Đề thi học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý khối 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 784Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý khối 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ II năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý khối 8 thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS HIẾU PHỤNG 
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016
 Môn: Vật Lý khối 8
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0,25 điểm
 Câu 1.Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất?
 A. Oat (W) B. Niu tơn(N) C. Jun(J) D. mét(m)
 Câu 2. Hai dạng của cơ năng là:
 A. Thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi. B. Thế năng và động năng.
 C. Động năng và thế năng trọng trường. C. Động năng và thế năng đàn hồi.
Câu 3 Công thức tính công suất là.
 A. = F.s B. = A.t C. = D. 
Câu 4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? 
 A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Sự tạo thành gió 
 C. Qủa bóng bay dù buột thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. D. Đường tan vào nước.
Câu 5. Một viên đạn đan bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em biết?
 A. Động năng. B. Thế năng C. Động năng và thế năng. D. Động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 6. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.
Câu 7. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta có hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
 A. V = 100cm3 B. V >100cm3 C. V <100cm3 D. Một kết quả khác.
Câu 8. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra ở?
 A. Rắn, lỏng B. Lỏng, khí C. Rắn, khí, lỏng D. Chân không.
Câu 9. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng cách nào?
A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D. Cả ba ý đều đúng.
Câu 10. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để nhiệt độ tăng từ 200C đến 500C là bao nhiêu?
 A. 57000kJ B. 57000J C. 5700J D. 5700kJ
Câu 11. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
 A. Khối lượng của vật. 	 B. Trọng lượng của vật. 
 C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật
Câu 12. Trong các cách sắp xếp chất dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn cách nào là đúng?
A Đồng, thủy ngân, nước, không khí. B. Đồng, nước, thủy ngân , không khí.
C.Không khí, nước, thủy ngân, đồng 	 D. Không khí, thủy ngân, nước, đồng.
II. Tự luận( 7 điểm):
Câu 1( 1,5 đ). Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học? Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
Câu 2( 1 đ). Tại sao quả bóng bay hoặc quả bóng cao su được bơm căng, dù có buột thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần theo thời gian?
Câu 3( 2đ). Một con ngựa kéo xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4500m trong 30 phút. 
 a. Tính công của lực kéo của con ngựa.
b. Tính công suất trung bình của con ngựa.
Câu 4. (2,5đ). Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C (chỉ coi miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau). Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.
 a. Tính nhiệt lượng tỏa ra của miếng đồng. b. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM(mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
A
B
D
B
D
B
C
B
C
B
D
A
TỰ LUẬN(7 ĐIỂM)
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
- Phát biểu đúng.
- Viết đúng công thức.
- Nêu đúng ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng.
 0.5 đ
 0.5 đ
 0.5 đ
Câu 2 
-Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách
- Các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho quả bóng cứ ngày một xẹp dần.
 0,5 đ
 0,5đ
Câu 3 
 Công thực hiện của con ngựa
A = F.s = 80 . 4500 = 360000 (J) 
Công suất trung bình của con ngựa
 1đ
 1đ
Câu 4 
a. Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ 800C xuống 200C là:
 Q1 = m1c1( t1 – t ) = 0,5.380.( 80 – 20 ) = 11400(J)
b. Nhiệt lượng nước thu vào là:
	Q2 = m2.c2. rt2	 
 Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
	Q1 = Q2	 
 m2.c2. rt2 = 11400J
 0,5.4200. rt2 = 11400J 
 rt2 = 5,43oC 
 Trả lời: a. Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là 11400J
 b. Nước nóng thêm 5,430C 
( 1 điểm)
(0,5 điểm)
(0,25điểm )
( 0,25 điểm)
(0,5điểm)
 ------Học sinh có cách giải khác đúng đạt điểm tương tự-----

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI LÍ 8 HK II 15- 16.doc