sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản. Trình bày nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng .
Câu 4: (1.5 điểm)
 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Tây Ninh.
-----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
 MÔN: LỊCH SỬ 9
	1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
	2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
	3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu/Bài
Nội dung
Thang điểm
Câu 1
(3.0đ)
Câu 2
(2.5đ)
Câu 3
(3.0đ)
Câu 4
(1.5đ)
* Diễn biến:
- Quân ta tiêu diệt Đông Khê (18-9-1950), uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời lực lượng chúng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống.
- Quân ta mai phục chặng đánh địch trên đường số 4 làm cho hai cánh quân của chúng không gặp nhau được. Đến ngày 22-10-1950, quân Pháp rút khỏi đường số 4.
* Kết quả:
- Chiến dịch Biên giới kết thúc, ta giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. 
- Thế bao vây trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vở. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
* Ý nghĩa:
 Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
* Chủ trương của ta:
- Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta.
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
- Cuộc đàm phán chính thức tại Pháp thất bại. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt nam.
*Ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946):
- Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt – Pháp đã giúp chúng ta loại bỏ được một kẻ thù là quân Tưởng.
- Có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc).
* Nội dung Hội nghị:
- Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cuơng vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
- Chính cuơng vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* Ý nghĩa
- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Tây Ninh: 
- Nhật đầu hàng đồng minh, binh lính Nhật và chính quyền tay sai ở Tây Ninh hoang mang. Phong trào kháng Nhật cứu nước của ta phát triển thành cao trào.
- Các tổ chức và Đảng viên đều thống nhất hành động, vận động quần chúng chuẩn bị lực lượng kịp thời.
- Nhân dân Tây Ninh có truyền thống yêu nước, sẵn sàng theo Đảng làm cách mạng.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_mon_Su_9_ky_kiem_tra_hoc_ki_II_nam_hoc_20152016.doc