Trường THCS Vĩnh Khánh KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Vật lí 8 ---o0o--- I. Mục tiêu: - Nhằm củng cố đánh giá lại các kiến thức mà học sinh đã học. - Vận dụng các kiến thức đó để trả lời các câu hỏi đưa ra của giáo viên. II. Chuẩn bị: - Đề kiểm tra theo mức độ học sinh. - Ma trận của đề. - Đáp án. - Mức độ đề gồm: 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận. III. Ma trận của đề: 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) 1. Chuyển động cơ học 4 3 2,1 1,9 13,1 11,9 2. Lực – cơ 3 3 2,1 0,9 13,1 5,6 3. Áp suất 9 6 4,2 4,8 26,3 30,0 Tổng 16 12 8,4 7,6 52,5 47,5 2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ Nội dung Trọng số Số lượng câu (Chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Tổng số TN TL 1. Chuyển động cơ học 13,1 1,7 = 2 2 (1.0) Tg: 4’ 1.0 Tg: 4’ 2. Lực - cơ 13,1 1,7 = 2 1 (0.5) Tg:2’ 1 (1.5) Tg: 7’ 2.0 Tg: 9’ 3. Áp suất 26,3 3,4 = 3 2( 1.0) Tg: 4’ 1 (1.75) Tg: 6’ 2.75 Tg: 10’ 1. Chuyển động cơ học 11,9 1,5 = 1 1 (0.5) Tg:3’ 1 (0.5) Tg:3’ 2. Lực- cơ 5,6 0,7 = 1 1 (0.5) Tg:2’ 1 (0.5) Tg: 2’ 3. Áp suất 30,0 3,9 = 4 3 (1.5) Tg: 7’ 1 (1.75) Tg:10’ 2 (3.25) Tg:17’ Tổng 100 13 10 (5.0) Tg: 22’ 3 (5.0) Tg: 23’ 10 Tg: 45’ BẢNG MA TRẬN ĐỀ A: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Chuyển động cơ học 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ 2. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 3. Vận dụng được công thức tính tốc độ . Số câu hỏi 1 C1: 1 1 C2:2 1 C3:3 3 Số điểm 0.5 0.5 0.5 1.5 (15%) 2. Lực – Quán tính 4. Nêu được lực là một đại lượng vectơ. 5. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lăn , nghỉ 6. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. Số câu hỏi 1 C4: 4 1 C5: 1TL 1 C6: 5 3 Số điểm 0.5 1.5 0.5 2.5 (25%) 3. Áp suất 7. Nêu được áp lực là gì. 8. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. 9. Nêu được điều kiện nổi của vật. 10.Vận dụng công thức tính 11. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 12. Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. 13.Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. Số câu hỏi 1 C7: 6 1 C8: 8 1 C9: 2TL 3 C10: 7 C11:9 C12:10 1 C13: 3TL 7 Số điểm 0.5 0.5 1.75 1.5 1.75 6.0 (60%) TS câu hỏi 3 2 2 5 1 13 TS điểm 1.5 1.0 3.25 2.5 1.75 10 (100% TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _________________ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2015 – 2016 MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. Phần trắc nghiệm: (5.0 điểm) Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi Câu 2. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: A. km/h; m/s B. m.s; km.h C. km/s;m/h D. s/m; km.h Câu 3. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 100 km. Tính vận tốc của ô tô A. v = 100 km/h B. v = 800 km/h C. v = 1000 km/h D. v = 50 km/h Câu 4. Lực là một đại lượng vec tơ vì: A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều Câu 5. Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động, bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe thế nào? A. Đột ngột giảm tốc độ B. Đột ngột tăng tốc độ C. Đột ngột rẽ sang trái D. Đột ngột rẽ sang phải Câu 6. Áp lực là gì? A. Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Là lực tác dụng lên mặt bị ép C. Là trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng D. Là lực tác dụng lên vật chuyển động Câu 7 Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,5m2. Áp suất lên mặt đất là bao nhiêu A. p= 15000 N/m2 B. p= 30000 N/m2 C. p= 45000 N/m2 D. p= 67500 N/m2 Câu 8. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ dài của các nhánh bằng nhau Câu 9. Khi khui lon sữa một lỗ, sữa khó chảy hơn là khi khui hai lỗ vì: Để không khí tràn vào hộp sữa tạo áp suất lớn đẩy sữa ra ngoài Sữa đặc nên khó chảy Vì thói quen Không có tác dụng gì cả Câu 10. Một vật có thể tích là 0,5m3 nhúng vào trong nước. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật đó? Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3 A. FA= 50 N B. FA= 500 N C. FA= 5000 N D. FA= 50000 N B. Tự luận: ( 5, 0 điểm) Câu 1 (1.5 điểm): Trong các trường hợp dưới đây, loại lưc ma sát nào đã xuất hiện? Kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm (như bao xi măng, các linh kiện) di chuyển cùng với băng truyền tải Một quả bóng lăn trên mặt đất Câu 2 (1.75 điểm): Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống, hoặc lơ lửng. Lấy ví dụ Câu 3 (1.75 điểm): Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180 m. Biết rằng trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. a)Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu lúc ở độ sâu trên là bao nhiêu? b) Nếu tàu lặn thêm 20 m nữa. Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là bao nhiêu? -HẾT- TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _________________ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM - NH 2015 – 2016 MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. Phần trắc nghiệm: ( 0.5 điểm/câu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A D D C A B B A C B. Phần tự luận: Câu 1: ( Mỗi câu nêu đúng lực ma sát được 0,5 điểm) Kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa hộp gỗ và mặt bàn xuất hiện lực ma sát trượt Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm (như bao xi măng,) di chuyển cùng với băng truyền tải, giữa các sản và băng truyền tải xuất hiện lực ma sát nghỉ. Một quả bóng lăn trên mặt đất, giữa quả bóng và mặt đất xuất hiện lực ma sát lăn Câu 2: - Một vật nhúng trong chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: + Vật chìm xuống khi: FA < P. ( 0.5 điểm) + Vật nổi lên khi: FA > P. ( 0.5 điểm) + Vật lơ lửng khi: FA = P ( 0.5 điểm) - Ví dụ: một miếng thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả vào nước lại chìm, gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi ( 0.25 điểm) Câu 3: Giải h = 180 m a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu lúc ở h’= 180+ 20 = 200 m 180 m d = 10300 N/m3 p1 = d.h (0.5 điểm) a) p1=? N/m2 = 10300. 180 = 1854000 N/m2 (0.5 điểm) b) p2=? N/m2 b) Áp suất tác dụng lên mặt ngoại của thân tàu lúc tàu lặn thêm 20 m p2 = d.h’ (0.25 điểm) = 10300. 200 = 2060000 N/m2 (0.5 điểm) ĐS: p1 = 1854000 N/m2 p2 = 2060000 N/m2 ( Kết quả đúng sai đơn vị trừ 0.25 )
Tài liệu đính kèm: