SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 05/4/2007 MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) - Học sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận). - Hướng dẫn cách ghi phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan : Ví dụ : Ở câu 1, nếu học sinh chọn ý A thì ghi vào giấy thi : 1 + A ; nếu chọn ý B thì ghi : 1 + B ; . . . Đề thi có ba trang : I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) 1). Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính ? A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo. B. Vận động viên chạy lấy đà trước khi nhảy xa. C. Búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền. D. Khi xe đang chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái khi xe từ từ rẽ sang phải. 2). Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật. D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 3). Chọn câu có nội dung sai trong các câu sau. A. Khi phơi quần áo, người ta dựa trên hiện tượng bay hơi của nước. B. Khi chưng cất nước, người ta dựa trên hiện tượng bay hơi và ngưng tụ. C. Khi làm muối, người ta dựa trên hiện tượng đông đặc. D. Khi đúc tượng đồng, người ta dựa trên hiện tượng nóng chảy và đông đặc. 4). Hai dây dẫn đồng chất được mắc nối tiếp nhau. Dây thứ nhất có chiều dài , tiết diện S1 = 0,5 mm2 và dây thứ hai có chiều dài , tiết diện S2 = 1 mm2. Khi có dòng điện chạy qua hai dây dẫn trong cùng một khoảng thời gian, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn thứ nhất và nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn thứ hai tuân theo đúng hệ thức A. Q1 = 4Q2 B. 4Q1 = Q2 C. Q1 = Q2 D. Q1 = 2Q2 5). Một bếp điện có ghi (220 V - 60 W), người ta sử dụng bếp trên ở hiệu điện thế U = 110 V. Công suất tiêu thụ điện của bếp lúc này là A. 10 W B. 40 W C. 25 W D. 15 W 6). Quy tắc nắm tay phải được dùng để xác định A. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua. C. chiều của đường sức từ bên trong ống dây có dòng điện chạy qua. D. tên các cực của một thanh nam châm. 7). Trong việc truyền tải điện năng đi xa, nếu tăng hiệu điện thế đầu nguồn lên 100 lần thì công suất nhiệt hao phí trên đường dây sẽ A. giảm đi 100 lần. B. tăng 200 lần. C. giảm đi 10.000 lần. D. tăng 10.000 lần. 8). Hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở lần lượt là A. B. C. D. 9). Cho hai điện trở R1 , R2 và nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 6 V. Nếu mắc R1 nối tiếp với R2 rồi nối với nguồn U thì công suất tiêu thụ điện toàn mạch là P1 = 6 W. Nếu mắc R1 song song với R2 rồi nối với nguồn U thì công suất tiêu thụ điện toàn mạch là P2 = 27 W. Giá trị của mỗi điện trở lần lượt là A. 4 W ; 2 W B. 6 W ; 2 W C. 4 W ; 6 W D. 4 W ; 8 W 10). Khi tia sáng truyền từ môi trường nước vào môi trường không khí thì A. góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. góc khúc xạ và góc tới bằng nhau. D. không kết luận được gì về góc khúc xạ và góc tới. 11). Vật thật nằm trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính trong khoảng từ tiêu cự đến hai lần tiêu cự ( f < d < 2f ) thì cho A. ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 12). Khi sử dụng máy ảnh để chụp ảnh một vật, vật đặt ở vị trí nào sau đây ? A. Trong khoảng tiêu cự của vật kính. B. Ngoài khoảng tiêu cự của vật kính. C. Một vị trí bất kỳ trước vật kính. D. Trong hay ngoài khoảng tiêu cự tùy vật nhỏ hay lớn. II/. PHẦN TỰ LUẬN : (14 điểm) Bài 1 : (3 điểm) Một người chuyển động thẳng đều đi từ A đến B. Trên quãng đường đầu, người đó đi với vận tốc v1 = 20 km/h, thời gian còn lại đi với vận tốc v2 = 15 km/h. Quãng đường cuối cùng, người ấy đi với vận tốc v3 = 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB. Bài 2 : (3 điểm) Hai quả cầu kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8 g/cm3 và D2 = 2,6 g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chậu chất lỏng có khối lượng riêng D3 và nhúng quả cầu thứ hai vào chậu chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Bỏ vào đĩa cân có treo quả cầu thứ hai một quả cân có khối lượng m1 = 17 g thì cân thăng bằng trở lại. Sau đó, lấy quả cân có khối lượng m1 ra. Đổi vị trí hai chậu chất lỏng cho nhau, cân lại mất thăng bằng. Để cân thăng bằng, ta phải thêm một quả cân có khối lượng m2 = 27 g cũng vào đĩa cân có treo quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng. Bài 3 : (4 điểm) Cho đoạn mạch điện AB có sơ đồ như hình vẽ. Đ2 Đèn Đ1 (6 V-3 W) và đèn Đ2 (3 V-1,5 W). Các điện trở R3 = R4 = 12 W . Đặt vào hai đầu mạch AB một hiệu điện thế không đổi UAB = 9 V. 1). Khi khóa K mở, các đèn Đ1 và Đ2 có sáng bình thường không ? Giải thích. 2). Khi khóa K đóng. Tính công suất tiêu thụ của các đèn Đ1 ; Đ2 và cho biết các đèn đó sáng như thế nào ? Bài 4 : (4 điểm) Cho đoạn mạch điện AB như hình vẽ. Biết R1 = R2 = R3 = 4 W ; R4 = 12 W ; R5 = 1 W. Đặt vào hai đầu mạch AB một hiệu điện thế không đổi U = 24 V. Điện trở của Ampe kế và dây nối không đáng kể. Tính điện trở tương tương của đoạn mạch AB và tìm số chỉ của Ampe kế khi : 1). Khóa K mở. 2). Khóa K đóng. ---------------------HẾT---------------------
Tài liệu đính kèm: