Kiểm tra ngữ văn một tiết ngữ văn 7 - Học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra ngữ văn một tiết ngữ văn 7 - Học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra ngữ văn một tiết ngữ văn 7 - Học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG THCS 
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
KIỂM TRA NGỮ VĂN MỘT TIẾT
 NGỮ VĂN 7 -HKII
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ tên học sinh:
..
Lớp: 
ĐIỂM 
LỜI PHÊ
.
.
.
	Phần 1 : (2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết
Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào phiếu làm bài .
... “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Trích: Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và văn bản có chứa đoạn văn trên?
A.Phạm Văn Đồng- Đức tính giản dị của Bác Hồ. 
B.Hoài Thanh- Ý nghĩa văn chương.
C.Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D.Đặng Thai Mai- Sự giàu đẹp của tiêngViệt.
Câu 2:Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
A.Tự sự. 	B.Nghị luận.	C.Miêu tả. 	D.Biểu cảm.
Câu 3:Dòng nào sau đây nêu lên luận điểm chính của đoạn văn?
A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
C..Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Câu 4: Sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong đoạn văn?
A. Tiềm tàng, kín đáo. 	B.Biểu lộ rõ ràng.
C.Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. 	D.Khi tiềm tàng, kín đáo, lúc biểu lộ rõ ràng.
	Phần 2 : (2 điểm) mức độ thông hiểu
Em hiểu thế nào về hai câu tục ngữ “– Không thầy đố mày làm nên.– Học thầy không tày học bạn.”?
	Phần 3: (2 điểm) mức độ vận dụng thấp
 Kể thêm ít nhất bốn câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt.
	Phần 4: (4 điểm) mức độ vận dụng cao
	Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ kính yêu sau khi học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) 
--------------------------HẾT---------------------------
KIỂM TRA NGỮ VĂN MỘT TIẾT 
– HK 2 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM 
Phần 1 : (2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết
Caâu 1 : 	C 
 Caâu 2 : 	B
Câu 3 : 	A
Câu 4 : 	D
	Phần 2 : (2 điểm) mức độ thông hiểu
Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết: (1 điểm) 
– Không thầy đố mày làm nên.
– Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. (1 điểm)
	Phần 3: (2 điểm) mức độ vận dụng thấp
Kể thêm một số câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt. (HS kể ít nhất hai câu tục ngữ đúng thể loại) 
-1- 	 Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- 2-	Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
-3-	 Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
-4-	 Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
-5- Kiến đen tha trứng lên cao, 
Thế nào cũng có mưa rào rất to. 
-6-Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão 
-7- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa 
	Phần 4: (4 điểm) mức độ vận dụng cao
ĐOẠN VĂN CẢM NGHĨ VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
-Đúng chủ đề về đức tính giản dị của Bác Hồ( 3đ)	
	+ Giản dị trong đời sống (1đ)
	+Giản dị trong cách nói và viết (1 đ)
	+ Giản dị trong cách đối xử với những người xung quanh (1 đ)
-Đủ số câu (1 đ)
- Dư hoặc thiếu từ 2 câu trở lên (- 0.25)
-Sai nhiều lỗi chính tả (- từ 0.25 đến 0.5 đ) 
- Chữ viết và trình bày quá ẩu (-0.25 đ) 
- Viết lan man , lạc đề (-0,5 đ)
---------------------------HẾT---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dockt_1_tiet_van_7.doc