Trường TH,THCS, THPT VIỆT ÚC Họ và tên HS : Lớp : KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015 Ngày : .. Số Thứ tự Môn: Sinh 8 Thời gian làm bài :45’ Số báo danh Chữ ký Giám thị 1 Chữ ký Giám thị 2 SỐ MẬT MÃ . ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ..... Chữ ký Giám khảo 1 Chữ ký Giám khảo 2 SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ Câu 1. Em hãy nêu cấu tạo và hoạt động sống của tế bào? (1,5đ) Câu 2. Thế nào là phản xạ? Hãy trình bày cung phản xạ? (2,5 đ) Câu 3. Hãy trình bày sự thông khí ở phổi? Sự trao đổi khí ở phổi? Sự trao đổi khí ở tế bào? (3,0đ) Câu 4. Điền chú thích các ngăn của tim vào hình tim bổ dọc bên dưới ? (1đ) 1 4. 3. 2 . Câu 5. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ? Em phải làm gì để đảm bảo vệ sinh cho hệ tiêu hóa? (2,0đ) Bài làm Thí sinh không được viết vào khung này ...................... MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL 1. Tế bào 1,5 điểm 1,5 2. Phản xạ, cung phản xạ 2,5 điểm 2,5 3. Hô hấp 3,0 điểm 3,0 1,0 điểm 4. Tuần hoàn 1,0 5. Tiêu hóa 2,0 điểm 2,0 TS câu: 1 2 1 1 5 TS điểm: 1,5 2,5 4,0 2,0 10,0 Tỉ lệ: 15 % 25 % 40 % 20 % 100% ĐÁP ÁN SINH 8 Câu 1. Em hãy nêu cấu tạo và hoạt động sống của tế bào? (1,5đ) * Cấu tạo : Tế bào gồm 3 phần. + Màng (0,25đ) + Chất tế bào: gồm các bào quan. (0,25đ) + Nhân : Nhiễm sắc thể, nhân con. (0,25đ) * Hoạt động sống của tế bào. Sai 2 ý trừ 0,25đ Hoạt động sống của tế bào gồm : Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. (0,75đ) Câu 2. Thế nào là phản xạ? Hãy trình bày cung phản xạ? (2,5 đ) a) Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. (0,5đ) b) Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền phản xạ từ cơ quan thụ cảm -> trung ương thần kinh -> cơ quan phản ứng. (0,75) * Cung phản xạ gồm 5 khâu: (1,25đ) Cơ quan thụ cảm (0,25đ) Nơron hướng tâm (cảm giác) (0,25đ) Trung ương thần kinh ( nơron trung gian) (0,25đ) Nơron li tâm (vận động) (0,25đ) Cơ quan phản ứng (0,25đ) Câu 3. Hãy trình bày sự thông khí ở phổi? Sự trao đổi khí ở phổi? Sự trao đổi khí ở tế bào? (3đ) 1) Thông khí ở phổi. (1đ) Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp ( hít vào và thở ra ) (0,25đ) Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong thực hiện cử động hô hấp. (0,5đ) Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính tầm vóc, tình trạng sức khỏe luyện tập. (0,25đ) 2) Trao đổi khí ở phổi (1đ) + O2 khuyếch tán từ phế nang vào máu. (0,5đ) + CO2 khuyếch từ máu vào phế nang. (0,5đ) 3) Sự trao đổi khí ở tế bào. (1đ) + O2 khuyếch tán từ máu vào tế bào. (0,5đ) + CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu (0,5đ) Câu 4. Điền chú thích các ngăn của tim vào hình tim bổ dọc bên dưới ? (1đ) 1 Tâm nhĩ trái. 4 Tâm thất phải. 2 Tâm nhĩ phải. 3 Tâm thất trái Câu 5. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ? Em phải làm gì để đảm bảo vệ sinh cho hệ tiêu hóa? (2,0đ) * Cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng. + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp. (0,25đ) + Có nhiều lông ruột cực nhỏ. (0,25đ) + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc ( cả ở lông ruột). (0,5đ) + Ruột dài nên tổng diện tích bề mặt lớn ( gần 500m2). (0,5đ) * Em phải làm gì để đảm bảo vệ sinh cho hệ tiêu hóa. Ý mở rộng, HS nêu được 3 ý được (0,5đ) Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thức ăn trước khi chế biến. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Không ăn thức ăn ôi thiu Không ăn thức ăn, quà vặt, hàng rong, bán ở lề đường
Tài liệu đính kèm: