Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1076Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Vật Lý lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm). Chọn đáp án đúng nhất	
Câu 1 (0,5 điểm). Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?
 A. Ô tô chuyển động so với người lái xe B. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
 C. Ô tô chuyển động so với mặt đường. D. Ô tô đứng yên so với ghế xe. 
Câu 2 (0,5 điểm). Hải đi từ nhà đến trường hết 20 phút, giả sử trên suốt quãng đường Hải đi với vận tốc không đổi bằng 12 km/h. Quãng đường từ nhà Hải đến trường là :
 A. 240 m 	 B. 2400 m	C. 4000 m 	D. 400 m.
Câu 3 (0,5 điểm). Một áp lực 600N gây ra áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn:
 A. 2000 cm2 	B. 200 cm2 	C. 20 cm2 	D. 2 cm2 
Câu 4 (0,5 điểm). Xe khách đang chuyển động đột ngột phanh gấp, do quán tính, hành khách trên xe bị:
 A. Nghiêng người sang trái. B. Nghiêng người sang phải.
 C. Ngả người về phía trước. 	 D. Ngả người về phía sau. 
Câu 5 (0,5 điểm). Càng lên cao thì áp suất khí quyển
 A. Càng tăng B. Càng giảm 	 C. Không thay đổi D. Có lúc tăng, lúc giảm. 
Câu 6 (0,5 điểm). Nhúng ngập hai quả cầu: một bằng sắt, một bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào nước. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu.
 A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào hai quả cầu đều bằng 0 (N).
 B. Quả cầu sắt chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
 C. Quả cầu nhôm chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn. 
 D. Bằng nhau và khác 0 (N).
II. Tự luận (7 điểm). Trình bày lời giải hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây
Câu 7 (2,5 điểm). Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25 giây. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường dài 50m trong 20 giây rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên từng quãng đường và trên cả hai đoạn đường ?
Câu 8 (4,0 điểm). Một quả cầu thép đặc thể tích 20dm3 được nhúng chìm vào nước. 
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của thép là 78000N/m3.
 a) Quả cầu chịu tác dụng của những lực nào ? Chỉ rõ phương, chiều của các lực đó.
 b) Tính lực đẩy của nước tác dụng lên quả cầu. 
 c) Quả cầu nổi hay chìm ? Tại sao ?
Câu 9 (0,5 điểm). Một quả cầu nhôm có trọng lượng 2,187N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bao nhiêu rồi hàn kín lại để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước ? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của nhôm là 27000N/m3.
--------------Hết-------------
	Họ và tên:..........................................................................SBD:...............................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÝ 8
I. Phần trắc nghiệm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
A
C
B
D
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Phần tự luận.
Câu
Nội dung
Điểm
7
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường dốc:
vtb1 =
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường sau:
vtb2 =
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả hai quãng đường :
vtb =
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
8
a) Quả cầu chịu tác dụng của các lực:
- Trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Lực đẩy Ác si mét FAcó phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
b) Thể tích quả cầu V = 20dm3 = 0,02m3 
Vì nhúng chìm quả cầu vào nước nên thể tích nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật: Vcc= V= 0,02m3 
Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật là: 
FA = dn.Vcc = 10000´0,02 = 200 N 
c) Quả cầu chìm vì làm bằng thép có trọng lượng riêng 78000N/m3lớn hơn trọng lượng riêng của nước 10000N/m3 
1,0 điểm
0,5 điểm
 0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
9
- Thể tích quả cầu lúc đầu V = 
Gọi thể tích quả cầu sau khi bị khoét là V1 (m3) 
Trọng lượng quả cầu khi đó P’ = V1.dc = 27000.V1(N)
Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật là: 
FA = dn.V = 10000.8,1.10-5 = 0,81N
Để quả cầu lơ lửng trong nước thì FA = P’
=> 0,81 = 27000.V1
=>V1= 0,6:27000 = 2.10-5 (m3) 
Thể tích phần bị khoét là V - V1 = 5,4.10-5 - 2.10-5 = 3,4.10-5 (m3)
0,25điểm
0,25điểm
Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm.
 - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_KT_hoc_ki_1.doc