Kiểm tra học kì 2 môn thi: Hóa 11

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1260Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 2 môn thi: Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì 2 môn thi: Hóa 11
Kỳ thi: KT HK 2
Môn thi: HÓA 11
Cho: H=1, C=12, O=16, Ca=40, Br=80, Ag=108 
0001: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnH2n, n ≥ 2.	B. CnH2n+2, n ≥1	C. CnH2n-2, n≥ 2.	D. CnH2n-6
0002: Trong các dãy chất sau, dãy chất nào là đồng đẳng của ankan?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14	B. C2H4, C3H8, C4H10, C6H12
C. CH4, C3H8, C4H10, C6H12	D. CH4, C3H6, C4H10, C6H14
0003: Ankan không có loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng thế bởi halogen	B. Phản ứng tách
C. Phản ứng oxi hóa	D. Phản ứng cộng hiđro
0004: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của A là ?
A. C2H6	B. C2H4	C. C4H10	D. C3H8
0005: Thực hiện phản ứng crackinh 11,2 lít hơi isopentan (đktc), thu được hỗn hợp X chỉ gồm các ankan và anken. Trong hỗn hợp X có chứa 7,2 gam một chất Y mà khi đốt cháy thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Hiệu suất phản ứng crackinh isopentan là:
A. 80%	B. 85%	C. 90 %	D. 95%
0006: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2-C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.	B. 3-metylpent-3-en.	C. 3-metylpent-2-en.	D. 2-etylbut-2-en.
0007: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp
A. CH3-CH3.	B. CH2=CH2.	C. CH ≡ CH.	D. CH2=CH-Cl.
0008: Sản phẩm chính của phản ứng cộng: CH2=CH-CH3 + HBr ® (X). CTCT (X) là:
A. BrCH2-CH2-CH3.	B. BrCH2=CH2-CH3.	C. CH3-CHBr-CH3.	D. CH3=CHBr-CH3.
0009: Dẫn các khí (1) etilen; (2) axetilen; (3) but-1-in; (4) butan; (5) but-2-in vào dung dịch AgNO3/NH3. Số chất tạo kết tủa là
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
0010: Hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H4. Tỉ khối của X so với hiđro là 10,4. Thành phần phần trăm thể tích của C2H4 trong hỗn hợp X là:
A. 40%	B. 60%	C. 30%	D. 70%
0011: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm etan và etilen (đktc) vào dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,1 và 0,1.	B. 0,1 và 0,05.	C. 0,12 và 0,03.	D. 0,03 và 0,12.
0012: Cho hỗn hợp khí X gồm : 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,36 mol hiđro đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch nước brom dư, khối lượng bình brom tăng 1,64 gam và hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình brom. Khối lượng của hỗn hợp khí Z bằng bao nhiêu ?
A. 13,26 gam	B. 10,28 gam	C. 9,58 gam	D. 8,2 gam
0013: Tên gọi nào sau đây không đúng với công thức: C6H5 - CH=CH2
A. Stiren	B. Vinylbenzen	C. Etylbenzen	D. Phenyletylen
0014: Tên gọi ứng với công thức : C6H5 – CH3 là :
A. Benzen	B. Stiren	C. Toluen	D. Etylbenzen
0015: Cho 1 mol Toluen + 1 mol Br2 X. X là:
A. C6H5CH2Br	B. p-BrC6H4CH3.	C. o-BrC6H4CH3	D. m-BrC6H4CH3
0016: Để phân biệt: benzen, stiren, toluen bằng một thuốc thử, có thể dùng:
A. nước brom	B. dung dịch KMnO4	C. dung dịch KOH	D. dd AgNO3/NH3
0017: Cho 7,8 g benzen tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 12,56 g brombenzen. Hiệu suất brom hóa đạt:
A. 80%.	B. 70%.	C. 85%.	D. 65%
0018: Đốt cháy một ancol X thu được . Kết luận nào sau đây là đúng nhất ?
A. X là ancol đơn chức .	B. X là ancol đa chức.
C. X là ancol no, mạch hở .	D. X là ancol đơn chức, mạch hở .
0019: Danh pháp thay thế của CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 là
A. 2-metylbutan-3-ol	B. 3-metylbutan–2-ol	C. 1,2-đimetylpropan-1-ol	D. 2-metylpropan-1-ol
0020: Cho các chất: Na, NaOH, Br2, CuO, O2. Số chất phản ứng được với ancol etylic là:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
0021: Ứng với công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân thơm tác dụng với cả Na và NaOH:
A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
0022: Cho sơ đồ phản ứng sau: Tinh bột → Glucozơ → X → Anđehit axetic.
Tên gọi của X là:
A. Etan	B. Eten	C. Etin	D. Ancol etylic
0023: Cho m gam phenol tác dụng với dung dịch Br2 vừa đủ thì thu được 33,1 gam 2,4,6-tribromphenol. Giá trị của m là:
A. 9,4	B. 15,3	C. 4,9	D. 13,5
0024: Tên gọi của axit có trong giấm ăn là:
A. Axit axetic	B. Axit fomic	C. Axit lactic	D. Axit benzoic
0025: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.	B. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
C. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.	D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.
0026: Cộng H2 vào CH3-CHO thu được sản phẩm là:
A. ancol etylic	B. metanol	C. metanal	D. etanal
0027: Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại khi bị kiến đốt nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Chính là ta đã thực hiện phản ứng hóa học nào sau đây?
A. HCOOH + Ca(OH)2	B. HCOOH + Mg	C. HCOOH + MgO	D. HCOOH + MgCO3
0028: Để phân biệt axit axetic và ancol etylic sử dụng hóa chất nào sau đây ?
A. Na	B. CaCO3	C. Br2	D. KMnO4
0029: Cho 50,0g dung dịch andehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 (đủ) thu được 21,6g Ag kết tủa. Nồng độ % của andehit axetic trong dung dịch đã dùng là
A. 8,8%	B. 10,0%	C. 17,6%	D. 35,2%
0030: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 55%	B. 50%	C. 62,5%	D. 75%

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA_GOC_Ch(TonDucThang)_ktrahk2_11_1415.doc