Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 đề thi môn ngữ văn thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 đề thi môn ngữ văn thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 đề thi môn ngữ văn thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
MÃ KÍ HIỆU	KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
..	Năm học 2015-2016
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
	Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
	Lưu ý: Đề thi có 2 trang. Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi.
Phần đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4).
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.	
( Trích Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, tập 2, trang 101)
Câu 1( 0,25điểm):Giới thiệu vài nét về tác giả của truyện ngắn Bến quê?
A. Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
B. Nguyễn Minh Châu là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, những sáng tác của Nhà văn- đặc biệt là truyện ngắn- đã thể hiện được những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà.
C. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng về Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 2( 0,25 điểm): Truyện ngắn Bến quê cùng thể loại với tác phẩm nào sau đây:
A. Những ngôi sao xa xôi	B. Làng
C. Tắt đèn	D. Trong lòng mẹ
E. Những ngày thơ ấu
Câu 3 ( 0,25 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự, biểu cảm?
A. Đúng	B. Sai
Câu 4 ( 0,25 điểm): Đọc câu văn và cho biết bộ phận gạch ngang gọi là thành phần gì?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.	
A. Thanh phần tình thái	B. Thành phần gọi- đáp
C. Thành phần phụ chú	D. Thành phần cảm thán
Câu 5 ( 0,5 điểm): Hãy nối một hình ảnh thơ ở cột A với một nhận xét ở cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
1.
A. Mẹ là nơi trú ngụ tâm hồn của mỗi đứa con
2. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
2.
B. Mẹ là nơi nương tựa của con và con được sống hạnh phúc trong tình thương của mẹ
3. Cách cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà.
Và trong hơi mát câu văn..."
3.
Câu 6 ( 0,5điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu:và cho biết câu trên thuộc kiểu câu nào
	Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-tơn, mà anh "hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
Câu 7 ( 1 điểm) Sau khi học xong văn bản: Rô-bin- sơn ngoài đảo hoang – Đi- phô, em học được bài học gì về cách con người thích ứng với cuộc sống.
II. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
	( Viếng lăng Bác- Viễn Phương, Ngữ văn 9 tập 2 trang 58)
Câu 2 ( 4 điểm) Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
MÃ KÍ HIỆU	ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
..	Năm học 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
	 (Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
	Do yêu cầu của kì thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:
Nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi.
Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
Tôn trọng và khuyến khích:
- Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản 
( với từng câu) được gợi ý trong bản hướng dẫn chấm thi.
- Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt.
4. Điểm của từng câu không làm tròn. Điểm của bài thi bằng tổng điểm các câu không làm tròn.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Phần đọc hiểu ( 3 ĐIỂM). 
Câu 1 ( 0,25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án D
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 2 ( 0,25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,B
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 3 ( 0,25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 4 ( 0,25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án C
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 5 ( 0,5 điểm): 
Mức độ tối đa: học sinh nối được 1.B; 2.A; 3.
Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ nối được 1 ý
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trọn đáp án khác
Câu 6 ( 0,5điểm)
Mức độ tối đa: Nó : chủ ngữ 1
+ thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-tơn: Vị ngữ 1,
 mà( qht)
anh: chủ ngữ 2 
"hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.: vị ngữ 2
- Câu ghép
Mức độ chưa tối đa: trả lời được một ý
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc câu trả lời khác
Câu 7( 1 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh trình bày được bài học mà cách con người thích ứng với cuộc sống:
- Tinh thần lạc quan, sự quyết tâm và kiên cường
- Sáng tạo trong lao động
=> làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống, thích ứng được mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống.
Mức độ chưa đạt được: học sinh trình bày được một số ý nêu ở phần đạt được
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc câu trả lời khác
Làm văn
Câu 1: (3 điểm)
Mức độ tối đa:
* Về phương diện hình thức:(0,25 điểm)
- Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, câu chữ đúng văn phạm
* Về phương diện nội dung ( 2,75 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:
Mở bài: ( 0,25 điểm)
- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác
- Nêu về vị trí và nội dung khổ thơ (đoạn thơ nằm ở khổ thơ thứ ba trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã diễn tả được tâm trạng đau xót và tự hào khi vào lăng viếng Người)
Thân bài: ( 2 điểm)
+ Cảm xúc đầu tiên khi bước chân vào trong lăng là cảm xúc bình yên: 
- Cảm giác này được toát ra từ vẻ đẹp ung dung, tự tại của Bác
- Người ta luôn liên tưởng tới tâm hồn mở rộng của Bác với thiên nhiên đặc biệt là trăng- gơi vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ rất đỗi hiền hòa, thanh cao, trong sáng
- Và trong giấc ngủ vĩnh hằng Người vẫn có ánh trăng làm bạn. 
+ Cảm giác buốt nhói trước sự ra đi của Bác: 
- Dẫu biết rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất nước, cùng muôn vạn cháu con, nhưng khi đứng đối diện với sự thật – Bác đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, tấm lòng nhà thơ thổn thức, quặn đau: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi- Mà sao .” Một nỗi đau nhức nhối tận tâm can! Nỗi đau của nhà thơ cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc
Kết bài (0,5 điểm)
- Hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh biểu tượng. Đặc sắc nhất là hình ảnh ẩn dụ” trời xanh” và “vầng trăng”. Giọng điệu trang trọng phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
- Khổ thơ không chỉ thể hiện tình cảm trân trọng tự hào về người cha già của dân tộc và thể hiện được tình cảm của nhân dân dành cho Người.
Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ trong khổ ba của bài thơ nhưng ở phương diện nào đó còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả.
Mức độ không đạt: học sinh không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2: ( 4điểm)
Mức độ tối đa:
* Về hình thức ( 0,5 điểm)
- Đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ
- Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm
* Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:
I. Giới thiệu ( 0,25 điểm)
- Vài nét về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Nhân vật ông Sáu
II. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu ( 2,75 điểm)
1. Trước hết hình ảnh người cha - người chiến sĩ hết mình vì tình yêu tổ quốc và yêu con mãnh liệt. ( 0,25 điểm)
- Truyện ngắn không tập trung khắc họa vẻ đẹp người lính mà đi sâu thể hiện tình cảm của người cha dành cho con. 
+ Ông Sáu đã lên đường làm nhiệm vụ cách mạnh theo tiếng gọi của tổ quốc. 
+ Xa gia đình, xa vợ con, ông đã phải chịu đựng bao hi sinh thầm lặng. 
=>Người anh hùng lực lượng vũ trang tuy không được nói nhiều về cuộc đời và chiến công nhưng cũng đủ trở thành người chiến sĩ anh hùng vô danh của đất nước. 
2. Hình ảnh người cha giàu tình yêu thương con . (2,5 điểm)
- Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật ông Sáu vào tình huống éo le và cảm động đối với bé Thu. ( 0,25 điểm)
+ Ông Sáu lên đường làm nhiệm vụ cách mạng, tám năm trời, ông chưa từng được gặp con, khao khát từng giây từng phút được đoàn tụ với vợ con, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình: " nôn nao" trong người. 
+ Xuồng chưa cập bến, linh cảm của người cha đã mách bảo ông:" đứa bé cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài chính là bé Thu- con gái yêu của ông.
+ Hồ hởi xúc động, ông Sáu vội cuống quýt" nhún chân nhảy thót lên" và cất lời gọi tha thiết:" Thu! Con" và" Ba đây con". 
- Tác giả đã xây dựng cảnh huống bất ngờ và éo le của cha con ông Sáu. (0,25 điểm)
+ Khi người cha mừng rỡ vì được gặp con thì bé Thu tỏ ra sợ hãi và dửng dưng. Từ tâm trạng xúc động nghẹn ngào, ông Sáu trở nên buồn khổ, hẫng hụt: ông đứng sững...theo con" nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại" trông thật đáng thương" và " hai tay buông thõng xuống như bị gãy"
- Diễn biến tâm trạng của ông trong ba ngày về phép thăm gia đình nhưng bị bé Thu từ chối. ( 1 điểm) 
+ Người cha yêu thương con, muốn được gần gũi bên con trong ba ngày phép ngắn ngủi, không sao lí giải được đứa con gái tại sao lại xa lánh tình cảm của mình. 
+ Nỗi khổ tâm của ông trước sự kiên nhẫn của mình mà bé Thu đáp lại bằng sự thơ ơ. Trong ba ngày " ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con". 
+ Ông càng mong mỏi bao nhiêu thì ông càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu ngày càng ngang ngạnh và bướng bỉnh. 
+Tác giả đã thể hiện nỗi niềm của ông Sáu trước thái độ lạnh nhạt của bé Thu" Anh Sáu vẫn cứ ngồi im" trong lòng thương con nhưng đành phải giả bộ. Không cắt nghĩa được nguyên do sự khước từ quyết liệt của bé Thu nên ông Sáu càng nôn nóng giây phút được bên con., được nghe con cất tiếng gọi"ba".
+ Nôn nóng được yêu thương và vỗ về" trong bữa cơm trưa ngày đoàn tụ, ông Sáu đã gắp cho bé Thu một cái trứng cá thật to để vào chén" và thật bất ngờ, bé Thu đã hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. 
+Từ chủ động, ông Sáu chuyển thành bị động. Người cha ấy đã không kiềm chế được xúc động đã lỡ tay đánh con với lời mắng:" Sao mày cứng đầu quá vậy hả?" Cái lỡ tay và lời quở trách đã trở thành niềm ân hận dày vò ông. Sau ba ngày phép mà còn dằn vặt day dứt. 
- Niềm hạnh phúc của người cha trong giờ phút chia tay. ( 0,5 điểm)
+ Giây phút chia tay người thân, gia đình, ông Sáu chỉ dám đứng nhìn con: "Muốn ôm con hôn con hình như sợ nó giẫy lên, lại bỏ chạy nên anh nhìn nó". 
+ Hơn một lần tác giả miêu tả đôi mắt ông Sáu khiến lòng ta sao xuyến" anh nhìn với đôi mắt trìu mến lần buồn rầu".
+ Giây phút ông Sáu nói lời từ biệt con lên đường" Thôi ! ba đi nghe con" lại là giây phút cha con ông Sáu được ở bên nhau. Con nhận ra cha và cha được nghe con bé gọi cha. 
+ Tiếng ba thiêng liêng không chỉ xúc động trái tim người cha mà còn xúc động tâm hồn bạn đọc. 
=> Chiến tranh đã đêm đến bao cảnh ngộ éo le như thế. Lời chia tay tiễn biệt của ông Sáu với bé Thu nao lòng người đọc:'Ba đi rồi ba về với con". Ai có thể ngờ rằng lần bên nhau đầu tiên của cha con ông Sáu cũng là lần cuối cùng và duy nhất, nén chặt tình thương, thậm chí hi sinh tình cảm riêng tư. 
+ Nỗi lòng của người cha muốn được bên con lâu hơn, muốn được bên con nhiều hơn nhưng lại phải chia tay lên đường làm cách mạng, được nhà văn thể hiện chân thực: anh Sáu một tay ôm con, một tay lấy khăn lau nước mắt. Chi tiết của tá giả giản dị mà có sức âm vang chấn động lòng người.
- Chiếc lược ngà- kỉ vật của cha dành cho con, những tháng ngày ở miền đông Nam Bộ, ông Sáu không lúc nào không nhớ bé Thu. ( 0,5 điểm)
+ Nỗi nhớ xen niềm day dứt ân hận dày vò ông Sáu. 
+ Trong đêm thao thức ở chiến trường, Người cha giàu tình yêu thương con đã cất công vào rừng sâu tìm ngà voi để làm cho con cây lược ngà, gửi gắm cho con. 
+ Tình yêu thương bao la sâu nặng đã khiến ông Sáu trở thành nghệ nhân khéo léo, kiên nhẫn và công phu, tỉ mỉ như người thợ bạc.
+ Ông đã cưa từng chiếc răng lược hoàn thành kỉ vật cho con" cây lược dài độ hơn một thước, cây lược chưa chải được mái tóc của con như phần nào gỡ được tâm trạng ân hận của anh.
+ Trên đời có nhiều món quà tặng, song hiếm có món quà nào có ý nghĩa sâu xa như chiếc lược ngà- quà tặng ông Sáu dành cho bé Thu. 
+ Kỉ vật của cha cho con, dòng chữ thân thương" yêu nhớ tặng Thu con của ba" - chiếc lược ngà sẽ theo bé Thu suốt cuộc đời- là kỉ vật thiêng liêng hơn mọi thứ trên đời.
III. Đánh giá ( 0,5 điểm)
- Người ta nói:" Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" NQS là nhà văn lớn bởi chi tiết này. Ông đã sáng tạo một chi tiết đặc sắc giàu giá trị nghệ thuật. Chi tiết " Chiếc lược ngà nói với người đọc bao điều về tình cảm thiêng liêng trong chiến tranh.
- Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật điệu luyện và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, nhà văn tái hiện cuộc gặp gỡ của cho con ông Sáu trong chiến tranh thật cảm động. Hình ảnh người lính hiện lên thật cảm phục- anh không chỉ là chiến sĩ nơi trận mạc mà con là chiến sĩ ngoài đời thường, trong tình cảm gia đình. Chính điều đó đã tạo nên vẻ đẹp của người lính, những con người biết căm thù và yêu thương. 
Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận nhân vật ông Sáu ở phương diện nào đó còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả.
Mức độ không đạt: học sinh không làm bài hoặc lạc đề.
TÊN PHAI ĐỀ THI: ĐỀ THI VÀO 10= 2015-2016
MÃ ĐỀ THI:.............................................................................................................
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM LÀ:8 TRANG

Tài liệu đính kèm:

  • docV14.doc