PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Q.PN TRƯỜNG THCS SÔNG ĐÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: SINH HỌC. Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Cấu tạo và chức năng các bộ phận xương dài? Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ? (3,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) a/ Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? b/ Miễn dịch là gì? Phân loại miễn dịch ? Câu 3: Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch? (1,25 điểm) Câu 4: Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào? (1,25đ) Câu 5: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì? (2 điểm) ĐÁP ÁN: Câu 1: (3.5 điểm) CÁC PHẦN CẤU TẠO CHỨC NĂNG Đầu xương(1.0đ) - Sụn bọc đầu xương(0.25đ) Làm giảm ma sát trong khớp (0.25đ) Mô xương xốp gồm các nang xương (0.25đ) Phân tán lực và tạo ô chứa tủy(0.25đ) Thân xương(1.5đ) Màng xương Giúp xương lớn lên về bề ngang Mô xương cứng Chịu lực Khoang xương Chứa tủy Gặp người tai nạn gãy xương cẳng tay, ta sơ cứu và băng bó như sau : - Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. (0.5đ) - Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. (0.5đ) Câu 2: (2.0 điểm) a/ * Máu gồm những thành phần: (1.0 đ) - Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích - Tế bào máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu * Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.(0.5 đ) - Miễn dịch: là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.(0.5 đ) Câu 3: (1.25 điểm) - Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch: (0.5 đ) + Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật. + Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn - Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch: (0.5 đ) + Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, không sử dụng các chất kích thích, tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ. + Cần kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật... - Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp. (0.25 đ) Câu 4: (1.25 điểm) Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.(0.25 đ) * Sự trao đổi khí ở phổi: (0.5 đ) - Nồng độ oxi ở phế nang cao hơn nồng dộ oxi ở mao mạch máu nên oxi từ phế nang khuyếch tán vào mao mạch máu. - Nồng độ cacbôncic mao mạch máu cao hơn ở phế nang nên cacbônic khuyếch tán từ máu vào phế nang. * Trao đổi khí ở tế bào: (0.5 đ) - Nồng độ oxi ở mao mạch máu cao hơn ở tế bào nên oxi khuyếch tán từ máu vào tế bào. - Nồng độ cacbônic ở tế bào cao hơn ở máu nên cacbônic khuyếch tán từ tế bào vào máu. Câu 5: (2.0 điểm) - Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn. - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. - Cần ăn chậm nhai kỹ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014– 2015 Môn: SINH HỌC. Lớp 8 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số điểm ChươngII. Vận động. Câu 1 (2.5 điểm) Câu 1 (1.0 điểm) (3.5 điểm) Chương III. Tuần hoàn. Câu 2 (1.0 điểm) Câu 2 (1.0 điểm) (2.0 điểm) Chương IV. Hô hấp. Câu 3 (1.25 điểm) (1.25 điểm) Câu 4 (1.25 điểm) (1.25 điểm) Chương V. Tiêu hóa. Câu 5 (2.0 điểm) (2.0điểm) Tổng số câu 3 câu 2 câu 1 câu 5 câu 10 điểm Tổng số điểm 4.75 điểm 2.25 điểm 3,0 điểm 100% = 10 điểm 50% 20% 30% 100%
Tài liệu đính kèm: