Kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn vật lí 10 thời gian làm bài : 45 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn vật lí 10 thời gian làm bài : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn vật lí 10 thời gian làm bài : 45 phút
SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÍ 10 
Thời gian làm bài : 45 phút 
Mã đề 980
 Họ và tên học sinh :.................................................... Lớp : ...................
Câu 1: (3 điểm) Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. 15N	B. 1N	 C. 25N	 D. 2N
Câu 2: (3 điểm) Một vật được ném từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4,0 m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được là:
A. 0,4 s và 0,8 m.	 B. 0,8 s và 3,2 m.	
C. 0,8 s và 0,8 m.	 D. 0,4 s và 1,6 m.
Câu 3: (3 điểm) Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600 và OB nằm ngang. Độ lớn của lực căngT1 của dây OA bằng: 
A. 	B. 2P	 C. P D. 
Câu 4: (3 điểm) Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm và kim phút dài 4cm. Tỉ số vận tốc dài của kim giờ và kim phút là:
A. .	B. .	 C. .	 D. .
Câu 5: (3 điểm) Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:
A. x = x0 + vt2.	B. x = x0 - vt2.	 C. x = x0 +.	 D. x = x0 + vt.
Câu 6: (3 điểm) Trong những phương trình sau, phương trình nào biểu diễn qui luật của chuyển động thẳng đều:
A. x = 5t2 + 3	B. x = 5/t + 3	 C. v = 5t + 3	D. x = 5t + 3
Câu 7: (3 điểm) Bánh xe lăn được trên mặt đường là nhờ có lực nào sau đây?
A. hấp dẫn	B. ma sát nghỉ C. Trọng lực	D. ma sát lăn
Câu 8: (3 điểm) Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 1m	 B. 2m	C. 4m	 D. 8m
Câu 9: (3 điểm) Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 1,25N/m	 B. 20N/m	C. 125N/m	D. 23,8N/m
Câu 10: (3 điểm) Trong các yếu tố sau, yếu tố nào có tính tương đối:
A. Cả 3 đều đúng.	B. Vận tốc.	C. Tọa độ.	D. Quỹ đạo.
Câu 11: (3 điểm) Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là:
A. 5 N.	B. 2 N.	C. 50 N.	D. 10 N.
Câu 12: (3 điểm) Một vật rơi từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật phụ thuộc vào độ cao h là:
A. .	B. . 	C. .	D. .
Câu 13: (3 điểm) Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động:
A. Vận tốc tăng theo thời gian	B. Vận tốc không đổi
C. Vận tốc giảm theo thời gian	D. Vận tốc tăng dần đều theo thời gian
Câu 14: (3 điểm) Khi một ô tô tải va chạm vào ô tô con thì:
A. Cả hai ô tô chịu tác dụng hai lực bằng nhau
B. Ô tô con chịu lực lớn hơn (xét về độ lớn)
C. Ô tô tải thu gia tốc lớn hơn (xét về độ lớn)
D. Ô tô tải chịu lực lớn hơn (xét về độ lớn)
Câu 15: (3 điểm) Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
A. vận tốc.	B. khối lượng.	 C. lực.	D. trọng lương.
Câu 16: (3 điểm) Lực hấp dẫn giữa hai vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng của mỗi vật tăng lên 4 lần và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa so với lúc đầu?
A. tăng 64 lần	 B. tăng 32 lần	 C. giảm 32 lần	 D. giảm 64 lần
Câu 17: (3 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 48cm B. 28cm	 C. 40cm	 D. 22cm
Câu 18: (3 điểm) Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là:
A. N/m.	B. N.m2.	C. J/s.	D. N.m.
Câu 19: (3 điểm) Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc của ô tô là:
A. 0,7 m/s2.	 B. 1,4 m/s2.	C. 0,2 m/s2.	D. 1,2 m/s2.
Câu 20: (3 điểm) Đường đi của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: s = 3t + 2t2 (m;s). Vận tốc ban đầu của vật là:
A. 10 m/s.	B. 5 m/s.	C. 7 m/s.	D. 3 m/s.
PHẦN TỰ LUẬN 
Cho một vật khối lượng 2 kg đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang, chuyển động dưới tác dụng của lực kéo theo phương song song với mặt bàn, độ lớn 5N. Biết hệ số ma sát trượt là 0,1. Lấy g= 10 m/s2. 
Tìm gia tốc của vật
Tìm vận tốc, quãng đường vật đi được sau 5s chuyển động
Biết mặt bàn dài 18,75m, cao 20m so với đất . Sau 5s lực kéo đột nhiên mất đi. Hãy tính: - Tầm bay xa của vật
 Vận tốc của vật khi chạm đất 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_ly_10.doc