Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 11 - Tiết 11 : Áp suất khí quyển “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 11 - Tiết 11 : Áp suất khí quyển “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 11 - Tiết 11 : Áp suất khí quyển “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”
Ngày soạn: 28 /10/2012 Tuần 11
Ngày dạy: 29 /10/2012
Tiết 11 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
“Tích hợp GDBVMT”
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2/ Kỹ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
3/ Thái độ: Tập trung, phát triển tư duy trong học tập
II/ Chuẩn bị: 
* HS: Mỗi nhóm : 1 ống thuỷ tinh dài 10 à 15 cm, S = 2 -3 mm2, 1 cốc nước., 1 bịch nilong, 1 ống hút, dụng cụ TN H9.4
*GV: 1 cốc nước, giấy không thấm nước
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (7’)
1/ Kiểm tra bài cũ :
+ Các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ntn?
+ Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?
2/ Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: làm TN như hình 9.1 SGK
? khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? Vì sao
àĐể biết được câu trả lời chính xác ta vào bài hôm nay
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển. (18 phút)
- GV: Cho 1 hs đứng lên đọc phần thông báo ở sgk
GV: Trái Đất được bao bọc bời một lớp không khí dày tới hàng ngàn kilomet
? Không khí có trọng lượng không? 
? Không khí có gây áp suất lên các vật trên TĐ không? Áp suất này gọi là gì?
- GV: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương
* Tích hợp GDBVMT: 
- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nan của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- GV: giới thiệu TN như hình 9.2, yc 1 HS lên làm TN
? Em hãy giải thích tại sao vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?
- GV: yc HS làm TN2
?Nước có chảy ra ngoài không? Tại sao? 
- GV: Nếu bỏ ngón tay bịt ra thì nước có chảy ra ngoài không? Tại sao? 
- GV: yc HS làm TN 3
? Em hãy giải thích tại sao lại như vậy? 
Hoạt động 3: Vận dụng.(15 phút)
- GV: Em hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài? (C8)
- GV: yc HS hoạt động nhóm: nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển? (C9)
- GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C12.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (5’)
- GV: + Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất nào?
+ Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
- GV: yc HS đọc phần “có thể em chưa biết” 
- GV: HDVN
+ Học ghi nhớ 1, tìm ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển
+ Làm các BT trong SBT
+ Chuẩn bị bài: Lực đẩy Áscimet
- Ổn định lớp – báo cáo sĩ số .
- HS: quan sát
- HS trả lời
I- Sự tồn tại của áp suất khí quyển
1/ Thí nghiệm 1:
- HS: đọc phần thông báo ở sgk
- HS: lắng nghe và trả lời
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương
- Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cấn tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình oxi
- HS: Quan sát, làm TN 1 và trả lời C1:
C1: Vì khi hút hết không khí trong hộp ra thì áp suất không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía
- HS: làm TN theo nhóm và trả lời C2
C2: Nước không chảy được ra ngoài vì áp suất khí quyển đẩy từ dưới lên lớn hơn trọng lượng cột nước.
- HS: quan sát và trả lời C3
C3: Nước chảy ra khỏi ống vì khi đó áp suất khí quyển cân bằng ở mặt trên và mặt dưới của cột nước và nước chảy ra do trọng lượng của cột nước
- HS: làm TN theo nhóm và trả lời C4
C4: Khi hút hết kk trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó quả cầu còn chụi tác dụng của áp suất khí quyển tới mọi phía làm 2 bán cầu kẹp chặt vào nhau
III-Vận dụng
- HS trả lời C8
C8: Nước không chảy xuống được vì áp suất khí quyển lớn hơn trọng lượng cột nước.
- HS: hoạt động nhóm trả lời C9
C9: 1/ Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được, bẻ cả hai đầu ống, thuốc chảy ra dễ dàng. 
2/ Uống nước bằng ống hút: khi hút ta làm giảm áp suất ở đầu hút. Áp suất khí quyển tác dụng lên mặt nước đẩy nước theo ống lên miệng
3/ Tác dụng của ống nhỏ giọt, tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp ấm trà,
- HS trả lời C12
C12: Vì độ cao của lớp khí quyển không xác đinh được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao
- HS trả lời câu hỏi của GV
- HS đọc phần “có thể em chưa biết”
- HS lắng nghe
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc