Kiểm tra tập trung học kỳ 2 – môn Hóa học – lớp 12 – CT nâng cao

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1234Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra tập trung học kỳ 2 – môn Hóa học – lớp 12 – CT nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra tập trung học kỳ 2 – môn Hóa học – lớp 12 – CT nâng cao
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC: 2014 – 2015
Mã đề 715
 MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 – CT NÂNG CAO 
 Ñeà coù 02 trang , goàm 30 caâu , Thôøi gian laøm baøi : 45 phuùt 
Chuù yù: HS khoâng söû duïng baûng tuaàn hoaøn.
Cho: H =1 , N =14, C =12 , O =16 , Ca = 40 , Fe = 56, Cu =64, Mg =24, Al =27, Na = 23, Cr = 52 , S =32 , Cl =35,5
01.Để tách Fe ra khỏi hỗn hợp gồm Al, Fe ta có thể dùng lượng dư dung dịch chất nào sau đây ?
	A. HNO3 đặc, nguội.	B. dd NaOH.	C. dd HCl.	D. dd H2SO4 đặc, nóng. 
02. Thực hiện các thí nghiệm sau , thí nghiệm không thể thu được kết tủa là
	A. Cho dung dịch NH3 dư vào dd AlCl3. 	B. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
	C. Cho dung dịch HCl dư vào dd NaAlO2.	D. Cho dd AgNO3 đến dư vào dd Fe(NO3)2.
03. Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
	A. Al(OH)3 là chất rắn , màu trắng , kết tủa dạng keo. B. Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc.
	C. Sắt là kim loại nặng và có tính nhiễm từ. 	 D. Fe(OH)3 là chất rắn màu trắng hơi xanh,không tan trong nước. 
04. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 . Hai chất X, Y lần lượt là 
	A. Cl2, NaOH.	B. KOH, Cl2. 	C. FeCl2, NaOH.	 D. HCl, NaOH.
05. Mệnh đề nào sau đây là sai 
	A. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.	
	B. Fe thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
	C. Trong hợp chất, Fe có số oxi hóa +2,+3.	
	D. Al3+ và Fe3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau.
06. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?
	A. 1s22s22p53s23p63d6. 	B. 1s22s22p63s23p63d6.
	C. 1s22s22p63s23p63d44s2. 	D. 1s22s22p63s23p63d3.
07. Hỗn hợp bột kim loại X và bột oxit kim loại Y khi xảy ra phản ứng sẽ tự toả nhiệt với hiệu ứng nhiệt của phản ứng rất lớn, nâng nhiệt độ của hệ đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại X vào khoảng 35000C. Phần oxit kim loại X nổi thành xỉ trên bề mặt kim loại Y lỏng. Lợi dụng phản ứng này để thực hiện quá trình hàn kim loại (đầu nối của các thanh ray trên đường xe lửa). Oxit kim loại Y và kim loại X lần lượt là
	A. Al và Fe2O3.	B. Fe và Al2O3.	C. Fe2O3 và Al.	D. Al2O3 và Fe.
08. Phản ứng nào sau đây sai ?
	A. 2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr.	B. FeO + CO Fe + CO2. 
	C. FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O. 	D. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O. 
09. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Trong công nghiệp, kim loại Cr được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm.
	B. Cr(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
	C. Kim loại Cr tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
	D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Cr chỉ đóng vai trò chất khử.
10. Cho sơ đồ sau : X YXAl2(SO4)3 . X và Y lần lượt là 
	A. AlCl3 , NaAlO2. B. Al(NO3)3 ,NaAlO2. 	C. Al(OH)3 , NaAlO2. 	D. Al2O3 , NaAlO2. 
11. Câu nào sau đây là đúng ? 
	A. Criolit có công thức là NaAlO2.NaF.
	B. Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) có tác dụng làm mềm nước cứng. 
	C. Quặng boxit (Al2O3.2H2O) là nguyên liệu để sản xuất Al. 
	D. Quặng giàu sắt nhất và hiếm có trong tự nhiên là quặng hematit đỏ (Fe2O3 khan).
12. Cho sắt vào dd HNO3 đặc, nóng, dư. Hãy cho biết phương trình hóa học nào sau đây là đúng? 
	A. Fe + 6HNO3 ® Fe(NO3)3 + 3NO2­ + 3H2O.	B. Fe + 4HNO3 à Fe(NO3)3 + NO ­ + 2 H2O.
	C. Fe + 4HNO3 ® Fe(NO3)2 + 2NO2 ­ + 2H2O.	D. Fe + 2HNO3 ® Fe(NO3)2 + H2­.
13. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Kim loại Fe không tan trong dd H2SO4 đặc, nguội.	B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Cu.
	C. Kim loại Fe pư với dd HCl tạo ra muối sắt (II). 	D. Trong các pư hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
14. Sơ đồ điều chế Al nào dưới đây có thể thực hiện được ?
	A. Al(OH)3 ® Al2O3 ® Al.	B. Al(OH)3 ® NaAlO2 ® Al.	
	C. AlCl3 ® Al2O3 ® Al.	D. NaAlO2 ® Al(OH)3 ® Al.
15. Thực hiện các thí nghiệm sau , thí nghiệm không thể tạo ra Fe2O3 là
	A. Nhiệt phân Fe(OH)3. 	B. Nhiệt phân Fe(NO3)2. 
	C. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí . 	D. Nhiệt phân FeCO3 trong điều kiện không có không khí.
16. Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. Cr phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành Cr2+.	
	B. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.	
	C. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo hỗn hợp axit H2CrO4 và H2Cr2O7.	
	D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-.
17. Cho sơ đồ sau : Fe X Y Z ↓ 
Màu sắc của dung dịch chứa Y và chất kết tủa Z lần lượt là 
	A. trắng xanh và vàng nâu. B. vàng nâu và nâu đỏ.	C. vàng nâu và trắng xanh. D. trắng xanh và nâu đỏ.
18. Hiện tượng nào sau đây không đúng?
 	A. Thêm dd NaOH (đến dư) vào dd K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
	B. Thêm dd H2SO4 (đến dư) vào dd K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
	C. Thêm từ từ dd NaOH (đến dư) vào dd CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nâu , sau đó kết tủa tan.
	D. Thêm từ từ dd HCl (đến dư) vào dd NaCrO2 thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó kết tủa tan.
19. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) thể hiện trong phản ứng nào sau đây?
	A. 2FeCl3 + 2KI ® 2FeCl2+ I2 + 2KCl. 	B. 3 FeO + 10 HNO3 loãng ® 3 Fe(NO3)3 + NO + 5 H2O. 
	C. 8 Al + 3 Fe3O4 4Al2O3 + 9 Fe.	D. Fe2(SO4)3 + 6 NaOH ® 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4. 
20. Cho 4 chất rắn: Cr , Fe, Al, Al2O3 đựng trong 4 lọ bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm nước có thể phân biệt được mấy chất?	
A. 1 chất.	B. 2 chất.	C. 4 chất.	D. Không phân biệt được chất nào.
21. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dd H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: Ag, NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Mg, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
	A. 7.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
22. Cho 9,67 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được a lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,87 g muối khan. Giá trị của a là ?
	A. 5,6. 	B. 4,84. 	C. 2,24.	D. 4,48. 
23. Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ một lượng khí CO, sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe , khí sinh ra được dẫn vào bình chứa dd Ca(OH)2 dư thì thu được 2 gam kết tủa . Công thức của X là 
	A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. FeO2.
24. Cho từ từ dd NaOH vào dung dịch chứa 61,26 gam hỗn hợp muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 cho đến khi lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tách kết tủa ra khỏi dung dịch, rửa và nung đến khối lượng không đổi thu được 17,52 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng Cr(NO3)3 trong hỗn hợp ban đầu là	
	A. 58,27%.	B. 57,82%.	C. 41,73%.	D. 47,31%. 
25. Cho 28,8g hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí tới khối lượng không đổi được 32g chất rắn. Khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là 
	A. 24,6.	B. 23,2. 	C. 22,3.	D. 16,4.
26. Cho m gam bột Zn vào 500 ml dd Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
	A. 32,50.	B. 20,80.	C. 29,25.	D. 48,75. 
27. Khử m gam hỗn hợp X chứa Fe3O4 và Fe2O3 (có số mol bằng nhau ) bằng CO trong một thời gian thu được 25,6 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho ½ hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO và NO2, có thể tích là 4,48 lít (ở đktc) và có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m là 
A. 15,68.	B. 28,22.	C. 31,36.	D. 37,12.
28. Cho 150cm3 dd NaOH 0,7M tác dụng với 100cm3 dd Al2(SO4)3 0,1M. Các chất có mặt trong dd sau phản ứng là
	A. Na2SO4, Al2(SO4)3 dư.	B. Na2SO4, NaAlO2.	C. Na2SO4, NaOH dư.	D. Na2SO4, NaAlO2, NaOH dư.
29. Đốt 10,8 gam một kim loại có hóa trị không đổi trong bình đựng khí Clo, sau phản úng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 42,6g. Tên kim loại là 
	A. nhôm.	B. magie. 	C. sắt. 	D. đồng.
30. Hòa tan 25 gam hỗn hợp X gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước, thu được 200 ml dd Y. Biết 40ml dd Y có mặt H2SO4 (dư) phản ứng vừa đủ với 30 ml dd KMnO4 0,1M. Phần trăm khối lượng FeSO4 trong hỗn hợp X là
	A. 13,6%.	B. 45,6%.	C. 46,5%.	D. 31,6%.
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docH12_NC_KTTT_HK2_Mac_Dinh_Chi_1415.doc