Đề cương ôn tập ngữ văn 9 Năm học 2015 - 2016

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 9 Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn 9 Năm học 2015 - 2016
	ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 KỲ II	
I. PHẦN VĂN:
1.Văn bản nghị luận: 
STT
TB / TG
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Ý NGHĨA
1
Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
- Tầm quan trọng của việc đọc sách : 
+ Sách là kho tàng kiến thức của nhân loại.
+ Đọc sách là con đg để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
- Những khó khăn và sai lệch trong việc đọc sách:
+ Sách nhiều khiến khó lựa chọn và đọc không chuyên sâu.
+ Đọc sách mà không nhìn nhận vào thực tế.
- Phương pháp đọc sách: không tham đọc nhiều, đọc kỹ ( miệng đọc tâm ghi )
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí
-Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng sức thuyết phục của văn bản.
-Lựa chọn ngơn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
2
Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
- Nội dung phản ánh của văn nghệ : 
+ VNghệ là tư tưởng, tình cảm , niềm vui, nỗi buồn của người nghệ sĩ.
+ VNghệ làm cho đ/sống con người thêm phong phú.
- Công dụng của văn nghệ : Làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, mang lại niềm vui, ước mơ và giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
- Sức mạnh của văn nghệ : Làm thay đổi hận thức của con người, đến với con người bằng tình cảm.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú thuyết phục
- Giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người.
3
Chuẩn bị hành trang bước vào TK mới – Vũ Khoan
- Chuẩn bị hành trang là chuẩn bị bản thân con người : Con người đóng vai trị quan trọng.
- Bối cảnh nhiện nay và n/vụ của đất nước : T/g đang phát triển vượt bậc. -> N/vụ : thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh CNH – HĐH và tiếp cận tri thức mới.
- Những điểm mạnh, yếu của con người Việt :
+ Thông minh nhạy bén – thiếu kiến thức cơ bản.
+ Cần cù – thiếu tính tỉ mỉ.
+ Có tinh thần đòan kết – hay đố kị.
+ Thích ứng nhanh – khôn vặt, không giữ chữ tín.
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp.
- SD ngôn ngữ báo chí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN; từ đó cần phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xd đất nước trong thế kỉ mới.
2. Văn học hiện đại Việt nam:
a. Thơ hiện đại: 
- Học thuộc phần tác giả:Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương, 
- Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, 
Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên. 
b. Truyện hiện đại:  Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
- Nắm nội dung tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề, nội dung, nghệ thuật của truyện, phẩm chất tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến thông qua hình ảnh về ba nữ TNXP, tóm tắt truyện.
Stt
Tên bài 
Hoàn cảnh sáng tác, tác dụng
Ý nghĩa
Nghệ thuật
1
Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải)
- §­îc viÕt vµo th¸ng 11/1980, khi t¸c gi¶ ®ang n»m trªn gi­êng bÖnh kh«ng bao l©u tr­íc khi nhµ th¬ qua ®êi. T¸c phÈm ®­îc in trong tËp th¬ “Th¬ ViÖt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hµ Néi.
- §­îc s¸ng t¸c vµo hoµn c¶nh ®Æc biÖt ®ã, bµi th¬ gióp cho ng­êi ®äc hiÓu ®­îc tiÕng lßng tri ©n, thiÕt tha yªu mÕn vµ g¾n bã víi ®Êt n­íc víi cuéc ®êi; thÓ hiÖn ­íc nguyÖn ch©n thµnh ®­îc cèng hiÕn cho ®Êt n­íc, gãp mét mïa xu©n nho nhá cña m×nh vµo mïa xu©n réng lín cña ®Êt n­íc.
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
- Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hoà những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, sử dụng từ xưng hô
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
2
Viếng lăng Bác(Viễn Phương)
- N¨m 1976, sau khi cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ kÕt thóc th¾ng lîi, ®Êt n­íc thèng nhÊt, l¨ng Chñ tÞch Hå ChÝ Minh còng võa kh¸nh thµnh, ViÔn Ph­¬ng ra th¨m miÒn B¾c, vµo l¨ng viÕng B¸c Hå. Bµi th¬ “ViÕng l¨ng B¸c” ®­îc s¸ng t¸c trong dÞp ®ã vµ in trong tËp th¬ “Nh­ m©y mïa xu©n” (1978)
- Hoµn c¶nh ®ã gióp ta hiÓu ®­îc tÊm lßng thµnh kÝnh vµ niÒm xóc ®éng s©u s¾c cña nhµ th¬, cña ®ång bµo miÒn Nam, cña d©n téc ViÖt Nam ®èi víi B¸c Hå kÝnh yªu.
 Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp nội dung, cảm xúc của bài
- Thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt
- Sáng tạo trong xây dựng hình ảnh thơ , kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ , biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật
3
Sang thu(Hữu Thỉnh)
-ViÕt vµo n¨m 1977, ®­îc in lÇn ®Çu trªn b¸o V¨n nghÖ, sau ®­îc in trong tËp th¬ “Tõ chiÕn hµo ®Õn thµnh phè”
 Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trước khoảnh khắc giao mùa.
- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc vào thời điểm giao mùa ở đồng bằng Bắc bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ( bỗng, phả, hình như) phép nhân hóa( sương chùng chình, sông dềnh dàng), ẩn dụ(sấm, hàng cây đứng tuổi).
4
Nói với con(Y Phương)
- Sau 1975.
- In trong tËp th¬ “ViÖt Nam 1945- 1985”
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. 
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết. trìu mến.
+ Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
5
Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê)
- ViÕt n¨m 1971, khi cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ cña d©n téc ®ang diÔn ra ¸c liÖt. In trong tËp truyÖn ng¾n cña Lª Minh Khuª, NXB Kim §ång, Hµ Néi 2001.
- Hoµn c¶nh s¸ng t¸c ®ã gióp ta hiÓu h¬n vÒ cuéc sèng chiÕn ®Êu vµ vÎ ®Ñp t©m hån cña nh÷ng n÷ thanh niªn xung phong trªn tuyÕn ®­êng Tr­êng S¬n trong nh÷ng n¨m chèng MÜ.
- Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái TNXP trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt .
- Ngôn ngữ gần gũi, sinh động, trẻ trung.
- Sử dụng ngôi kể là nhân vật chính, cách kể tự nhiên.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất thành công.
- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên
3. Văn học nước ngoài:
- Học thuộc thơ, nắm nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ, truyện nước ngoài:
* Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten
 Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy Phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
* Mây và sóng:Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
* Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: Văn bản ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
* Bố của Xi-mông:Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người
- Nội dung truyện nhắc nhở ta:
+Lòng yêu bè bạn.
+Lòng yêu thương con người.
+Thông cảm với những nỗi đau của người khác.
* Con chó Bấc: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người và loài vật
II.PHẦN TIẾNG VIỆT:
1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Cho ví dụ?
2.Thành phần biệt lập là gì ? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại
3.Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
4.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? 
5.Nắm các kiến thức cơ bản về ngữ pháp.
1.Khởi ngữ:Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước KN, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với, còn.
 - BT SGK, trang 7, 8
2.Các thành phần biệt lập
- Các thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu 
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.VD: Có lẽ, trời đang mưa.
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,) VD: Chao ôi, tôi buồn quá!
- Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. VD: Nam ơi, bạn chờ mình đi với!
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. TP phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi tp phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD Nam-người có đôi mắt mơ huyền-là bạn thân nhất của tôi.
*Chú ý: 
-Nắm một số từ, cụm từ làm các thành phần cảm thán, tình thái, gọi đáp.
-Nắm dấu hiệu hình thức của khởi ngữ, thành phần phụ chú.
-BT SGK, trang 18, 19, 31, 32, 33, 109, 155
- Bài tập bổ sung: Tích hợp với các văn bản đã học
3.Liên kết câu và liên kết đoạn :
 Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
-Về nội dung:
 + Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của VB, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
 + Liên kết lô-gíc: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
-Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
+Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
+Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
* Chú ý: 
 + Khi đề yêu cầu chỉ ra tính liên kết của đoạn văn: phân tích cả liên kết nội dung và liên kết hình thức.
 + Khi đề yêu cầu tìm phép liên kết hình thức: Xác định từng câu trong đoạn. Sau đó xét từng cặp câu để tìm phép liên kết và ghi rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó:
.Phép nối: thường là các quan hệ từ đứng ở đầu câu sau (nhưng, còn, mặc dù).
.Phép thế (như thế, đó, nó, anh ấy, kia, điều này)
- BT SGK, trang 42, 43, 44, 49, 50, 51, 110, 156
- Bài tập bổ sung:
4.Nghĩa tường minh và hàm ý
 - Khái niệm: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 - Điều kiện sử dụng hàm ý: Để sử dụng hàm ý cần có hai đềuu kiện sau đây:
+Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
+Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
 - Tác dụng: Thể hiện tình cảm một cách tế nhị, kín đáo.
- BT SGK, trang 74, 75, 76, 90, 91, 92, 93, 111, 156
5. Nắm các kiến thức cơ bản về ngữ pháp :
*Câu ghép: Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.
-Quan hệ giữa các vế: Các vế của câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa. Dựa vào các quan hệ từ, các cặp quanhệ từ, các cặp từ hô ứng, dựa vào văn cảnh và tình huốnggiao tiếp, ta xác định được mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép.
-Một số quan hệ chủ yếu:
+Quan hệ nguyên nhân: do, vì, bởi, tạinên, cho nên
VD: Vì tôi // ham chơi nên tôi // chỉ đạt tốt nghiệp loại TB.
	+Quan hệ điều kiện, giả thiết: nếu, hễ, giá, thì
	+Quan hệ tương phản: tuy, dù, dẫu, mặc dù nhưng
	+Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc
	+Quan hệ tăng tiến: không những, chằng những, không chỉ, mà còn
	+Quan hệ đồng thời: vừavừa
	+Quan hệ tiếp nối: vừa, mớiđã
	+Quan hệ bổ sung: đâuđấy, nàonấy, saovậy
	+Quan hệ mục đích: để
	+Quan hệ nhượng bộ: tuy 
VD: Hầm của Nho // không bị sập, tuy quả bom // nổ khá gần.
- BT SGK, trang 147, 148, 149
- Bài tập bổ sung:
* Cụm từ: 
Để xác định được danh, động, tính làm trung tâm, cần nắm được những từ đứng liền trước của danh, động, tính.
Bài tập
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
1 . Cụm danh từ
Tất cả, những, một
ảnh hưởng
Quốc tế đó
2 . Cụm động từ
Hãy, đừng, chớ
Đã, vừa, sẽ
Đến
gần anh
3 . Cụm tính từ
Rất, không
Quá, lắm, cực kì
Hiện đại
hơn
* Các thành phần câu, các kiểu câu:
III.PHÀNTẬP LÀM VĂN:
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận :
 + Sự việc, hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí.
 + Ngị luận về đoạn thơ, bài thơ, tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Một số đề tham khảo:
- Phân tích  bài  thơ  “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
- Phân tích  bài  thơ  “ Nói với con” của Y Phương.
- Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
- Phân tích khổ cuối bài” Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Suy nghĩ của em về khổ 4 và 5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
- Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
- Trình bày suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi 
- Nói không với hút thuốc lá và Ma túy trong nhà trường
- Người xưa có câu “ Uống nước nhớ nguồn” . Hãy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống, đạo lí mà ông cha ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ trên.
- Suy nghĩ về công ơn cha mẹ và bổn phận làm con qua bài ca dao” Công chađạo con”
- Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Bạo lực học đường.
.
Đề 1:Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
A. Mở bài: 
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thân bài.
 Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. 
a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: 
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. 
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. 
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
b. Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
- Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu:
+ NT nhân hóa khiến dòng sông như một sinh thể cảm nhận ngững chuyển biến diệu kì của tạo hóa trong không gian.
+ Từ láy” dềnh dàng” -> gợi dòng sông những ngày đầu thu trôi chầm chậm, thanh thanh thản.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
- Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“ Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “Chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
3Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:
- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt. 
- Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. 
- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
 + ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu). 
 + Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. 
=> Gợi cảm xúc tiếc nuối 
C. Kết luận: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.
- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú
.
Đề 2 : Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn những cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2005) của nhà văn Lê Minh Khuê. 
a) Mở bài 
- Lê Minh Khuê là nữ nhà văn chiến sĩ. Bà tham gia thanh niên xung phong và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ. 
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của bà sáng tác năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến của dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt, khẳng định sự sống còn của Tổ quốc. 
- Truyện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là những chân dung đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học cách mạng một thời oanh liệt. 
b) Thân bài
* Nét đẹp chung trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong
- Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, vận mệnh đất nước trong cậy vào lớp trẻ. Nữ thanh niên xung phong là một trong những lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng. Họ gác lại tất cả những ước mơ tươi đẹp của tuổi trẻ để tham gia “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. 
- Nhiều cây bút đã ca hát về họ, hình ảnh những nữ thanh niên trẻ trung, xinh đẹp, chân thực, giàu lí tưởng, giàu nhiệt huyết cách mạng đã hiến trọn tuổi xuân cho non sông, đất nước. Lê Minh Khuê đã góp thêm những chân dung đẹp, tô thắm cho loại hình nhân vật quen thuộc này trong văn học cách mạng cùng thời. 
- Trong muôn vàn những ngôi sao lấp lánh ẩn hiện nơi bạt ngàn núi rừng Trường Sơn, Lê Minh Khuê đã lựa chọn, làm nổi bật lên vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn ba cô gái: Phương Định, Nho, Thao - tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng của nẽ thanh niên thời ấy. 
- Nét đẹp chung trong tâm hồn, tinh thần của họ là lí tưởng sống cao đẹp: chiến đấu cho độc lập, tự do, cho nhân dân, Tổ quốc an lành, hạnh phúc. 
- Mặc dù hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng không hề lùi bước mà dũng cảm, kiên cường, anh hùng, bất khuất. 
+ Để đảm bảo thông tuyến con đường huyết mạch, họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào, bất kể ngày đêm. 
+ Hằng ngày phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết từng giây, từng phút, sẵn sàng chịu trận khi máy bay địch đột nhào tới nhưng họ vẫn hoàn thành công việc một cách nhanh, gọn, chính xác. Tinh thần của họ đi qua cái chết bình tĩnh, gan dạ đến lạ lùng. Biết rằng trong những trái bom lì lợm kia là Thần chết nhưng cái chết thật mờ nhạt. 
+ Họ sống đoàn kết, gắn bó, yêu thương như chị em trong một gia đình, lo lắng, chăm sóc mỗi khi đồng đội của mình bị thương. 
+ Họ sống hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời. Rất thích hát, hát trước và sau trận đánh. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự át tiếng bom, vượt lên gian khổ, hiểm nguy và vẫn sướng vui đón nhận cơn mưa đá sau trận đánh
=> Giữa khói bom lửa đạn, những nữ thanh niên kiên cường, dũng cảm chiến đấu và tâm hồn vẫn giàu mơ ước, thích hát, thích làm đẹp, nghe đài như cuộc sống yên bình vậy. Đó là phẩm chất anh hùng hiếm có ở nơi nào trên Trái Đất này phái đẹp ra mặt trận như thế. 
* Nét đẹp riêng trong từng con người
- Nho nhỏ bé, ít tuổi nhất, trông dễ thương, dịu mát, trắng muốt như một que kem mỗi khi từ dưới suối lên. Cô thích thêu thùa, thích ăn kẹo như trẻ con. Người nhỏ bé nhưng tinh thần phá bom lại không hề nhỏ bé, rất quả cảm, rất bình tĩnh khi bị thương, vẫn nhổm dậy, xòe bàn tay đòi mấy viên đá trong cơn mưa. 
- Chị Thao lớn tuổi hơn cả, nên ước mơ, dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm. Áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu. Đặc biệt rất sợ vắt và máu nhưng người tổ trưởng ấy lại cương quyết, táo bạo đến lạ lùng. Rất bình thản, thong thả nhai nốt miếng bích quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào, tiếng dội bom của phản lực. Chị phân công nhiệm vụ, ra lệnh cương quyết, rõ ràng, phá bom anh dũng, táo bạo đến đáng gờm. 
- Phương Định - cô gái Hà thành vào chiến trường, hồn nhiên, mộng mơ nhưng không thua kém chị em sự kiên cường, dũng cảm. Cô có chút điệu đà của cô gái Hà Nội, thích hát, thích ngắm mình trong gương. Lúc rảnh rỗi thường hay hát và ôm gối mộng mơ, hoặc nghĩ về đồng đội, hoặc nhớ mẹ, nhớ góc phố ngôi nhà với biết bao kỉ niệm đẹp, hồn nhiên như con trẻ đón trận mưa đá sau trận đánh đầu căng thẳng. 
Phương Định cũng như các chị em - đồng đội của mình, mỗi ngày phải phá từ ba đến năm trận bom. Mỗi lần phá một cảm giác khác nhau, căng thẳng, hồi hộp nhưng không hề run sợ mà ngược lại, rất bình tĩnh, thận trọng, thao tác nhanh, gọn, chính xác, vô hiệu hóa an toàn những trái bom chứa sức hủy diệt khủng khiếp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
c) Kết bài
- Với sự lựa chọn ngôi kể thích hợp, rất thuận lợi cho việc kể, dẫn dắt câu chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong: giàu lí tưởng, yêu nước, dũng cảm, lạc quan, yêu đời. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng đánh Mĩ hào hùng, oanh liệt. Họ mãi mãi là những bông hoa bất tử. 
- Các thế hệ hôm nay và mai sau được thừa hưởng cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, đừng bao giờ quên họ. Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình bằng hành động cụ thể: học hành chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống để xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng bền vững, phát triển
.
Đề 3:Nói không với hút thuốc lá và Ma túy trong nhà trường
a.Mở bài:
 - Vai trò giáo dục của nhà trường trước những vấn đề xã hội đang được quan tâm.
 - Nêu ý nghĩa của hành động nói không với thuốc lá – Ma túy à tạo môi trường tốt đẹp trong nhà trường.
b.Thân bài: 
* Tại sao phải nói không với hút thuốc lá và Ma túy trong nhà trường?
 - Tác hại nguy hiểm của thuốc lá nạn “ôn dịch” nguy hiểm hơn cả các nạn dịch khác dịch tả , dịch hạch, thậm chí còn hơn cả dịch AIDS.
( dẫn chứng các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà các nhà khoa học đã nêu ra)
- Việc hút thuốc không chỉ ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân mà còn ảnh hưởng đên mọi người xung quanh, cộng đồng khi hít phải thuốc lá nhất là phụ nữ mang thai.
_ Việc hút thuốc lá không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đốt cả một khối tiền.
- Tác hại của Matúy lại càng hiểm hơn thuốc lá vì làm thay đổi một số chức năng tâm lí tạo ra ảo giác và gây nghiện làm cho con người mất khả năng kiềm chế những hành động sai trái.. dễ dẫn đến còn đường tội lổi , tha hóa nhân cách. Làm li tán, bại sản gia đình người thân. 
- Nêu thực trạng việc hút thuốc . sử dụng Matúy trong thanh thiếu niên và trong học sinh nói chung
- Thấy rõ vai trò trường học là một môi trường tốt đẹp, “trong sạch” để giáo dục con người không chỉ có tri thức mà còn hình thành con ngươi có đạo đức nhân cách toàn diện à Việc nói không với thuốc lá trong nhà trường là vấn đề nhất thiết.
* Làm thế nào để nói không với việc không hút thuốc lá - Ma túy trong nhà trường?
- Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng phải được tuyên truyền giáo dục thường xuyên.
+ Nghiêm cấm tuyệt đối học sinh hút thuốc lá Matúy. Từ việc ban đầu duùng thử đến nghiện, lôi kéo bạn bè ngươi khác vào con đường nghiệp ngập.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tuyên tuyền sự tác hại của thuốc lá- Ma túy. 
+ Xây dựng tiểu phẩm, tranh biếm họa để giáo dục học sinh nên trách xa với thuốc lá Matúy.
à Làm cho môi trường trường học thật sự là không thuốc lá và Ma túy.
* Ý thức và hành động của em trước việc “Nói không với thuốc lá và Ma túy trong nhà trường”?
- Những suy nghĩ cụ thể và nêu ra những hành động thiết thực trong công việc tuyên chiến với thuốc lá- Matúy trong công đồng nói chung và trong nhà trường nói riêng.
( Với bản thân phải làm gì? Với bạn mgười thân phải làm gì?...)
- Phải làm gì để trong trường học thật sự trong sạch không thuốc lá và Matúy.
 c.Kết bài: 
- Khẳng định trường học là một môi trường tốt đẹp trong việc giáo dục nhân cách con người.
- Thuốc lá- Matúy là một nạn dịch ,vấn đề xã hội bức thiết mà nhà trường cần quan tâm để tuyên tuyền giáo dục học sinh. Góp phần cùng xã hội xây dựng con người có nhân cách toàn diện 
.
Đề 4. Suy nghĩ của em vè bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha	
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con
Tình cảm giữa con cái đối với cha mẹ hay tình cảm của cha mẹ đối với con cái là một tình cảm thiêng liêng.Tình cảm ấy được cha ông ta khẳng định từ bao đời nay trở thành một truyền thống đạo đức của nhân dân ta.Nói về tình cảm này thì rất nhiều câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta gửi gắm vào trong đó những chuẩn mực tình cảm đạo đức giữa cha mẹ đối với con cái và ngược lại.nhắc đến tình cảm này ta không thể không thể không nhắc đến câu tục ngữ nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn xảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Trước tiên ta cần phải hiểu được câu tục ngữ trên có nghĩa là gì. Ngọn núi Thái Sơn là một ngọn núi cao ở Trong Quốc. Ví công lao của cha như ngọn núi Thái Sơn một ngọn núi cao nhất của Trung Quốc. Sự so sánh như thế cho ta thấy được công lao của cha không gì so sánh được như ngọn núi Thái Sơn suốt đời vẫn thế vẫn sừng sững đứng dưới nắng mưa trường tồn không bao giờ lay động. Câu thơ còn cho ta thấy mối quan hệ phụ hệ trong quan niệm của người Việt từ xa xưa người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình gánh vác tất cả mọi phong ba sóng gió trong gia đình là chỗ dự vững chắc để mọi người trong gia đình tin tưởng dư dẫm vào đó. Sánh với câu thơ đó nghĩa mẹ cũng được so sánh với trong nguồn. Câu thơ thật ý nghĩa biết nhường nào. Tình mẹ đối với chúng ta rộng lớn bao là như nước nguồn vậy.Như chúng ta đã biết nước nguồn là một dòng nước rất trong xanh mát lành khiến con người ta chỉ cần nhìn thấy cũng cảm nhận nó rất đỗi thoải mái sảng khoái. Bên cạnh đó ta cũng có thể hiểu được câu tục ngữ ở đây còn muốn nói dòng sữa mẹ trao cho chúng ta là vô vàn là dạt dào là không bao giờ cạn và nó rất tinh khiết nguyên vẹn tinh khôi như chính tình cảm của mẹ dành cho chúng ta vậy.
Công cha to lớn như thế ví cả đời cha gắn với đồng ruộng gắn với bao gian nan vất vả của cuộc đời.Có mào đâu một lời than phiền cha vẫn chỉ lặng yên không nói cha mệt không cằn nhằn một lời khó nhọc.Cả cuộc đời cha dường như chỉ có hai tiếng công việc và con cái. Cha không hay tâm sự cha không nói nhiều thế nên mỗi lời cha nói ra khiến mỗi chúng ta cần trân trọng và ghi nhớ suốt cuộc đời này. Nghĩa mẹ cũng muôn phần to lớn khi mẹ mang thai chín tháng mười ngày ,khi đó mấy ai hiểu được sự vất vả khi mang một đứa bé trong bụng rồi đi làm lụng vất vả sẽ khó nhọc biết nhường nào mẹ chăm lo chăm sóc chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ cho cha yên tâm làm việc.Mẹ chăm sóc chúng ta từng bước đi khi chập chững vào đời đến khi mẹ khuất bóng. Tình cảm ấy liệu biển cả đã đo được. Bên cạnh đó ta cũng thấy câu tục ngữ đúng nhưng có phần chưa đủ.Ngọn núi Thái Sơn kia theo năm tháng sẽ bị bào mòn ,dòng suối trong vắt kia cũng có thể cạn có khi vơi có khi đầy. Nhưng tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta nào đâu có phai dần theo năm tháng nào đâu có cạn dần theo thòi gian theo thời tiết?Tình cảm ấy vẫn cứ trường tồn vẫn mãnh liệt vẫn bao la rộng lớn xiết bao.Vậy còn có gì so sánh được với tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta đây.Điều đó cho chúng ta thấy tình cảm cha mẹ là thiêng liêng rộng lớn bao là không bao giờ thay đổi không những nó không phai nhòa theo năm tháng và thậm chí càng ngàng nó càng soi rọi tỏa sáng và ngày càng trường tồn vĩnh viễn.
Công lao của cha mẹ thật to lớn thật vô tận xiết bao vì vậy ta phải luôn luôn ghi nhớ thờ kình phụng dưỡng cha mẹ vì cha mẹ đã tuổi gài sức yếu.Cha mẹ đã sinh ra ta cưu mang ta cho ta cái ăn cái mặc cho at một cuộc sống như ngày hôm nay vì vậy ta phải biết ơn giữ chữ hiếu Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thủy chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội m

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_NGU_VAN_9_2015_2016.doc