Đề thi thử vào thpt năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào thpt năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào thpt năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD ĐT TRỰC NINH
TRƯƠNG THCS LIÊM HẢI
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT 
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
 Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Phần được gạch chân trong câu sau là thành phần gì?
	“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm”. (Nam Cao, Lão Hạc)
 A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần tình thái 
	 C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần phụ chú.
Câu 2: Trong câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim”
 Biện pháp tu từ nào đã được nhà thơ sử dụng?
	A. So sánh	 B. Ẩn dụ 
 C. Nhân hoá. D. Hoán dụ
Câu 3: Đoạn văn sau đây sử dụng phép liên kết nào.
 “Con chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh”.
 A. Phép lặp và phép đồng nghĩa.	 B. Phép lặp và phép nối.
 C. Phép thế và phép lặp.	 D. Phép thế và phép đồng nghĩa.
Câu 4: Tình cảm chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì?
 A . Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
 B . Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả đối Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
 C . Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác
 D . Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác
Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào đề cập đến vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
	 A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Bàn về đọc sách.
	 C. Tiếng nói của văn nghệ. D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Câu 6: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) được sáng tác trong giai đoạn nào?
 A. Giai đoạn 1945 - 1954. B. Giai đoạn 1954 - 1964.
 C. Giai đoạn 1964 - 1975. D. Giai đoạn sau năm 1975.
Câu 7. Tác phẩm nào được kể theo ngôi thứ nhất trong số các truyện sau:
 A. Làng . C. Những ngôi sao xa xôi. 
 B. Lặng lẽ Sa Pa. D. Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 8: Trong câu: “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” có mấy cụm động từ?
 A. Hai cụm. C. Bốn cụm.
 B. Ba cụm. D. Năm cụm.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1( 1 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
 “Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” 
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
 a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
 b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. 
c. Hãy cho biết các câu trong đoạn trích trên được liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào? 
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Câu 2 ( 2 điểm)
 Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm trên.
Câu 3: (1 điểm)
Trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương, người cha mong muốn con mình:
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
Em hiểu như thế nào về nội dung 3 câu thơ trên?
Câu 4 (4,0 điểm) 
 Phân tích bài thơ Sang thu Hữu Thỉnh
 (SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
B
D
B
A
D
C
B
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1
(1đ)
Câu có chứa thành phần khởi ngữ: 
- Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
- Hoặc câu: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
0.25đ
b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng.
0.25đ
c. các câu trong đoạn trích trên được liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ.
0.25đ
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như động từ.
0.25đ
Câu 2 (2 điểm):
 Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả
 Về kiến thức: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
 a/ Giải thích vấn đề cần bàn luận. 
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả , mục đích như dự định.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định
+ Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.
=> Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công .
0.5đ
 b/ Khẳng định vấn đề trên là đúng: 
Khẳng định: Quan niệm của giáo sư Ngô Bảo Châu là đúng đắn. Bởi vì: 
 + Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng. Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan (Dẫn chứng). Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm vì sao lại thất bại và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên dẫn đến thành công ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)
+ Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công. Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa.
1đ
c/ Những quan niệm không đúng, đi ngược lại lời khuyên.
+ Thất baị nhưng không rút ra được nguyên nhân để thành công.
+ Gục ngã, buông xuôi, nản chí trước thất bại.
+ Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
 ( Không có viêc gì khóắt làm nên)
0.25đ
d/ Mở rộng, và rút ra bài học: 
+ Thất bại chưa hẳn đã hết; thành công chưa hẳn vội mừng. Người thông minh là người biết lấy thất bại của người khác làm bài học thành công cho mình.
0.25đ
Câu 3: (1 điểm)
 A. Yêu cầu: Tư tưởng mà người cha muốn gửi đến con:
 1. Ý nghĩa cụ thể → Dòng sông, dòng suối phải thích nghi với những địa hình khác nhau, vượt qua những trở ngại của thác, ghềnh. (0.5đ)
 2. Ý nghĩa khái quát → Con người phải dám đương đầu với thử thách, gian khó trong cuộc sống.(0.5đ)
Câu 4(4,0 điểm)
1/
- NguyÔn KhuyÕn víi “chïm th¬ thu” ®­îc Xu©n DiÖu coi lµ “nhµ th¬ cña lµng c¶nh ViÖt Nam” viÕt vÒ thêi ®iÓm gi÷a thu (§Ëm thu nhÊt). Xu©n DiÖu næi tiÕng víi “§©y mïa thu tíi” ®ang ®é cuèi thu.
- Nhµ th¬ H÷u ThØnh nh¹y c¶m, tinh tÕ gãp mét tiÕng thu víi bµi th¬ “Sang thu” (1977) lµ kho¶nh kh¾c giao mïa cuèi h¹ sang thu.
(0.25®)
2/ 
khæ th¬ 1: Nh÷ng c¶m nhËn tinh tÕ cña nhµ th¬ vÒ sù chuyÓn mïa cña thiªn nhiªn trong kh«ng gian lµng quª:
1®
 Khæ th¬ thø nhÊt lµ nh÷ng dù c¶m mïa thu ®· vÒ ®­îc c¶m nhËn b»ng nhiÒu gi¸c quan:
“Bçng nhËn ra h­¬ng æi 
Ph¶ vµo trong giã se”
 - Trong biÕt bao nhiªu h­¬ng vÞ th©n thuéc cña lµng quª, H÷u ThØnh giËt m×nh th¶ng thèt khi nhËn ra tÝn hiÖu cña sù chuyÓn mïa tõ ngän giã se (NhÑ, kh«, h¬i l¹nh) mang theo h­¬ng æi (æi ®ang vµo ®é chÝn).
 - Tõ “bçng” nh­ ®­îc reo lªn trong niÒm ngì ngµng ng¹c nhiªn. Tõ bao giê nhØ, thu vÒ ? TÊt c¶ ®Õn víi t¸c gi¶ nhÑ nhµng, mµ ®ét ngét qu¸, thu vÒ víi ®Êt trêi quª h­¬ng, víi lßng ng­êi mµ kh«ng hÒ b¸o tr­íc. §Ó råi trong phót gi©y ngì ngµng, nhµ th¬ míi chît nhËn ta h­¬ng æi : “Ph¶ vµo trong giã se”
 - Hai ch÷ ph¶ vµo võa gîi ra c¸i bÊt chît trong c¶m nhËn, võa gîi ra mét c¸ch thùc thÓ c¸i h­¬ng th¬m cña æi, l¹i võa gîi ra sù vËn ®éng nhÑ nhµng cña giã.
 - §éng tõ “ph¶” sö dông trong c©u th¬ thËt hay. “Ph¶”: Lµ lan to¶ mét c¸ch tõ tõ, nhÑ nhµng vµo trong kh«ng gian. §éng tõ “Ph¶” ®· ®em ®Õn cho bøc tranh giao mïa mét sù nh¹y c¶m, tinh tÕ, mét søc sèng ®Õn k× l¹.
	Sù kú l¹, míi mÎ Êy vÉn ®­îc tiÕp diÔn trong m¹ch c¶m xóc:
“S­¬ng chïng ch×nh qua ngâ
H×nh nh­ thu ®· vÒ” 
- S­¬ng ®Çu thu gi¨ng m¾c nhÑ nhµng, chuyÓn ®éng chÇm chËm n¬i ®­êng th«n, ngâ xãm...Nh÷ng tÝn hiÖu mïa thu ®Õn bÊt ngê qu¸, khiÕn nhµ th¬ kh«ng thÓ tin næi vµo chÝnh c¶m nhËn cña m×nh nªn ngì ngµng thèt lªn:
H×nh nh­ thu ®· vÒ” 
- Hai c©u th¬ mang ©m h­ëng thËt nhÑ nhµng. Mµn s­¬ng thu qua tõ l¸y gîi h×nh “chïng ch×nh” (Nh­ cè ý ®i chËm l¹i) ®­îc nh©n ho¸ nh­ vÎ duyªn d¸ng cña nµng thiÕu n÷ . Mµn s­¬ng Êy hiÖn ra trong mê mê ¶o ¶o nh­ s¾c mµu cæ tÝch khiÕn cho c¶nh vËt n¬i lµng quª ngâ xãm trë thµnh mét thÕ giíi thÇn k× tuyÖt diÖu. 
- “H×nh nh­ thu ®· vÒ” ®· kÕt l¹i dßng xóc c¶m bÊt ngê ®ét ngét cña nhµ th¬. TÊt c¶ nh÷ng tÝn hiÖu ë trªn cuèi cïng råi còng ®i ®Õn mét nghi vÊn : thu ®· vÒ ? Tõ “H×nh nh­” diÔn t¶ sù ngì ngµng, th¶ng thèt, thu ®Õn víi ®Êt trêi thËt råi sao ? 
*Kh¸i qu¸t: 
- NÕu “Bçng nhËn ra” kh¬i nguån cho dßng c¶m xóc th× “H×nh nh­” thÓ hiÖn sù pháng ®o¸n mét nÐt thu m¬ hå mµ H÷u ThØnh võa chît ph¸t hiÖn vµ c¶m nhËn.
- Tõ ®iÓm nh×n cËn c¶nh, cïng sù quan s¸t tinh tÕ, c¶m nhËn dÊu hiÖu thiªn nhiªn b»ng khøu gi¸c (h­¬ng æi), xóc gi¸c (giã se) vµ thÞ gi¸c (mµn s­¬ng), nhµ th¬ H÷u ThØnh ®· chøng tá mét hån th¬ tinh tÕ nh¹y c¶m khi c¶m nhËn tiÕt giao mïa n¬i lµng quª thanh b×nh.
3/ 
Ph©n tÝch khæ th¬ 2: Sù chuyÓn mïa cña thiªn nhiªn trong kh«ng gian, ®Êt trêi:
1®
NÕu nh­ khæ th¬ thø nhÊt lµ c¶m xóc ®ét ngét, ngì ngµng khi nhËn ra thu ®ang vÒ víi ®Êt trêi th× ®Õn khæ th¬ thø hai C¶m xóc Êy tiÕp tôc lan to¶, më ra trong c¸i nh×n xa h¬n, réng h¬n:
 “S«ng ®ù¬c lóc dÒnh dµng
 Chim b¾t ®Çu véi v·”
 - Dßng s«ng tr«i thanh th¶n, ph¼ng lÆng, ªm ®Òm h¬n (Tõ l¸y gîi h×nh “dÒnh dµng” chØ sù chuyÓn ®éng chËm ch¹p) 
 - C¬n giã heo may ®Çu mïa trµn vÒ khiÕn ®µn chim ph¶i véi v· bay vÒ ph­¬ng ph­¬ng trêi Êm ¸p h¬n. (VÒ phÝa mÆt trêi)
 - PhÐp ®èi vµ nghÖ thuËt t­¬ng ph¶n gi÷a hai c©u th¬ (dÒnh dµng><véi v·) ®· ®­îc t¸c gi¶ göi g¾m vµo ®ã mét triÕt lý : “C¸i dÒnh dµng lµ vÎ ®Ñp cña ký øc, cña thùc t¹i cãn c¸i véi v· chÝnh lµ sù mêi gäi, th«i thóc cña t­¬ng lai”  (Nhµ th¬ t©m sù)
 Dßng s«ng, c¸nh chim, ®¸m m©y...mïa thu ®Òu ®­îc nh©n ho¸. Bøc tranh thu trë nªn h÷u t×nh, thi vÞ:
“Cã ®¸m m©y mïa h¹ 
V¾t nöa m×nh sang thu”
- “§¸m m©y mïa h¹” lµ h×nh ¶nh ®éc ®¸o, thÓ hiÖn sù liªn t­ëng phong phó cña t¸c gi¶. D­êng nh­ ®¸m m©y mïa thu cßn v­¬ng n¾ng h¹ nªn nhµ th¬ míi cã liªn t­ëng s¸ng t¹o ®Õn thÕ.
- Trong kho¶nh kh¾c giao mïa, ®¸m m©y trªn bÇu trêi cao ®· trë thµnh ranh giíi gi÷a mïa h¹ víi mïa thu. §éng tõ “v¾t ” mang hiÖu qu¶ diÔn ®¹t rÊt lín. Nã lµm cho ®¸m m©y kia nh­ mét gi¶i lôa nèi liÒn gi÷a hai mïa - mïa h¹ vµ mïa thu. Tõ c¸i gi©y phót giao mïa v« h×nh trõu t­îng, t¸c gi¶ ®· biÕn thµnh sù vËt h÷u h×nh cô thÓ ®Ó ng­êi ®äc c¶m nhËn râ h¬n vÒ tÝn hiÖu cña mïa thu.
4/
Ph©n tÝch khæ th¬ 3: Sù chuyÓn mïa cña thiªn nhiªn vµ suy ngÉm cña nhµ th¬:
0,75®
 Tõ nh÷ng c¶m nhËn vÒ mïa thu thiªn nhiªn, ®Êt trêi, c¶m xóc cña t¸c gi¶ l¾ng vµo chiÒu s©u suy t­, ®Ó chiªm nghiÖm vÒ cuéc ®êi:
“VÉn cßn bao nhiªu n¾ng 
§· v¬i dÇn c¬n m­a 
SÊm còng bít bÊt ngê 
Trªn hµng c©y ®øng tuæi” 
- N¾ng cuèi h¹ vÉn cßn nh­ng ®é nãng, ®é chãi kh«ng cßn gay g¾t. 
- C¬n m­a nhÑ h¹t h¬n so víi trËn m­a rµo xèi x¶ nh÷ng ngµy hÌ ®· qua. 
- SÊm kh«ng cßn bÊt th×nh l×nh næi trËn l«i ®×nh n÷a, hµng c©y còng nh­ giµ dÆn h¬n.
=> §ã lµ nh÷ng g× mµ nhµ th¬ H÷u ThØnh c¶m nhËn ®­îc vÒ c¸c hiÖn t­îng thiªn nhiªn khi thu sang. C¸i hay trong viÖc c¶m nhËn c¸c h×nh ¶nh nµy lµ : “n¾ng, m­a, sÊm” kh«ng thÓ c©n, ®o Êy thÕ mµ H÷u ThØnh víi c¸c tõ ng÷ “VÉn cßn bao nhiªu, v¬i, bít” mang tÝnh chÊt gi¶m nghÜa, nhµ th¬ ®· biÕn chóng thµnh c¸c vËt cã träng l­îng thùc sù ®Ó ®èi chiÕu so s¸nh víi mïa hÌ.
*SÊm vµ hµng c©y võa cã tÝnh t¶ thùc võa mang ý nghÜa Èn dô, chiÒu s©u cña bµi th¬ n»m ë chiªm nghiÖm, triÕt lÝ mµ nhµ th¬ muèn göi g¾m:
- SÊm: t­îng tr­ng cho nh÷ng vang ®éng bÊt th­êng cña ngo¹i c¶nh t¸c ®éng.
- "Hµng c©y ®øng tuæi”: ChØ nh÷ng con ng­êi tõng tr¶i. 
=> C¶ ®o¹n mang ý nghÜa : con ng­êi tõng tr¶i lu«n v÷ng vµng tr­íc nh÷ng biÕn ®æi, nh÷ng bÊt th­êng cña cuéc ®êi. 
5/
§¸nh gi¸:
- ChØ b»ng 3 khæ th¬ ng¾n, víi 10 h×nh ¶nh quen thuéc (Nh©n ho¸, Èn dô), ®­îc c¶m nhËn qua nhiÒu gi¸c quan víi sù rung ®éng tinh tÕ, nh¹y c¶m. Nhµ th¬ H÷u ThØnh ®· vÏ lªn bøc tranh giao mïa cuèi h¹ sang thu tuyÖt ®Ñp ë §ång b»ng B¾c Bé. Èn ®»ng sau bøc tranh thu giao mïa Êy lµ t×nh yªu quª h­¬ng, thiªn nhiªn tha thiÕt vµ nh÷ng chiªm nghiÖm, triÕt lý s©u s¾c vÒ cuéc ®êi mçi con ng­êi.
- So s¸nh víi mét sè bµi th¬ Thu kh¸c ®Ó thÊy ®ãng gãp chung, RI£NG cña H÷u ThØnh
- NÐt riªng, s¸ng t¹o: 
 + Rung c¶m tinh tÕ, nh¹y c¶m tr­íc kho¶nh kh¾c giao mïa.
 + Thiªn nhiªn ®Ñp, trong s¸ng, t­¬i vui (Chø kh«ng ®Ñp nh­ng buån nh­ th¬ míi)
0,75®
6/
- Kh¸i qu¸t l¹i gi¸ trÞ, ý nghÜa cña bµi th¬.
- C¶m nhËn suy nghÜ cña b¶n th©n.
0,25®
 Ng­êi ra ®Ò: Lª V¨n QuyÕt
 GV THCS Liªm H¶i
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỰC NINH ĐỀ THI THỬ VÀO THPT 
 TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI NĂM HỌC 2013-2014 
 MÔN NGỮ VĂN-LỚP 9 
 (Thời gian 120 phút - Không kể thời gian giao đề) 
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (2 điểm): 
 Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi
Câu 1. Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là:.
 A. Vua Lê có ý chí trước sau như một
 B. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
 C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
 D. ý chí nhất đinh thống nhất đất nước của vua Lê 
Câu 2.Câu thơ"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- Còn quê hương thì làm phong tục" gợi lên điều gì?
A. Hình ảnh tài hoa của người thợ đục đá
B. Hình ảnh lao động của những người thợ đục đá
C. Khăc hoạ nghề truyền thống độc đáo của dân tộc Tày
D. Biểu hiện truyền thống cần cù , sức sống mạnh mẽ , ý chí vươn lên của quê hương, dân tộc.
Câu 3. Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản:
A. Ghi chép trung thực, khách quan
B. Số liệu , sự kiện phải chính xác, cụ thể
C.Lời văn ngắn gọn, chính xác.
D. Phải viết theo mẫu và có thể sử dụng một số biện pháp tu từ.
Câu 4. Câu nào sau đây là câu ghép:
A. Sống như sông như suối
B. Giọng quê không đổi sương pha mái đầu
C. Mình nói với ta mình hãy còn son
D. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Câu 5. Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam?
A.Con chim B. Đoá hoa C. Nốt trầm D. Cây tre
Câu 6. Tác giả văn bản "Bàn về đọc sách" là người nước nào?
A. Trung Quốc B. ấn Độ C. Pháp D. Việt Nam 
Câu 7. Tác phẩm nào sau đây không thuộc phong trào Thơ Mới?
A. Nhớ rừng-Thế Lữ C. Quê hương- Tế Hanh
B. Đồng chí- Chính Hữu D. Ông đồ -Vũ Đình Liên
Câu 8. Hai câu "Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc" liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
a. Phép lặp từ ngữ c.Phép nối
b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa d. Phép thế
PHẦN II- TỰ LUẬN:(8điểm)
 Câu 1.(1,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
 " Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng(1). Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều trí thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Tôn Thất Tùng...(2) Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, y tế... góp phần to lớn của mình đưa kháng chiến đến thành công.(3)"
a. Chủ đề của đoạn văn trên là gì?
b. Hãy chỉ rõ các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên. 
 Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn dài khoảng 15 đến 20 câu nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng học sinh hiện nay thường hay vi phạm an toàn giao thông đường bộ .
 Câu 3 (4,5 điểm): Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều hiện lên trong ba đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", "Cảnh ngày xuân", "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích "Truyện Kiều- Nguyễn Du ")
 Giáo viên ra đề 
 Nguyễn Thị Thu Thuỷ
 Tổ Khoa học Xã hội- Trường THCS Liêm Hải
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỰC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 
 TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI NĂM HỌC 2012-2013 
 MÔN NGỮ VĂN-LỚP 9 
 PHẦN ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm
Câu
 1
 2
 3
 4 
 5
 6
 7
 8
Đáp án
 C
 D
 D
 B
 C
 A
 B
 D
PHẦN II- TỰ LUẬN (8 điểm) 
Câu
 Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1:
-Học sinh nêu được đúng chủ đề của đoạn văn: Sức manh của tri thức được phát huy trong phục vụ cách mạng. Học sinh chỉ rõ các phép liên kết câu :
+ Liên kết nội dung : Ba câu văn trong đoạn đều hướng về chủ đề sức mạnh tri thức trong phục vụ cách mạng; các câu đều được sắp xếp theo trật tự hợp lí, đảm bảo tính lo-gic
+Liên kết hình thức:
- Phép thế :Cụm từ "Các nhà tri thức ấy" ở câu 3 thay thế cho cụm từ "nhiều trí thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Tôn Thất Tùng..." ở câu 2. 
-Phép lặp : Từ "trí thức", "kháng chiến" ở câu 2 được nhắc lại ở câu 3
- Phép liên tưởng: Các từ "cách mạng, kháng chiến, quân giới,y tế" trong đoạn văn đã mở ra trường liên tưởng về các nhiệm vụ quan trọng , chủ yếu của đất nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
(0,25 đ)
. (0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 2
Yêu cầu hình thức: Học sinh trình bày đúng hình thức một đoạn văn nghị luận về sự việc ,hiện tượng đời sống, dài từ 15-20 câu, không sai lỗi chính tả, lỗi câu.
Yêu cầu nội dung:
Học sinh cần làm rõ các ý sau:
a.-Giới thiệu nội dung nghị luận: Hiện tượng học sinhvi phạm giao thông đường bộ . 
 Khái quát: Giao thông đường bộ rất quan trọng trong mạng lưới giao thông nước ta, là nơi diễn ra nhiều nhất các hoạt động tham gia giao thông của mọi ngưòi dân.
b.- Biểu hiện:
 Học sinh đi xe đạp lạng lách đánh võng trên đường. Các bạn còn thản nhiên đi xe đạp hàng đôi, hàng ba, bá vai nhau chuyện trò rôm rả không để ý xung quanh, lái xe đạp mà bỏ 1 tay, nghe điện thoại khi lái xe, thậm chí là bỏ cả 2 tay ra, đi xe máy khi bản thân chưa đủ tuổi. 
Học sinh đi bộ: tan học về là túm 5 tụm 3 trên đường,chuyện trò say sưa quên mất rằng mình đang cản trở việc đi lại của bao nhiêu người, đá bóng trên vỉa hè rồi bất chợt chạy theo bóng xuống lòng đường mà không để ý quan sát
c. Tác hại :
-Tự gây tai nạn cho bản thân mình. 
(Đưa dẫn chứng và phân tích:Khi bị ngã từ trên xe xuống đường, các bạn bị gãy tay, gãy chân, ít ra là mặt mũi bị xây xước. Có những tai nạn đáng tiếc đã cướp đi sinh mạng của các bạn hoặc khiến các bạn phải mang thương tật suốt đời, làm gián đoạn công việc học tập của đời mình, bao dự định, ước mơ về tương lai đành lỡ dở . )
 -Gây tai nạn cho những người khác:( nhiều xe máy,ô tô va chạm nhau vì phải bất ngờ tránh học sinh)
 -Tạo ra một nét xấu trong văn hoá giao thông, làm xấu đi hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong mắt người nước ngoài, đồng thời gây rất nhiều khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông. 
d. Nguyên nhân 
-Do ý thức tham gia giao thông của học sinh chưa cao (coi nhẹ những cảnh báo của bố mẹ, thầy cô, coi vấn đề giữ gìn an toàn khi tham gia giao thông là chuyện của những người lớn, của các cơ quan chức năng, không hiểu rằng an toàn giao thông nằm trong chính những hành động rất nhỏ
 - Tâm lí a dua, đua đòi những trò nghịch dại dột, không phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. 
- Các hoạt động giáo dục ý thức tham gia giao thông cho lứa tuổi học sinh phần lớn còn nằm trên lí thuyết , chưa được thể hiện bằng những hoạt động thiết thực, sinh động và hấp dẫn để thu hút học sinh. 
 e. Giải pháp:
 -Mỗi học sinh chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại việc tham gia giao thông của mình và nâng cao ý thức, hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông và điều chỉnh hành vi của mình
-Gia đình , nhà trường, các đoàn thể cần có thêm các hình thức tuyên truyền, giáo dục phong phú, hấp dẫn, tác động một cách thiết thực đến nhận thức của học sinh. 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
 Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học : nghị luận về một nhân vật trong ba đoạn trích của một tác phẩm truyện thơ. Bài văn có bố cục ba phần, có liên kết đoạn, không mắc các lỗi chính tả, lỗi câu.
Yêu cầu về nội dung kiến thức:
A.Mở bài:- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
 - Nhân vật chính Thuý Kiều đã trở thành nhân vật lí tưởng và điển hình, đặc biệt là trong 3 đoạn trích (...)- một người con gái tài sắc vẹn toàn, bị xã hội cũ vùi dập nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất hiếu thảo và thuỷ chung.
B.Thân bài:
1.- Trước hết, ở đoạn trích"Chị em Thuý Kiều", nàng Kiều hiện lên là ngưòi con gái tài sắc vẹn toàn, đoan trang nề nếp.
 - Tác giả đã tả khái quát, và kín đáo thể hiện sư so sánh vẻ đẹp của Kiều đối với vẻ đẹp của Vân:
 "Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn"
 nàng không chỉ đẹp mà còn "sắc sảo" về trí tuệ và "mặn mà " trong tình cảm. 
 tác giả lấy Vân làm điểm tựa đòn bẩy để đưa Kiều vượt trội. Kiều đẹp với vẻ "sắc sảo mặn mà" cả về tài và sắc.
 - Khi tả Thuý Kiều, Nguyễn Du dừng lại đặc tả đôi mắt- cửa sổ tâm hồn của nàng: "Làn thu thuỷ , nét xuân sơn"
 Đôi mắt Kiều trong sáng long lanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, ẩn chứa trong đôi mắt đẹp ấy là sự tinh anh của trí tụê, sự sâu lắng đa cảm của tâm hồn. Vẻ đẹp cuả Kiều khiến cho:"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
 Nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá được sử dụng tài tình cùng với cách dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" càng tăng thêm vẻ đẹp của Kiều. Nàng đẹp khiến thiên nhiên nhận ra sự thiếu hụt của mình, hoa lá cỏ cây phải ghen ghét dỗi hờn. Cùng với những hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút tài hoa của đại thi hào , nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, săc nước hương trời với vẻ đẹp của tuyệt sắc giai nhân.
 - Nguyễn Du dành tới 6 câu thơ để miêu tả tài năng của nàng:
 + Tài thơ, tài hoạ, ca ngâm, đánh đàn, soạn nhạc, tài nào cũng đạt đến mức siêu tuyệt. Nhưng nhất là tài đàn đã trở thành "nghề riêng" của nàng. Nguyễn Du đã không tiếc lời ngợi ca tài năng của Kiều bằng hàng loạt những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối "đủ mùi" "ăn đứt".
 Bức chân dung của Thuý Kiều hiện lên không chỉ có sắc , có tài mà còn có cả tâm hồn đa sầu đa cảm. Theo thuyết "Tài mệnh tương đố", cái sắc đẹp khiến thiên nhiên phải ghen ghét đố kị và tài năng siêu tuyệt của nàng sẽ dự báo trước tương lai dâu bể , đa đoan sẽ rình rập , xô cuốn cuộc đời nàng.
+ Cuộc sống của hai chị em Kiều hiện lên trong cảnh nề nếp gia phong, đã đến tuổi cập kê nhưng vẫn kín đáo, đúng mực, khuôn phép. 
2.Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân', Kiều hiện lên với con mắt nhạy cảm tinh tế .
 +Bức tranh thiên nhiên mùa xuân non tơ mơn mởn ,tràn đầy sức sống như tâm hồn phới phới yêu đời của Kiều trong buổi đi chơi hội đạp thanh vào tiết Thanh minh.
 + Khung cảnh thiên nhiên lúc chiều về nhuốm đầy tâm trạng bâng khuâng xao xuyến , lưu luyễn một ngày vui qua nhanh, đồng thời dự cảm về một điều gì sắp xảy ra.
3.Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Kiều hiện lên với cả cảnh ngộ đáng thương , tấm lòng hiếu thảo và thuỷ chung son sắt
-Cảnh ngộ lẻ loi, cô đơn,trơ trọi , bẽ bàng đáng thương (pt dẫn chứng)
- Kiều là ngưòi tình thuỷ chung và người con hiếu thảo (quên nỗi đau khổ của bản thân mình để nhớ về người yêu và xót thưong cha mẹ.)
 Kiều hướng lòng mình về cha mẹ và người yêu.
 "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 .... Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
 -Trong dòng xúc cảm dạt dào và nỗi nhớ thương về những người thân yêu nơi quê nhà, trước hết, nàng hướng đến Kim Trọng: 
 "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 ...Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
 -Nguyễn Du thật tài tình và thấu hiểu tâm lí nhân vật khi miêu tả tâm trạng Kiều nhớ tới người yêu trước. Bởi lẽ, đối với cha mẹ, nàng đã phần nào báo hiếu còn đối với Kim Trọng, nàng mang mặc cảm của một người tình tội lỗi. Mặc cảm đó cứ đau đáu, đeo đẳng mãi trong tâm hồn nàng.
 -Nhớ đến Kim Trọng, những kỉ niệm hẹn ước đêm nào lại hiện lên: Nàng đau đớn tưởng tượng chàng Kim ngày đêm trông ngóng mòn mỏi. Nguyễn Du dùng từ "tưởng'" mà không dùng từ "nhớ", kết hợp với các thành ngữ dân gian và các h/a ẩn dụ" bên trời góc bể","tấm son" cho thấy nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của Kiều về kỉ niệm buổi thề nguyền, nỗi xót xa về mặc cảm phụ bạc... Tất cả minh chứng cho tình yêu chung thuỷ, tấm lòng son sắt của nàng đối với chàng Kim sẽ không bao giờ phai nhạt.
 --Với cha mẹ, nàng ngập tràn thương xót: 
 "Xót người tựa cửa hôm mai
 ...Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
+ Kiều xót thương cha mẹ già sớm chiều tựa cửa ngóng tin con, nàng lo lắng ở nhà không ai phụng dưỡng, đỡ đần cha mẹ thay cho mình. 
+Nguyễn Du dùng thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", những điển cố "sân Lai, gốc tử" để diễn tả tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ củaKiều. 
8 câu thơ cuối đoạn trích"Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã khắc hoạ tâm trạng và những điệu buồn riêng trong lòng nàng ;
 "Buồn trông cửa bể chiều hôm
 ... ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
+Với vần bằng mang âm hưởng trùng điệp, từ ngữ gợi hình, gợi tả, biểu cảmvà điệp ngữ "Buồn trông", Nguyễn Du đã cực tả nỗi buồn tầng tầng lớp lớp dâng lên chất ngất trong lòng Kiều. Mỗi lần "buồn trông'", mỗi cảnh lại gợi cho nàng nhưĩng nỗi buồn lo khác nhau. 
+ Nhìn cảnh "cửa bể chiều hôm" mênh mang rợn ngợp, "cánh buồm xa xa " gợi nhớ quê hương cách xa vời vợi
+Trông "ngọn nước mới sa", "cánh hoa trôi " gợi đến nỗi buồn về thân phận lênh đênh, trôi dạt giữa dòng đời vô định.
+Cảnh "nội cỏ rầu rầu" gợi nỗi bi thương, vô vọng, tủi thân về cuộc sống lạnh lùng vô vị và thân phận héo hon, tàn tạ.
+Đặc biệt, trong 2câu cuối đoạn, Kiều như cảm nhận sự đe doạ của số phận:
.4.Đánh giá: 
-Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của thiên tài Nguyễn Du: Bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển và sự chắt lọc ngôn từ, sử dụng tài hoa ngôn ngữ dân tộc...
Nhấn mạnh đặc điểm nhân vật: một giai nhân với tài sắc vẹn toàn, tâm hồn nhạy cảm, giữa cảnh ngộ éo le đáng thương vẫn ngời sáng tấm lòng của một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo.
-Mở rộng so sánh liên hệ: Hình ảnh Thuý Kiều xứng đáng trở thành mẫu nhân vật điển hình trong văn học , hơn nữa nó còn có sức sống lâu bền trong nhân dân " ( so sánh với các nhân vật khác trong các tác phẩm văn học khác)
C.Kết bài: - Khẳng định lại về vẻ đẹp của nàng Kiều trong ba đoạn trích.
 -Đánh giá thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du và tấm lòng nhân đạo của đại thi hào.
 -Liên hệ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
* Lưu ý: Đặc biệt chú ý kĩ năng diễn đạt của học sinh. Bài viết mắc lỗi chính tả, diễn đạt trừ từ 0,5 đến 1,0 điểm. 
 Trân trọng sự sáng tạo và cảm xúc của học sinh, học sinh có thể không đi theo thứ tự đoạn trích mà theo đặc điểm nhân vật.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
 Giáo viên 
 Nguyễn Thị Thu Thuỷ
 Tổ Khoa học Xã hội- Trường THCS Liêm Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docL HAI.doc