PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS & THPT VIỆT ANH KIỂM TRA HỌC KÌ I(NH 2014 – 2015) MÔN: LÝ 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1: ( 3,5 điểm) a, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Hãy vẽ một tia sáng SI bất kỳ tới một gương phẳng và tia phản xạ IR tương ứng. Chỉ ra góc tới, góc phản xạ trong hình vẽ đó. b, Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng ? Câu 2: ( 1 điểm) Giải thích hiện tượng Nguyệt thực trong tự nhiên. Câu 3 : ( 2 điểm) Cho vật sáng là mũi tên AB tạo với mặt gương góc 600 ( hình vẽ bên). a, Hãy vẽ ảnh của mũi tên AB tạo bởi gương phẳng. b, Hãy vẽ tia phản xạ của tia sáng AB tới gương. Tính độ lớn của góc tới, góc phản xạ trong trường hợp đó? Câu 4 : (2,5 điểm) a, Lấy 3 ví dụ về nguồn âm. Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? b, Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Hãy giải thích tại sao ta phải làm như vậy? Câu 5: (1,0 đ) Hãy kể tên các môi trường truyền được âm và môi trường không truyền được âm. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Vật lý 7 Câu Nội dung Điểm Câu 1: (3,5 đ) a, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. + Vẽ hình đúng: - Tia sáng SI tới một gương phẳng; Tia phản xạ IR tương ứng. - Chỉ ra góc tới, góc phản xạ trong hình vẽ đó. 0,5 0,5 0,5 0,5 b, Nêu đủ 3 đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng (mỗi ý: 0,5 điểm) 1,5 Câu 2: (1 đ) + Nguyệt thực: Là hiện tương xảy ra vào ban đêm, khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất và Mặt Trăng không được chiếu sáng. Ta nói khi đó có Nguyệt Thực. 1 Câu 3: ( 2,5 đ) a, +Vẽ ảnh đúng nét liền, nét đứt,..... 1 b, + Vẽ đúng vị trí của tia phản xạ là tia IR. ( theo định luật phản xạ a/s hoặc có đường kéo dài đi qua ảnh A’B’) + Ta có : Góc tới AIN = 300 + Góc phản xạ: NIR = AIN ( Theo ĐL phản xạ) => NIR = 300 0,25 0,5 0,25 Câu 4: (2,5 đ) a, HS lấy được 3 ví dụ về nguồn âm Các vật phát ra âm có chung đặc điểm là đều dao động 1 0,5 b, Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Vì khi thổi mạnh thì sẽ làm cho khối khí bên trong và khèn lá sẽ dao động mạnh. => Có biên độ dao động lớn => Âm sẽ pháy ra to. 0,5 0,5 Câu 5: ( 1 đ) - Môi trường truyền được âm là: Môi trường chất rắn, lỏng, khí. - Môi trường không truyền được âm là: Chân không. 0,75 0,25
Tài liệu đính kèm: