Khảo sát học sinh giỏi năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát học sinh giỏi năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát học sinh giỏi năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN	 KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - Lớp 8
	Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
 (Tế Hanh – Quê hương)
	 Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: (2.5 điểm)
	 Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 3: (5.0 điểm)
 Trong thơ Bác,	 trăng luôn là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, tươi đẹp. 
 Em hãy viết một bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------HẾT----------------
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN	 KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - Lớp 7
	Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
	Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau:
	 “ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
 (Thép Mới - Cây tre Việt Nam)
Câu 2: (2.5 điểm)
	“ Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau”
 (Nguyễn Phan Hách, Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học,NXB Giáo dục, 2008,tr.49)
	Cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 3: (5.0 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: “Văn học là một bài ca về những tình cảm cao đẹp nhất của con người”.
 Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------HẾT----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Câu 1: (2.5 điểm)
	Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (2.5 điểm)
	Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa.
Câu 3: (5.0 điểm)
	Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam. 
	 Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
 ---------------HẾT----------------
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN	 HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KHẢO SÁT HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 NĂM HỌC 2011 – 2012
 ------------------------ 
Câu 1: (2.5đ)
	*Yêu cầu: 
	HS cảm nhận được đây là bốn câu thơ đặc sắc miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi trên bến sau chuyến ra khơi qua các ý sau:
Người lao động làng chài với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm”của biển khơi. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường. (0.75đ)
Con thuyền được nhân hóa như con người nằm im trên bến cát, thấm mệt sau những ngày vật lộn với sóng gió, như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thứ vỏ của nó. (075đ)
Đoạn thơ thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương của nhà thơ Tế Hanh. (1.0đ)
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, chặt chẽ: không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
 GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25điểm
Câu 2: (2.5đ) 
	Đây là dạng đề mở nhằm kích thích năng lực nhận xét , đánh giá của HS về một nhân vật văn học. HS có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau cùng với những kiểu bài khác nhau và trình bày bài làm bằng một đoạn văn hoặc một bài văn hoàn chỉnh nhưng cũng phải đảm bảo được tính cân đối, rõ ràng, viết câu, diễn đạt tốt; không sai về lỗi chính tả.
	Dù trình bày kiểu bài nào, đoạn văn hay bài văn hoàn chinh thì HS cũng phải đảm bảo được các ý chính sau đây: Ông giáo không phải là nhân vật trung tâm của tác phẩm nhưng sự hiện diện của ông đã làm cho “ Bức tranh quê” càng thêm đầy đủ.
 - Là người trí thức được mọi người quý trọng nhưng cuộc sống gia đình cũng cùng quẫn phải bán cả những cuốn sách quý nhất của mình để nuôi sống gia đình.
 - Là người giàu lòng cảm thông, nhân hậu với những người nông dân nghèo.	
	 + Thương yêu lão Hạc: chuyện trò tâm tình, gần gũi, động viên để lão Hạc khuây khỏa bớt nỗi nhớ con, âm thầm giúp đỡ,: thương lão Hạc như thương thân
	 + Không nỡ giận vợ vì ông hiểu con người ta khi quá khổ thì cái bản tính tốt đẹp bị những cái lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
	Ngoài những ý có tính định hướng trên, GK cần trân trọng những cách đánh giá khác mà thấy hợp lí thì cho điểm phù hợp.
	* Biểu điểm:
.	-Điểm:2.5đ : Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên; bố cục hợp lí; văn viết mạch lạc; trình bày sạch, đẹp; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
	Các mức điểm còn lại thì GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
	 GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 3: (5.0đ)
 *Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định.; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh.
 - Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
	 - HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm một cách hợp lí để tăng tính thuyết phục cho bài văn.
 *Yêu cầu về kiến thức:- HS phải hiểu được: Thơ của Bác có rất nhiều bài viết về trăng. Dù ở hoàn cảnh nào, trăng vẫn luôn là người bạn thân thiết, là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó HS làm bài phải đảm bảo được các ý sau:
	- Dẫn dắt vấn đề và nêu được vấn đề cần làm sáng tỏ một cách mạch lạc.
	- Khi Bác ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì trăng là người bạn tri âm, tri kỉ gần gũi, động viên, sẻ chia: Ngắm trăng, Đêm thu, Trăng thu, Giải đi sớm
	- Khi Bác ở chiến khu Việt Bắc thì trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, thanh bình, là người bạn luôn có mặt trong lúc bàn việc quân, chia vui cùng tin thắng lợi: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đi thuyền trên sông Đáy.
 HS cần phải phân tích được vẻ đẹp của trăng trong từng bài thơ.và liên hệ với trăng trong thơ Nguyễn Trãi, Lí Bạchđể làm cho bài văn thêm sinh động, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác.
	* Lưu ý: HS có thể triển khai luận điểm không theo trình tự như trên. GK đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung của toàn bài.
	- Khẳng định vị trí của thơ Bác nói chung và nói riêng thơ viết về trăng trong nền văn học dân tộc.
	- Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.
* Biểu điểm
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, cảm xúc, trong sáng, bố cục chặt chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
Điểm 3-4: Bài viết làm sáng tỏ được những yêu cầu trên, biết phân tích làm nổi rõ vấn đề. Bài viết dễ theo dõi, lời văn mạch lạc, còn vài sai sót về lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết còn chung chung, phân tích không sâu; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
 Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, GK cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN	 HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KHẢO SÁT HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
 NĂM HỌC 2011 – 2012
 ------------------------ 
Câu 1: (2.5đ) 
Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và phân tích được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn văn:
	- Các phép tu từ có trong đoạn văn:
	+ Phép điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng (0.5 đ):
	+ Phép nhân hóa: tre (0,5 đ):
 Tác dụng nhấn mạnh hình ảnh cây tre đã có những chiến công to lớn trong công cuộc giữ gìn đất nước đồng thời tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho câu văn.(1.0đ)
 Làm cho cây tre thêm gần gũi với con người, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.(0.5 đ)
Câu 2: (2.5đ)
 Yêu cầu: Học sinh trình bày sự cảm nhận của mình bằng một đoạn văn hay trên một đoạn văn và phải nói được các điểm giống nhau của hai nhân vật- con “cò lửa” và người mẹ.
Con “cò lửa” và hình ảnh người mẹ cùng tồn tại trong một thời gian (chiều mưa sa trắng đồng) và trong một không gian (trên bờ cỏ). Không gian và thời gian ấy gợi lên bóng dáng nhỏ nhoi, tội nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn của ngoại cảnh. .(1.0đ ) 
Cả hai hình ảnh đều cùng một sắc màu (màu vàng) và cùng một hành động (rụt cổ ,thu mình lại) đứng yên tại chỗ. .(1.0đ)
Qua biện pháp so sánh, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh một người mẹ lam lũ, tảo tần, giàu đức hi sinh và bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn về cuộc đời thầm lặng hi sinh của người mẹ (0.5đ)
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên ; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
 GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25điểm
Câu 3: (5.0đ)
 *Yêu cầu về kĩ năng:
	- HS xác định được đây là kiểu bài nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ một vấn đề. 
	- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp.
	- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả, sạch sẽ.
	*Yêu cầu về kiến thức: 
	+ Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
 	+ Phần thân bài đảm bảo được các ý sau:
	- Tình cảm gia đình – với tổ tiên, ông bà, cha mẹ , anh chị em.( dẫn chứng)
	- Tình cảm thầy cô, bạn bè .( dẫn chứng)
	- Tình yêu thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá  .( dẫn chứng)
	- Tình yêu thương giữa con người với con người. .( dẫn chứng)
 	- Tình cảm đối với quê hương, đất nước .( dẫn chứng)
	- .
	* Lưu ý: HS có thể triển khai các ý không theo trình tự như trên hoặc thiếu một vài ý trên hoặc có những ý khác mà vẫn hợp lí thì GK đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung của toàn bài.
* Biểu điểm
Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên, có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc, cảm xúc, trong sáng, bố cục chặt chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
Điểm 3-4: Bài viết làm sáng tỏ được những luận điểm trên, biết phân tích làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, còn vài sai sót về lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết còn rời rạc, bố cục lỏng lẻo; khó theo dõi; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
 Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
 ---------------------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Câu 1: (2.5 điểm)
	Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (2.5 điểm)
	Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa.
Câu 3: (5.0 điểm)
	Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam. 
	 Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
 ---------------HẾT----------------
 Câu 1: (2.5đ) 
*Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
	- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (0.5đ)
 + Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ)
 	 + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ)
	Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ)
	 HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc, tự nhiên; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
 GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 2: (2.5đ)
	* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: - HS nắm được kĩ năng làm văn miêu tả cảnh vật: Xác định đúng đối tượng miêu tả; quan sát , lựa chon được những hình ảnh tiêu biểu; trình bày theo một trình tự hợp lí.
	 - HS có kĩ năng vận dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong miêu tả một cảnh vật để tăng sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tình cảm của con người trước cảnh vật .
 - Về kiến thức: HS tập trung miêu tả một cảnh vật cụ thể: cảnh một chiều hè trên cánh đồng ở quê em. với những quan sát và cảm nhận riêng của bản thân.
	HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
 GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 3: (5.0đ)
	* Yêu cầu:
- Yêu cầu về kĩ năng:
	-HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ đối thoại... tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn.
	 -Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào. 
	 -Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức:	
HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau:
a- Mở bài: (0.5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre.. 
b- Thân bài: (3.0 điểm)
	- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...(1,5 điểm)
 - Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... (1.5 điểm)
 * Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.
 c- Kết bài: (0.5 điểm)
	- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.
 - Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này.
	 Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.
	GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm.
 ----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi khao sat HSG 678.doc