Kiểm tra học kì 1 năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì 1 năm học: 2014 - 2015 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ DỰ BỊ
(Đề thi có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 7 
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét theo nội dung trong bảng dưới đây:(2 đ)
 Đặcđiểm
Động vật
Kích thước (so với hồng cầu)
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi
ký sinh
Tác hại
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Câu 2: : Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh (1,5 đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về kích thước, môi trường sống và tập tính của các động vật ngành Thân mềm? (1,5 đ)
Câu 4: Nêu vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh. (2 đ)
Câu 5: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? (1,5đ)
Câu 6: Chú thích hình Cấu tạo trong giun đũa cái. (1,5đ)
 ---Hết ----	
-
 Học sinh không được sử dụng tài liệu
 Giám thị không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM KTHKI Sinh 7/14-15
ĐỀ DỰ BỊ
Câu 1: (2đ)
 Đặc điểm
Động vật
Kích thước (so với 
hồng cầu)
Con đường truyền 
dịch bệnh
Nơi
ký sinh
Tác hại
Trùng kiết lị
Lớn hơn
(0,25đ)
Qua đường tiêu hóa
(0,25đ)
Thành ruột non của người
(0,25đ)
- Viêm loét ruột non
- Nạn nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày(0,25đ)
Trùng sốt rét
Nhỏ hơn
(0,25đ)
Qua muỗi Anophen truyền vào máu người
(0,25đ)
Máu người, thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen(0,25đ)
- Phá vỡ hồng cầu 
- Sốt cách nhật
(0,25đ)
Câu 2: (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Cấu tạo: Tiêu giảm lông bơi và mắt; có giác bám phát triển; có cơ vòng, cơ dọc và cơ lưng – bụng phát triển
- Cơ quan tiêu hóa phát triển (hầu khỏe hút nhiều chất dinh dưỡng, ruột phân nhánh
- Tăng cường cơ quan sinh sản: đẻ nhiều trứng, thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng
Câu 3: (1,5đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
- Khác nhau về kích thước như: ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ) chỉ nặng vài chục gam, loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn
- Khác nhau về môi trường sống: ốc sên sống ở cạn, mực sống ở biển, trai sông sống ở nước ngọt
- Khác nhau về tập tính: bò chậm chạp như ốc sên, di chuyển tốc độ nhanh như mực nang, mực ống
Câu 4: (2đ) Mỗi ý đúng và cho ví dụ đầy đủ được 0,5đ
- Là thức ăn của giáp xác nhỏ : cá: trùng giày, trùng roi xanh, trùng biến hình.
- Làm trong sạch môi trường nước: trùng roi, trùng giày. 
- Giúp xác định tuổi địa tầng và tài nguyên khoáng sản: trùng lỗ.
- Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét, cầu trùng.
Câu 5: (1,5đ)
- Hệ tuần hoàn làm nhiệm vụ phân phối chất dinh dưỡng và cung cấp Oxi đến các tế bào (0,5đ)
- Ở sâu bọ, việc cung cấp Oxi đến từng tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm (0,5đ)
- Vì thế, hệ tuần hoàn trở nên đơn giản, chỉ gồm 1 dãy tim hình ống nằm ở lưng, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.(0,5đ)
Câu 6: (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ
1. Lỗ miệng
2. Hầu
3. Lỗ sinh dục cái
4. Ruột
5. Tuyến sinh dục
6. Hậu môn

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh DU BI 7B HKI 14-15.doc