Ngày soạn: 07/04/2016 Ngày kiểm tra: /05/2016 Tuần: 35; Tiết PPCT: 70 KIỂM TRA: HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC - KHỐI 9 Thời gian làm bài: 45 phút 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: Chủ đề 1: Ứng dụng di truyền học (4 tiết) Chủ đề 2: Sinh vật và môi trường (6 tiết). Chủ đề 3: Hệ sinh thái (6 tiết) Chủ đề 4: Con người dân số và môi trường (5 tiết) Chủ đề 5: Bảo vệ môi trường (5 tiết) b. Về kỹ năng: - Nhận biết, phân biệt và vận dụng kiến thức vào làm bài. c. Về thái độ: - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra học kỳ. - Củng cố lòng yêu thích bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh chuẩn bị các nội dung kiến thức đã cho ôn tập. b. Chuẩn bị của giáo viên: + Ma trận đề: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: Ứng dụng di truyền học(tt) (4 tiết) 20% = 2 điểm Nêu được khái niệm về ưu thế lai Giải thích được tại sao người ta ít dùng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Câu 1 (ý 1): 25% = 0,5 điểm Câu 1 (ý 2) 75% =1,5 điểm Chủ đề 2: Sinh vật và môi trường (6 tiết) 25% = 2,5 điểm Nêu được thế nào là nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái. Giải thích được khả năng chịu đựng của động vật hằng nhiệt với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Câu 2 (ý b ) 40 % = 1 điểm Câu 3 60% = 1,5 điểm Chủ đề 3: Hệ sinh thái (6 tiết) 20% = 2 điểm Xây dựng được 1 lưới thức ăn Câu 4: 100%= 2 điểm Chủ đề 4: Con người dân số và môi trường (5 tiết) 15% = 1,5 điểm Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường Đề ra được 1 số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Câu 2: (ý 1 a) 33.3% = 0,5 điểm Câu 5: (ý b) 66,7% = 1 điểm Chủ đề 5: Bảo vệ môi trường (5 tiết) 20% = 2 điểm - Kể được các dạng tài nguyên chủ yếu. Hiểu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 2: (ý 2 a) 50% = 1 điểm Câu 5: (ý a) 50% = 1 điểm Tổng số câu: 5 Tổng số điểm:100% = 10 điểm Tổng số ý: 4 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30 % Tổng số ý: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ : 40% Tổng số ý: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ : 15% Tổng số ý: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ : 15% + Đề kiểm tra: Câu 1: (2 điểm) Ưu thế lai là gì ? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi ? Câu 2: (2,5 điểm) Em hãy cho biết: a. Ô nhiễm môi trường là gì ? Hãy cho biết các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ? b. Thế nào là nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái ? Câu 3: (1,5 điểm) Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Câu 4: (2 điểm) Cho các loài sinh vật sau: Chuột, Cáo, Rắn, Thỏ, Gà, Chó sói, Cây ngô, Vi khuẩn. Hãy lập 1 lưới thức ăn từ các sinh vật trên. Câu 5: (2 điểm) a. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? b. Là học sinh em phải làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường? + Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. * Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với động vật bậc cao vì: - Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể dẫn đến khó gây đột biến. - Có hệ thần kinh nhạy cảm dẫn đến phản ứng rất nhanh, dễ gây chết và gây bất thụ khi xử lí bằng các tác nhân lí, hóa. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 a. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu: + Tài nguyên tái sinh + Tài nguyên không tái sinh + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu b. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. 0,75 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 3 - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. - Vì: + Có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài. + Do sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt độ ở bộ não, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách. 0,5 0,5 0,5 4 Chuột Chó sói Cây ngô Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn Hs làm cách khác đúng vẫn được điểm. 2 5 a. - Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau. b. - Hs tự liên hệ Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi , trồng cây xanh, không chặt phá rừng, không phá hoại cây cối, tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường....... 1 1 3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨCKIỂM TRA: a. Ổn định lớp: b. Tổ chức kiểm tra: - Phát đề. - Thu bài KT c. Dặn dò: d. Rút kinh nghiệm hoặc bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân (qua góp ý) Tổ trưởng Giáo viên ra đề Đỗ Phương Thảo Nguyễn Văn BìnhPhòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HOC KÌ II – Năm học: 2015 – 2016 Trường THCS Bình Giang Môn : Sinh học - khối : 9 Lớp 9/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1: (2 điểm) Ưu thế lai là gì ? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi ? Câu 2: (2,5 điểm) Em hãy cho biết: a. Ô nhiễm môi trường là gì ? Hãy cho biết các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ? b. Thế nào là nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái ? Câu 3: (1,5 điểm) Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Câu 4: (2 điểm) Cho các loài sinh vật sau: Chuột, Cáo, Rắn, Thỏ, Gà, Chó sói, Cây ngô, Vi khuẩn. Hãy lập 1 lưới thức ăn từ các sinh vật trên. Câu 5: (2 điểm) a. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? b. Là học sinh em phải làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường? Bài làm
Tài liệu đính kèm: