Ngày soạn: 06/04/2016 Ngày kiểm tra: /5/2016 Tuần: 36; Tiết PPCT: 72 KIỂM TRA: HỌC KÌ II MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8 Thời gian làm bài: 45 phút 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Chương 4: Ôxi – không khí (10 tiết) - Nêu được một số định nghĩa. - Giải thích hiện tượng về sự cháy. Chương 5: Hiđro và nước (11 tiết) - Gọi tên và viết công thức hóa học của một số axit, bazơ, muối. - Giải được bài tập tính theo PTHH dạng đơn giản và dạng có chất dư Chương 6: Dung dịch (5 tiết) - Tính nồng độ phần trăm của dung dịch. - Tính nồng độ mol của dung dịch, thể tích dung dịch. b. Về kỹ năng: - Viết đúng công thức hóa học. - Chuyển đổi công thức tính, tính toán hóa học. - Giải được bài tập tính theo PTHH đơn giản và có chất dư. c.Về thái độ: - Giáo dục học sinh tính tự giác khi làm bài. - Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh. 2. Chuẩn bị: a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức các chương 4, 5, 6. b. Chuẩn bị của giáo viên: + MA TRẬN ĐỀ Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Chương 4: Ôxi – không khí; ( 10 tiết) Nêu được các định nghĩa: sự oxi hóa, oxit, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy Giải thích được hiện tượng về sự cháy của một chất trong không khí và một chất cháy trong oxi. Số câu Số điểm Tỉ lệ:% Câu 1 2 điểm (20%) Câu 5 1 điểm (10%) 2 câu 3 điểm (30%) Chương 5: Hiđro và nước ( 11 tiết) Gọi được tên và viết được công thức hóa học của một số axit, bazơ, muối. Giải được bài tập tính theo PTHH dạng đơn giản và dạng có chất dư Số câu Số điểm Tỉ lệ:% Câu 2 2 điểm (20%) Câu 4 3 điểm (30%) 2 câu 5 điểm (50%) Chương 6: Dung dịch (5 tiết) Áp dụng được công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch (có chuyển đổi công thức tính) Số câu Số điểm Tỉ lệ:% Câu 3 2 điểm (20%) 1 câu 2 điểm (20%) Tổng số câu Tổng số điểm Tổng (%) 2 câu 4 điểm 40 % 1 câu 2 điểm 20% 1 câu 3 điểm 30% 1 câu 1 điểm 10% 5 câu 10 điểm 100% + ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu các định nghĩa sau: oxit, sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Câu 2: (2 điểm) a. Hãy gọi tên các hợp chất có công thức sau đây: H2SO4, HNO3, Ca(OH)2, NaCl. b. Hãy viết công thức hóa học của các muối có tên sau đây: Canxi clorua, Kali nitrat, Sắt (III) sunfat, Natri đihiđrophotphat. Câu 3: (2 điểm) Em hãy: a. Tính nồng độ phần trăm của 80 gam dung dịch NaCl có hòa tan 20 gam NaCl. b. Tính nồng độ mol của 100 ml dung dịch có hòa tan 0,5 mol CuSO4. c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M có chứa 20 gam NaOH. Câu 4: (3 điểm) Để điều chế khí hiđro ở phòng thí nghiệm, người ta cho 13 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. a. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc). b. Nếu cho toàn bộ lượng khí hiđro trên ở đktc khử 0,15 mol CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng kim loại đồng tạo thành. Câu 5: (1 điểm) Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi. (H = 1; Zn = 65; Cl= 35,5; O = 16; Cu= 64; Na=23) + ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. - Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 a. Gọi tên mỗi chất: H2SO4 - axit sunfuric HNO3 - axit nitric. Ca(OH)2 - canxi hiđroxit NaCl - Natri clorua b. Công thức hóa học của muối (theo thứ tự) CaCl2 KNO3 Fe2(SO4)3 NaH2PO4 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1 điểm (Mỗi công thức đúng được 0,25 điểm) 3 a. Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl: C%NaCl = 20 x 100% : 80 = 25% b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4: CM = 0,5/0,1= 5M ( đổi 100 ml = 0,1 lit) c. - Số mol NaOH: 20 : 40 = 0,5 (mol) - Thể tích dung dịch NaOH : 0,5 / 0,2 = 2,5 (lít) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 4 a. Số mol của kẽm là: nZn = m : M = 13 : 65 = 0,2 mol Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 1mol 1mol 0,2mol 0,2mol Thể tích khí hiđro là: VH2 = n.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít) b. Do ta có 0,15 < 0,2 nên H2 dư, tính lượng Cu theo CuO Ta có phương trình: t0 H2 + CuO → H2O + Cu 1mol 1mol 1mol 0,15 mol 0,15mol Vậy khối lượng đồng là: mCu = n.M = 0,15.64 = 9,6 (gam) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 5 Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi vì: - Trong không khí thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi nên diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. - Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn. 0,5 điểm 0,5 điểm 3. Tiến trình tổ chức kiểm tra: a. Ổn định lớp: b. Tổ chức kiểm tra: - Phát đề. - Thu bài KT c. Dặn dò d. Rút kinh nghiệm hoặc bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân (qua góp ý) .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. BGH duyệt Người ra đề Đỗ Phương Thảo Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2015 – 2016 Trường THCS Bình Giang Môn: Hóa Khối: 8 Lớp 8/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: ................................... Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu các định nghĩa sau: oxit, sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Câu 2: (2 điểm) a. Hãy gọi tên các hợp chất có công thức sau đây: H2SO4, HNO3, Ca(OH)2, NaCl. b. Hãy viết công thức hóa học của các muối có tên sau đây: Canxi clorua, Kali nitrat, Sắt (III) sunfat, Natri đihiđrophotphat. Câu 3: (2 điểm) Em hãy: a. Tính nồng độ phần trăm của 80 gam dung dịch NaCl có hòa tan 20 gam NaCl. b. Tính nồng độ mol của 100 ml dung dịch có hòa tan 0,5 mol CuSO4. c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M có chứa 20 gam NaOH. Câu 4: (3 điểm) Để điều chế khí hiđro ở phòng thí nghiệm, người ta cho 13 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. a. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc). b. Nếu cho toàn bộ lượng khí hiđro trên ở đktc khử 0,15 mol CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng kim loại đồng tạo thành. Câu 5: (1 điểm) Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi. (H = 1; Zn = 65; Cl= 35,5; O = 16; Cu= 64; Na=23) Bài làm GIỚI HẠN ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: HÓA - KHỐI 8 I - LÝ THUYẾT 1/ Các định nghĩa ở các bài: 25, 26, 27,33,41. 2/ Không khí - sự cháy 3/ Bài 37 4/ Điều chế khí hiđro trong phóng thí nghiệm. Tính chất hóa học của hiđro.Viết PTHH 5/ Bài 42 II - BÀI TẬP: 1/ Gọi tên và viết CTHH của axit, bazơ, muối. Ví dụ: bài 6/130, 3/132 2/ Bài tập tính theo PTHH đơn giản và có chất dư Ví dụ: 1/75, 4/109, 5/117 3/ Tính C%, CM, chuyển đổi CT tính.
Tài liệu đính kèm: