Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2015 - 2016 môn lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2015 - 2016 môn lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2015 - 2016 môn lịch sử thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN LỊCH SỬ 
 Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề
Câu I (4,0 điểm). Phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc ở cuối thế kỉ XVIII như thế nào?
Câu II (4,0 điểm). Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? Tại sao gọi đế quốc Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?	
	Câu III (4,0 điểm). Chính quyền của nước Đức và nước Mĩ đã tìm cách giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 như thế nào? Hãy nêu nhận xét của em về cách giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng của hai quốc gia đó.
Câu IV (4,0 điểm). Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Câu V (4,0 điểm). Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
	----------------------------Hết---------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:.............
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT MÔN LỊCH SỬ
Năm học 2015 - 2016
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài
3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm
II. Hướng dẫn chấm chi tiết 
Câu
Nội dung chính
Điểm
Câu 1
Phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất đất nước...
4,00
1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước
- Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài lâm vào tình trạng khủng hoảng
sâu sắc. Cùng thời gian này, ở Đảng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều
đình riêng. Đất nước bị chia cắt thành hai miền và đã gây những thiệt hại to lớn, kìm hãm sự phát triển của đất nước...
- Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa đã đánh đổ được chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ được phần đất từ
Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới đặt ra là tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền 
Lê-Trịnh và điều này cũng có nghĩa là phong trào Tây Sơn sẽ phải đảm nhiệm thêm 
sứ mệnh thống nhất lại đất nước. Trong những năm 1786-1788, phong trào đã lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành 
2. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785): Sau khi chính quyền của chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm đã sai tướng đem 5 vạn quân thủy, bộ sang xâm lược nước ta. Trước yêu cầu bảo vệ nền độc lập dân tộc vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem đại quân vào Nam chống giặc. Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan quân xâm lược...
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789): Nhận được sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống và coi đây là thời cơ thuận lợi để xâm lược nước ta vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân kéo sang xâm lược nước ta. Nhận được tin có ngoại xâm, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và chỉ huy quân tiến ra Bắc. Từ đêm 30 đến trưa ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789) với khí thế tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa quân ta đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc... 
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 2
Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản...
4,00
1. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị 1868: Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước.
- Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ươngNăm 1889 Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập...
 - Về kinh tế: Thực hiện thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn...
- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu của phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, mời chuyên gia nước ngoài... 
- Về giáo dục: Ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, coi giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây...
2. Nhận xét: Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản và đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa...
3. Gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì: Tuy đã tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, song Nhật Bản vẫn còn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quí tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn chiếm ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự... 
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
Câu 3
Chính quyền của nước Đức và nước Mĩ đã tìm cách giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933...
4,00
1. Khái quát về nguyên nhân, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Trong những năm 1924 -1929, các nước tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển diễn ra không đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa, sự phát triển ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống nhân dân, “ cung” vượt quá xa “cầu”, đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng mất việc, đói khổ, xã hội mất ổn định, nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình... diễn ra liên tục, lôi kéo hàng triệu người tham gia. Sự tồn tại của CNTB bị đe dọa nghiêm trọng...
2. Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng ở các nước Đức, Mĩ
- Nước Đức: Phát xít hóa bộ máy chính quyền, chuần bị chiến tranh đòi chia lại thế giới. Thể hiện rõ thông qua chính sách của Chính phủ Hittle thự hiện từ năm 1933-1939:
+ Về chính trị: Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ...
+ Về kinh tế: Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự...
+ Về đối ngoại: Tích cực chuẩn bị chiến tranh...
- Nước Mĩ: Chính quyền của Tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-tài chính, chính trị-xã hội, được gọi chung là Chính sách mới
+ Về kinh tế: Thực hiện nhiều đạo luật để giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế...
+ Về đối ngoại: Đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ La-tinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Quốc qội Mĩ đã thông qua nhiều đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ...
3. Nhận xét: 
- Đều chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 do xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nên nước Đức và Mĩ lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau. Nước Đức do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, chịu những điều khoản nặng nề của Hòa ước Véc-xai... nên phát xít hóa chế độ chính trị, thiết lập chế độ độc tài phát xít trong khi nước Mĩ nhiều vốn, thị trường, thuộc địa... nên tiến hành cải cách kinh tế, xã hội duy trì chế độ đại nghị, giữ nguyên hệ thống Véc xai - Oasinhtơn... 
- Chính sách của chính quyền các nước Đức, Mĩ hiếu chiến của Đức giai đoạn này là nhân tố dẫn đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai...
0,5
1,0
1,0
0,75
0,75
Câu 4
Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước chống Pháp...
4,00
1. Điều kiện lịch sử
- Với việc kí các Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của lịch sử....
- Xã hội Việt Nam lúc đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Thực dân Pháp sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến trong bộ máy tay sai. Giai cấp địa chủ phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử, không còn đại diện cho quyền lợi dân tộc. Nội bộ triều đình Huế chia thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Bộ phận văn thân, sĩ phu đứng ra đảm nhiệm sự nghiệp giải phóng dân tộc...
- Hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại, chi phối phong trào cứu nước. Bộ phận văn thân, sĩ phu sử dụng hệ tư tưởng phong kiến làm vũ khí chống Pháp. Tuy nhiên, những người yêu nước trong giai cấp nông dân không chịu tác động của tư tưởng này.
2. Khái quát về phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Giai đoạn 1885-1896 đã diễn ra phong trào Cần vương. Lãnh đạo tối cao là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, cùng các văn thân, sĩ phu yêu nước như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật...Thực chất đây là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, khôi phục một nhà nước phong kiến độc lập, chịu tác động của hệ tư tưởng phon kiến...
- Bên cạnh phong trào Cần vương còn có phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)...
3. Kết cục của phong trào: Các phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đều thất bại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo và thiếu đường lối đấu tranh đung đắn...
4. Nhận xét
- Nhìn chung phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là những phong trao đấu tranh vũ trang, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
- Thất bại của phong trào khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cũng chứng tở độc lập dân tộc không thể gắn liền với ngọn cờ phong kiến...
- Mặc du thất bại song phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX đã biểu dương tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và là cơ sở để nảy sinh phong trào yêu nước giai đoạn sau này...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
Câu 5
Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu...
4,00
1. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu: Phan Bội Châu chủ trương tổ chức lực lượng ở trong nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ chính trị dựa vào dân, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
2. Đóng góp của Phan Bội Châu
- Khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở Việt Nam - khuynh hướng dân chủ tư sản
- Tập hợp, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường 
- Phan Bội Châu đã góp phần chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản, đưa phong trào đấu tranh của nhân dân ta vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Phan Bội Châu đã có những đóng góp lớn về văn hóa
1,0
1,0
1,0
1,0
-----------------------------Hết--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_thi_HSG_su_11_thai_nguyen_2016.doc