Kiểm tra chất lượng học kỳ II đề thi môn: Hóa học – lớp 12 – THPT

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ II đề thi môn: Hóa học – lớp 12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ II đề thi môn: Hóa học – lớp 12 – THPT
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
 TRƯỜNG THPT VIỆT LÂM NĂM HỌC 2015-2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: HÓA HỌC – Lớp 12 – THPT
 Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài : 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
Mã đề thi: 123
 Số câu trắc nghiệm 40
 Họ tên thí sinh:SBD: ..................
 Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1, Li =7, Be =9, C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31, S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88, Ag=108; Ba = 137, Pb=207.
Nito trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. NH4Cl 	B. NH3 	C. N2 	D. HNO3
Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Mg 	B. Al 	C. Zn 	D. Cu
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X (ZX <20) có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái đơn chất X không tác dụng với F2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô số 14, chu kì 3, nhóm VIA 	B. Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
C. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA 	D. Ô số 8, chu kì 2, nhóm IVA
Cho 6,5g bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 3,2 	B. 5,6 	C.12,9 	D. 6,4
Cho 10g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 	B. 3,36 	C. 2,8 	D. 2,24
Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là:
A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.	B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.	D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4
Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe2(SO4)3 	B. CuSO4 	C. HCl 	D. MgCl2
Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Zn(OH)2 	B. Ba(OH)2 	C. Fe(OH)2 	D. Cr(OH)2
Khử hoàn toàn 4,8g CuO bằng CO ở nhiệt độ cao, khối lượng kim loại tạo ra sau phản ứng là :
A. 3,84 	B. 2,4g 	C. 4,0g 	D. 3,2g
Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O	B. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
C. 4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2	D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2 ↑
Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là:
A. Na2CO3 	B. NaOH 	C. NaCl 	D. NaNO3
Trong các kim loại sau. Kim loại dễ bị oxi hóa nhất là:
A. Ca 	B. Fe 	C. K 	D. Ag
Đốt cháy hoàn toàn m gam S trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là:
A. 3,84 	B. 2,56 	C. 3,20 	D. 1,92
Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Muối ăn 	B. Cồn 	C. Giấm ăn 	D. Xút
Cho 4,68g một kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:
A. K 	B. Ba 	C. Ca 	D. Na
Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
 A. 3,5 gam. B. 7,0 gam. C. 5,6 gam. D. 2,8 gam.
Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là
 A. 16. B. 18.	 C. 20.	D. 22.
Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí quyển clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là
 A. Cu. B. Zn.	 C. Fe.	D. Al.
Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
 A. M < X < R < Y.	B. Y < X < M < R.	
 C. Y < M < X < R.	 D. M < X < Y < R.
Dung dịch X có pH 5 gồm các ion NH4+, Na+, Ba2+ và 1 anion Y. Y có thể là anion nào sau đây?
A. CO32-	B. SO42-	C. NO3-	D. CH3COO-
Thổi V ml (đktc) CO2 vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,02M, thu được 0,2g kết tủa.Gía trị V là:
A. 44.8 hoặc 89,6	B. 44,8 hoặc 224	C. 224	D. 44,8
Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5M tối thiểu cần dùng để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột gồm 8,4 gam Sắt và 9,6 gam Đồng? (Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất).
A. 2 lít	B. 3,2 lít	C. 1,5 lít	D. 1,6 lít
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
(c) Cho tinh thể NaNO2 vào dung dịch NH4Cl bão hòa rồi đun nóng
(d) Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl
(e) Đun nóng hỗn hợp gồm NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Số thí nghiệm không sinh ra đơn chất là :
A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH
(b)Cho kim loại Ca vào nước.
(c)Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2
(d)Cho NH4Cl vào dung dịch NaOH
(e)Cho bột Zn vòa dung dịch HNO3
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa- khử là:
A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng giữa F2 và hơi nước sinh ra O2
B. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chìm nó trong dầu hỏa.
C. Đám cháy Mg không thể dùng CO2 để dập tắt.
D. Si ở thể rắn tác dụng được với dung dịch NaOH
Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
 A. 8,96. B. 6,16.	C. 6,72.	D. 10,08.
Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là
 A. 12,18. B. 8,40.	C. 7,31.	D. 8,12.
Cho 0,35 mol bột Cu và 0,06 mol Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,24 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
 A. 52,52 gam. B. 36,48 gam.	C. 40,20 gam.	D. 43,56 gam.
 Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là
A. 6,84 gam.	B. 5,81 gam.	C. 5,13gam.	D. 3,42 gam.
Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion
A. Mg2+; Na+; .	B. Mg2+; Ca2+; ; .
C. K+; Na+, ;.	D. Mg2+; Ca2+; .
Cách làm nào dưới đây không nên làm?
A. Giảm mùi tanh của cá (có metylamin, etylamin...) bằng giấm ăn.
B. Giảm vết sưng hoặc ngứa do ong đốt bằng cách bôi vôi.
C. Dùng than củi để giảm bớt mùi khê cho cơm khi cơm bị khê.
D. Ướp cá biển bằng phân đạm để cá tươi lâu.
Cho dãy các chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Hoà tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68 gam muối khan. Kim loại đã dùng là
A. Ba.	B. Zn.	C. Mg.	D. Fe.
Cho các phản ứng:
(a) Cl2 + NaOH 	(b) Fe3O4 + HCl 
(c) KMnO4 + HCl 	(d) FeO + HCl 
(e) CuO + HNO3 	(f) KHS + KOH 
Số phản ứng tạo ra hai muối là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Hình vẽ bên minh hoạ cho phản ứng nào sau đây?
A. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3­ + NaCl + H2O.
B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl­.
C. C2H5OH C2H4↑ + H2O.
D. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2­.
Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 96,66.	B. 116,64.	C. 105,96.	D. 102,24.
Cho H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa 2,51m gam chất tan. Các chất tan trong dung dịch X là
 A. Na2HPO4, Na3PO4.	B. NaH2PO4, Na2HPO4.	
 C. Na3PO4, NaOH.	D. NaH2PO4, Na3PO4.
Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 45,5.	B. 40,5.	C. 50,8.	D. 42,9.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 40.	B. 37.	C. 38.	D. 39.
Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2, KMnO4) và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích. Biết trong không khí có 80% N2 và 20% O2 theo thể tích. Giá trị của m là
A. 8,77.	B. 8,53.	C. 8,70.	D. 8,91.
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
 A. Cu. B. Zn.	 C. Mg.	 D. Ca.
Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần với giá trị nào sau đây nhất?
 A. 1,91 mol. B. 1,85 mol. C. 1,81 mol. D. 1,95 mol.
Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
 A. 33,3. B. 15,54. C. 13,32. D. 19,98.
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được V lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất N+5, đktc). Giá trị của V là:
 A. 5,60 	B. 6,72	C. 4,48 	D. 2,24
Cho V lít dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 1M và NaOH 0,5M vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch có pH =7. Giá trị của V là:
 A. 0,24 	 B. 0,30 	 C. 0,22 	 D. 0,25
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít khí (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nito có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của X là:
 A. 20,1 	 B. 19,5	 C. 19,6 	 D. 18,2
Nhỏ rất từ từ đến hết 200ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là:
 A. 0,4 	B. 0,1 	C. 0,3 	D. 0,2
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25,8% về khối lượng của X) vào dung dịch H2SO4 loãng, rất dư, thu được dung dịch Y. Biết rằng 1/10 dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 30ml dung dịch KMnO4 0,2M. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
 A. 49,6 	B. 88,8 	C. 44,4 	D. 74,4
Có 3,94g hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4( trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng) thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,021mol một khí duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?
 A. 14,15g 	B. 15,35g	C. 15,78g 	D. 14,58g
Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06mol O2 và 0,03mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc phản ứng thì thu được 53,28g kết tủa (Biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là:
 A. 6,72 	B. 5,60 	C. 5,96 	D. 6,44

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_THPT_quoc_gia_phan_vo_co.doc