Đề thi chất lượng học kì II (đề I) môn: Sinh học 9 . Năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 827Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì II (đề I) môn: Sinh học 9 . Năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chất lượng học kì II (đề I) môn: Sinh học 9 . Năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút
PHÒNG GD – ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HKII (ĐỀ I)
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG Môn: Sinh học 9 . 
GV: Nguyễn Thị Minh Hương Năm học: 2015- 2016.
 Thời gian làm bài: 60 phút.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Câu 1: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng chất gì để kích thích mô sẹo phân hóa?
A. Hoocmon sinh dục
B. Hoocmon sinh trưởng
C. Hoocmon tăng trưởng
D. Enzim.
Câu 2: Trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của:
A. Động vật
B. Thực vật
C. Người
D. Vi khuẩn hoặc virut.
Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:
A. Giao phấn xảy ra ở thực vật
B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật
C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 4: Ưu thế lai là hiện tượng:
A. Con lai có tính chống chịu kém hơn bố mẹ.
B. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
C. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
D. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
Câu 5: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
A. Khả năng cơ thể
B. Giới hạn sinh thái
C. Sức bền của cơ thể
D. Tác động sinh thái.
Câu 6: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm cây ưa ẩm:
A. Cây rêu, cây dương xỉ
B. Cỏ lạc đà
C. Cây mía
D. Cây hướng dương
Câu 7: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch:
A. Tảo và nấm sống với nhau thành địa y
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
C. Cáo đuổi bắt gà
D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 8: Tập hợp dưới đây không phải của quần thể là:
A. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
B. Các con sói trong một khu rừng
C. Các con ong mật trong một vườn hoa
D. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa QTSV và QXSV là:
A. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
C. Tập hợp nhiều QTSV
D. Gồm các sinh vật khác loài.
Câu 10: Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân hóa học gây ra ô nhiễm môi trường?
A. Các khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp
B. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông
C. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng
D. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng.
Câu 11: Người bị hội chúng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng?
A. 46 chiếc B. 47 chiếc
C. 45 chiếc D. 44 chiếc.
Câu 12: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là:
A. Cây có phiến to, rộng và dầy
B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
C. Cây biến dạng thành thân bò
D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm) 
 Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, ếch, gà, rắn, cáo, dê, vi khuẩn, hổ, châu chấu, diều hâu. Trong lưới thức ăn này loài nào là sinh vật tiêu thụ?
Câu 2: (2,0 điểm) 
 Trình bày đặc điểm của thú cùng loài sống ở vùng lạnh và vùng nóng. Thú thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt hay hằng nhiệt? Kể tên các sinh vật cùng nhóm với thú.
Câu 3: (2,5 điểm) 
 Trình bày các biện pháp chính mà con người sử dụng để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Trong các biện pháp đó thì biện pháp nào được xem là hữu hiệu nhất?
ĐÁP ÁN SINH 9 – HKII - ĐỀ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
B
D
C
D
B
A
C
A
B
B
B
D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm)
- Vẽ đúng lưới thức ăn có đủ các sinh vật (1,5 điểm) 
- Sinh vật tiêu thụ là: Ếch, gà, rắn, cáo, dê, hổ, châu chấu, diều hâu. (1 điểm) 
Câu 2: (2,0điểm) 
- Thú vùng lạnh có bộ lông dày và dài, kích thước cơ thể to. Thú vùng nóng có bộ lông thưa và ngắn, kích thước cơ thể nhỏ. (1 điểm) 
- Thú thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt. Các sinh vật cùng nhóm sinh vật hằng nhiệt với thú là lớp chim và con người. (1 điểm) 
Câu 3: (2,5 điểm) 
- Các biện pháp: (2,0 điểm) 
 + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
 + Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
 + Bảo vệ các loài SV.
 + Phục hồi và trồng rừng mới.
 + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
 + Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao.
- Trong các biện pháp trên thì biện pháp hạn chế phát triển dân số quá nhanh là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. (0,5 điểm) 
PHÒNG GD – ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HKII (ĐỀ II)
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG Môn: Sinh học 9 . 
GV: Nguyễn Thị Minh Hương Năm học: 2015- 2016.
 Thời gian làm bài: 60 phút.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Câu 1: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng chất gì để kích thích mô sẹo phân hóa?
A. Hoocmon sinh dục
B. Hoocmon sinh trưởng
C. Hoocmon tăng trưởng
D. Enzim.
Câu 2: Trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của:
A. Động vật
B. Thực vật
C. Người
D. Vi khuẩn hoặc virut.
Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:
A. Giao phấn xảy ra ở thực vật
B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật
C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 4: Ưu thế lai là hiện tượng:
A. Con lai có tính chống chịu kém hơn bố mẹ.
B. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ.
C. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ.
D. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
Câu 5: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
A. Khả năng cơ thể
B. Giới hạn sinh thái
C. Sức bền của cơ thể
D. Tác động sinh thái.
Câu 6: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm cây ưa ẩm:
A. Cây rêu, cây dương xỉ
B. Cỏ lạc đà
C. Cây mía
D. Cây hướng dương
Câu 7: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch:
A. Tảo và nấm sống với nhau thành địa y
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
C. Cáo đuổi bắt gà
D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 8: Tập hợp dưới đây không phải của quần thể là:
A. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
B. Các con sói trong một khu rừng
C. Các con ong mật trong một vườn hoa
D. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa QTSV và QXSV là:
A. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
C. Tập hợp nhiều QTSV
D. Gồm các sinh vật khác loài.
Câu 10: Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân hóa học gây ra ô nhiễm môi trường?
A. Các khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp
B. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông
C. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng
D. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng.
Câu 11: Người bị hội chúng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng?
A. 46 chiếc B. 47 chiếc
C. 45 chiếc D. 44 chiếc.
Câu 12: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là:
A. Cây có phiến to, rộng và dầy
B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
C. Cây biến dạng thành thân bò
D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm) 
 Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
Câu 2 : (2,0 điểm) 
 Ánh sáng có ảnh hưởng tới thực vật như thế nào? Nêu sự khác nhau về hình thái của cây sống nơi quang đãng và cây sống trong bóng râm.
Câu 3: (2,5 điểm) 
Sinh vật khác loài sống chung có những mối quan hệ nào ? Cho ví dụ trong từng mối quan hệ ?
ĐÁP ÁN SINH 9 – HKII - ĐỀ II
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
B
D
C
D
B
A
C
A
B
B
B
D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm) 
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.(1 điểm) 
- Tác nhân chủ yếu: (1,5 điểm) 
 + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
 + Ô nhiễm do các hóa chất bảo vệ TV và chất độc hóa học.
 + Ô nhiễm do các chất thải rắn.
 + Ô nhiễm do các chất phóng xạ. 
 + Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Câu 2 : (2,0 điểm) 
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của thực vật: làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý như quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau: Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng
- Đặc điểm:
 + Cây sống nơi quang đãng có thân thấp, to, phân nhiều cành. Phiến lá nhỏ, dày, màu xanh nhạt.
 + Cây sống trong bóng râm có chiều cao bị hạn chế. Phiến lá to, mỏng, màu xanh thẫm.
Câu 3: (2,5 điểm) Mỗi ví dụ đúng 0,25 điểm
- Quan hệ hỗ trợ:
 + Cộng sinh
 + Hội sinh
- Quan hệ đối địch:
 + Cạnh tranh
 + Kí sinh
 + SV ăn SV

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKII S9.doc