Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 9 HK1

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1254Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 9 HK1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 9 HK1
KIỂM TRA MỘT TIẾT SINH 9
II) Bảng ma trận hai chiều:
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I:
Các thí nghiệm của Men đen
Câu 1.1
Câu 1.10
Câu 1.4
Câu 1.11
Câu 5
Câu 3
6 câu
0.5 đ
( 12.5 % )
0.5 đ
(12.5 % )
3,0 đ
( 75 % )
4,0 đ
(40 % )
Chương II:
Nhiễm sắc thể
Câu 1.2
Câu 1.5
Câu 1.6
Câu 1.9
Câu 2
5 câu 
0.25 đ
( 12.5 % )
0.75 đ
( 37,5 %)
1 đ
( 50 % )
2,0 đ
(20 % )
Chương III:
AND và gen
Câu 1.3
Câu 1.8
Câu 1.12
Câu 4
Câu 1.7
Câu 1
6 câu
0.75 đ
(18,75 %)
1.5 đ
(37,5 %)
0.25 đ
( 6,25 %)
1.5 đ
(37,5 %) 
4,0 đ
(40 % ) 
Tổng
6 câu 
1.5 đ
( 15 % )
1 câu 
1.5 đ
( 15 % )
6 câu 
1.5 đ
( 15 % )
2 câu 
2.5 đ
( 25 % )
2 câu 
3 đ
( 30 % )
17 câu
10,0 đ
(100 %)
	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 9 HK1
A/ Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái(A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: 
1.1 /Theo cách gọi của Menđen, yếu tố nằm trong tế bào quy định tính trạng của cơ thể là:
A. Gen B. ADN C. Nhân tố di truyền D. Nhiễm sắc thể
1.2/ Trong lần phân bào hai của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
1.3/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi ADN là:
A. U liên kết với T, G liên kết với X B. A liên kết với T, G liên kết với X
C. U liên kết với A, G liên kết với X D. A liên kết với X, G liên kết với T
1.4/ Ở cà chua gen A quy định quả màu đỏ , gen a quy định quả màu vàng. Khi cho lai hai cây cà chua có quả màu đỏ với nhau, F1 thu được 74,9% quả đỏ :25,1% quả vàng. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?
A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa
1.5/ Có 1 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 3 lần, sau đó toàn bộ các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Hỏi có bao nhiêu tinh trùng được tạo ra:
A. 8 B. 16 C. 32 D. 64
1.6/ Một đoạn mạch ARN được tổng hợp có cấu trúc như sau: –A–U–X–G–A–X–. Đoạn mạch nào dưới đây là mạch bổ sung của đoạn gen tổng hợp đoạn ARN nói trên?
A. –A–T–X–G–A–X– B. –A–U–X–G–A–X–
C. –T–A–G–X–T–G– D. –U–A–G–X–U–G–
1.7/ Tên gọi của phân tử ARN là:
A. Nuclêôtit B. Axit nuclêic C. Axit đêôxiribônuclêic D. Axit ribonuclêic
1.8/ Trong nguyên phân, các NST kép chẻ dọc ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào là ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
1.9/ Kiểu gen nào sau đây được gọi là thuần chủng:
A. Aa và aa B. AA và aa C. AA, Aa và aa D. Aa và AA
1.10 / Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội :
A . Tế bào sinh dưỡng
B Tế bào sinh dục
C . Hợp tử
1.11 Ở gà mái, cặp nhiễm sắc thể giới tính có kí hiệu:
A. OX B. XY C. XX D. OY
 1.12 Kiểu gen tạo được 2 loại giao tử là:
A. AaBb B. AABB C. AaBB D. aabb
B/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN. (1.5 điểm)
Câu 2: Trình bày biến đổi và hoạt động của NST ở kì giữa và kì sau của nguyên phân. 
(1 điểm)
Câu 3: Thế nào là phép lai phân tích. (1 điểm)
Câu 4: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? (1.5 điểm)
Câu 5: Ở lúa , cây lúa thân cao, hạt dài lai với thân thấp hạt tròn, thu được toàn thân cao hạt tròn. Viết sơ đồ lai từ P→ F1 . (2 điểm)
ĐÁP ÁN
A) Trắc nghiệm:
Câu 1: HS chọn mỗi câu đúng chấm 0.25 đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.Án
C
B
B
D
C
A
D
C
B
D
B
C
B) Tự luận:
Câu 1: 
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. (0.5đ)
- Mỗi vòng xoắn cao 34 Ao gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 Ao. (0.5đ)
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết Hidro tạo thành từng cặp A – T; G – X. (0.5đ)
Câu 2: 
Kì giữa: 
Các NST kép dóng xoắn cực đại. ( 0.25 đ )
Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thôi phân bào. ( 0.25 đ )
Kì sau: 0.5đ
Từng NST thể kép chẻ dọc ở tâm độngthành hai nst đơn phân li về hai cực của tế bào
Câu 3:
Lai phân tích là phép lai giữa một cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với một cá thể mang tính trạng lặn. ( 0.5đ )
Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì các thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp trội, còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. ( 0.5đ )
Câu 4: ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – T, G – X( hoặc ngược lại) ( 0.75đ )
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong hai mạch mới có một mạch là của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới. ( 0.75đ )
Câu 5:
Ở F1 thu được toàn thân cao hạt tròn, do đó thân cao, hạt tròn là tính trạng trội so với thân thấp, hạt dài . ( 0,25 đ )
Quy ước gen: (0,25 đ)
A : thân cao ; a : thân thấp .
B : hạt tròn ; b : hạt dài .
Cây lúa thân cao, hạt dài có kiểu gen là: Aabb ( 0,25đ )
Cây lúa thân thấp, hạt tròn có kiểu gen là: aaBB ( 0,25đ )
P: AAbb (thân cao, hạt dài) x aaBB ( thân thấp, hạt tròn ) ( 0,25 đ )
GP: Ab , aB
F1: AaBb ( 0,25 đ )
- Kiểu gen 100% AaBb ( 0,25 đ )
- Kểu hình 100% thân cao, hạt tròn (0,25 đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_1_TIET_SINH_9_DE_2.doc