Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (6 điểm)

 

Đọc văn bản sau

 

Chiếc mũ trí tuệ

 

Ngày xửa ngày xưa, có một vị quốc vương đã rất cao tuổi, muốn truyền ngôi vị cho đứa con trai duy nhất có phần ngu đần của mình.

 

Nhưng triều thần và người dân lại phản đối ý kiến đó. Họ đề nghị quốc vương rằng sáu tháng sau ngài phải tổ chức cuộc thi tuyển chọn nhân tài. Nếu hoàng tử không chứng minh được trí tuệ của mình, chàng ta sẽ không được lên ngôi.

 

Quốc vương vô cùng lo lắng, không nghĩ được cách nào tốt, đành sai hoàng tử đến gặp một mụ phù thủy. Ngài nói với hoàng tử: “Con phải đưa thứ này cho mụ phù thủy ăn. Mụ ta là người có pháp thuật, nếu được ăn đồ ăn của con, mụ ta sẽ rất vui vẻ truyền phép thuật cho con”.

 

Hoàng tử ghi nhớ lời của quốc vương, chàng đem theo rất nhiều đồ ăn, vừa đi trên đường vừa ăn, gặp ai trên đường cũng đưa thức ăn của mình cho họ.

 

Cuối cùng hoàng tử gặp một bà lão, chàng đem quả khô còn lại cho bà ta. Bà lão nhận lấy, hoàng tử hỏi, quả nhiên bà ta chính là mụ phù thủy. Vì thế, hoàng tử cầu xin mụ ban cho chàng trí tuệ.

 

Mụ phù thủy nói: “Ta rất vui mừng được ban trí tuệ cho ngươi. Nhưng với điều kiện quốc vương phải đóng cửa tất cả trường học, vì trường học cho con người tri thức, họ sẽ cướp đi pháp lực phù thủy của ta”.

 

Hoàng tử vội vàng đồng ý.

 

Mụ phù thủy đan cho hoàng tử một chiếc mũ trí tuệ, khi đội chiếc mũ đó lên thì ai cũng sẽ trở nên vô cùng thông minh.

 

Hoàng tử trở về, kể lại câu chuyện mình đã trải qua, quốc vương vô cùng mừng rỡ. Họ tin hoàng tử nhất định sẽ được thừa kế ngôi vị.

 

Ngày thi tài đã đến, thần dân cử đến chín thanh niên thi diễn thuyết cùng hoàng tử. Tuy trời rất nóng, nhưng hoàng tử vẫn đội chiếc mũ đó. Chàng diễn thuyết rất thành công và được rất nhiều người tán thưởng.

 

Trí tuệ của hoàng tử khiến mọi người cảm thấy kinh ngạc, chiếc mũ chàng đội cũng rất kỳ lạ. Vì thế, một người thông minh kiến nghị, khi diễn thuyết thì phải đứng thẳng và bỏ mũ ra để thể hiện lòng tôn trọng đối với mọi người. Lần này quốc vương không có cách nào chối từ.

 

Cuộc thi diễn thuyết thứ hai bắt đầu.

 

Hoàng tử bỏ chiếc mũ trí tuệ ra thì nói năng lúng túng thật đáng chê cười.

 

Mọi người cười lớn và buộc hoàng tử hạ đài.

 

Cuối cùng, họ chọn ra một người thông minh nhất trong chín người thanh niên để làm quốc vương, tám người còn lại đều là đại thần.

 

( Nguồn internet)

Hãy trả lời câu hỏi từ số 1 đến số 8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đứng trước đáp án đúng nhất.

Câu 1: Đâu là đặc trưng thể loại cổ tích của văn bản Chiếc mũ trí tuệ ?

 

 Có yếu tố lịch sử                                                      C.  Yếu tố sự thật.

Có yếu tố thần kì, hư cấu.                                       D. Nhân vật và sự kiện có thật.

 

Câu 2: Đâu không phải nhóm chứa toàn bộ từ ghép ?

 

Ngôi vị, lúng túng                                                                C. Đại thần, quốc vương

Ghi nhớ, vui mừng                                                               D. Trí tuệ, quả khô.

 

Câu 3: Từ ” Đại thần” có nghĩa là gì

 

Bề tôi                                                             C. Quan to trong triều

Quan lại                                                         D. Quan tướng, quân sĩ

 

Câu 4: Ông vua muốn truyền ngôi cho con  vì sao?

 

Vì con ông xứng đáng

Vì con ông ngốc nhưng tốt bụng.

Vì quyền lợi gia tộc

Vì không có ai xứng đáng hơn.

docx 7 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 04/06/2024 Lượt xem 56Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Thể loại truyện cổ tích
3
0
5
0
0
2
0

60
2
Viết

Thuyết minh sự kiện
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Truyện cổ tích
Nhận biết: 
- Nhận diện được đặc trưng thể loại. 
- Nhận diện được từ ghép.
- Chỉ ra được tình tiết vấn đề cần khai thác trong văn bản.
Thông hiểu:
-Giải thích được nghĩa của từ Hán Việt trong ngữ cảnh cụ thể
- Lí giải tình huống trong văn bản
-Xác định công dụng dấu ngoặc kép trong ngữ cảnh cụ thể
Vận dụng:
-Vận dụng kĩ năng trình bày về công dụng từ Hán Việt trong văn bản cổ tích.
- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 
3 TN
5TN
2. TL



2
Viết
Thuyết minh về một lễ hội ở quê hương em
Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài thuyết minh và đối tượng ( lễ hội quê hương)
Thông hiểu: đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
Vận dụng: Thể hiện được trình tự lễ hội, nêu các đặc trưng của lễ hội
Vận dụng cao: 
Lời văn rõ ràng, mạch lạc, có yếu tố tự miêu tả và biểu cảm
1TL*
1TL*
1TL*

1TL*

Tổng

3. TN
1.TL*
5.TN
1TL*
2. TL
1TL*

1 TL*
Tỉ lệ %

20
40
30
10
Tỉ lệ chung

60
40

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (6 điểm) 
Đọc văn bản sau 
Chiếc mũ trí tuệ
Ngày xửa ngày xưa, có một vị quốc vương đã rất cao tuổi, muốn truyền ngôi vị cho đứa con trai duy nhất có phần ngu đần của mình.
Nhưng triều thần và người dân lại phản đối ý kiến đó. Họ đề nghị quốc vương rằng sáu tháng sau ngài phải tổ chức cuộc thi tuyển chọn nhân tài. Nếu hoàng tử không chứng minh được trí tuệ của mình, chàng ta sẽ không được lên ngôi.
Quốc vương vô cùng lo lắng, không nghĩ được cách nào tốt, đành sai hoàng tử đến gặp một mụ phù thủy. Ngài nói với hoàng tử: “Con phải đưa thứ này cho mụ phù thủy ăn. Mụ ta là người có pháp thuật, nếu được ăn đồ ăn của con, mụ ta sẽ rất vui vẻ truyền phép thuật cho con”.
Hoàng tử ghi nhớ lời của quốc vương, chàng đem theo rất nhiều đồ ăn, vừa đi trên đường vừa ăn, gặp ai trên đường cũng đưa thức ăn của mình cho họ.
Cuối cùng hoàng tử gặp một bà lão, chàng đem quả khô còn lại cho bà ta. Bà lão nhận lấy, hoàng tử hỏi, quả nhiên bà ta chính là mụ phù thủy. Vì thế, hoàng tử cầu xin mụ ban cho chàng trí tuệ.
Mụ phù thủy nói: “Ta rất vui mừng được ban trí tuệ cho ngươi. Nhưng với điều kiện quốc vương phải đóng cửa tất cả trường học, vì trường học cho con người tri thức, họ sẽ cướp đi pháp lực phù thủy của ta”.
Hoàng tử vội vàng đồng ý.
Mụ phù thủy đan cho hoàng tử một chiếc mũ trí tuệ, khi đội chiếc mũ đó lên thì ai cũng sẽ trở nên vô cùng thông minh.
Hoàng tử trở về, kể lại câu chuyện mình đã trải qua, quốc vương vô cùng mừng rỡ. Họ tin hoàng tử nhất định sẽ được thừa kế ngôi vị.
Ngày thi tài đã đến, thần dân cử đến chín thanh niên thi diễn thuyết cùng hoàng tử. Tuy trời rất nóng, nhưng hoàng tử vẫn đội chiếc mũ đó. Chàng diễn thuyết rất thành công và được rất nhiều người tán thưởng.
Trí tuệ của hoàng tử khiến mọi người cảm thấy kinh ngạc, chiếc mũ chàng đội cũng rất kỳ lạ. Vì thế, một người thông minh kiến nghị, khi diễn thuyết thì phải đứng thẳng và bỏ mũ ra để thể hiện lòng tôn trọng đối với mọi người. Lần này quốc vương không có cách nào chối từ.
Cuộc thi diễn thuyết thứ hai bắt đầu.
Hoàng tử bỏ chiếc mũ trí tuệ ra thì nói năng lúng túng thật đáng chê cười.
Mọi người cười lớn và buộc hoàng tử hạ đài.
Cuối cùng, họ chọn ra một người thông minh nhất trong chín người thanh niên để làm quốc vương, tám người còn lại đều là đại thần.
( Nguồn internet)
Hãy trả lời câu hỏi từ số 1 đến số 8 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đứng trước đáp án đúng nhất.
Câu 1: Đâu là đặc trưng thể loại cổ tích của văn bản Chiếc mũ trí tuệ ?
 Có yếu tố lịch sử	C. Yếu tố sự thật.
Có yếu tố thần kì, hư cấu.	D. Nhân vật và sự kiện có thật.
Câu 2: Đâu không phải nhóm chứa toàn bộ từ ghép ?
Ngôi vị, lúng túng	C. Đại thần, quốc vương
Ghi nhớ, vui mừng	D. Trí tuệ, quả khô.
Câu 3: Từ ” Đại thần” có nghĩa là gì
Bề tôi	C. Quan to trong triều
Quan lại	D. Quan tướng, quân sĩ
Câu 4: Ông vua muốn truyền ngôi cho con vì sao?
Vì con ông xứng đáng
Vì con ông ngốc nhưng tốt bụng.
Vì quyền lợi gia tộc
Vì không có ai xứng đáng hơn.
Câu 5: Điều kiện để phù thủy ban trí tuệ là gì ?
Hoàng tử phải học tập
Quốc vương đóng cửa trường học
Không cần điều kiện
Phải chịu khó tìm tòi, khám phá.
Câu 6: dấu ngoặc kép trong câu “Ta rất vui mừng được ban trí tuệ cho ngươi. Nhưng với điều kiện quốc vương phải đóng cửa tất cả trường học, vì trường học cho con người tri thức, họ sẽ cướp đi pháp lực phù thủy của ta” có tác dụng gì ?
Đánh dấu ngôn ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt
Đánh dấu câu hiểu theo ý mỉa mai
Đánh dấu nhận định
Đánh dấu lời thoại nhân vật
Câu 7: Việc Hoàng tử đồng ý đóng cửa trường học thể hiện điều gì về nhân vật này?
Ích kỉ	C. Thực tế
Nhanh nhạy	D. Cơ mưu.
Câu 8: Phần cuối truyện, Hoàng tử thua cuộc. Điều này thể hiện tư tưởng gì của tác phẩm?
Nêu lên sự thật: chính thắng tà
Phản ánh sự thắng thế của trí tuệ thực sự.
Bài ca công lí, ở hiền gặp lành
Nhấn mạnh nhân quả: gieo gió gặt bão
Trả lời các câu hỏi 9,10 vào bài thi.
Câu 9: Trong văn bản ”Chiếc mũ trí tuệ” có sử dụng khá nhiều từ Hán Việt. Tác dụng của các từ Hán Việt ở đây là gì?
Câu 10: Từ văn bản trên, với vai trò là một học sinh, hãy rút ra những bài học thiết thực nhất.
II. TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 5: Lễ hội quê hương luôn đậm đà bản sắc, gieo vào lòng người tình yêu đất nước, đồng thời gắn kết tinh thần dân tộc. Em hãy viết một bài văn giới thiệu với mọi người về một lễ hội đặc biệt ấn tượng ở quê mình.
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
1/B
2/A
3/C
4/C
5/B
6/D
7/A
8/B
 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 9

Các từ Hán Việt được sử dụng để tạo không khí cổ xưa
0,5
Câu 10

Những bài học rút ra:
-Trí tuệ đi mượn không thể lâu bền.
-Học tập bằng chính trí tuệ, sự cố gắng của bản thân mới thật sự giá trị.
-Không ngừng phấn đấu học tập là con đường dẫn tới thành công...
(Học sinh có thể đưa ra các bài học phù hợp. Giáo viên linh hoạt chấm)

0,5
0,5
 0,5
II. PHẦN LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh
Mở bài:Giới thiệu đối tượng thuyết minh:lễ hội quê hương
Thân bài: Giới thiệu hợp lí, đúng đặc trưng của đối tượng.
Kết bài: Suy nghĩ của người viết về lễ hội quê hương
0,5
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Thuyết minh sự kiện lễ hội quê hương.
0,25
c. Triển khai nội dung
 Mở bài
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,).
+ Chuẩn bị về địa điểm
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

2.0

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Sáng tạo, linh hoạt kết hợp thêm các yếu tố miêu tả (đặc điểm, tiến trình của lễ hội), biểu cảm (nêu cảm nhận về ý nghĩa của lễ hội).

1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu.docx