Hướng dẫn ôn tập học kì I – Hóa học 11

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1678Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I – Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn tập học kì I – Hóa học 11
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I – HÓA HỌC 11 
(Năm học 2014-2015)
A/ LÝ THUYẾT
I. CHƯƠNG ĐIỆN LI
Câu 1: Dung dịch nào sau đây dẫn điện được?
A. dd đường 	B. dd ancol 	C. dd benzen trong ancol 	D. dd muối ăn 
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện? 
	A. KCl rắn, khan. 	B. Nước biển. 	
C. Nước ở hồ, nước mặn. 	D. Dung dịch KCl trong nước.
Câu 3: Dãy ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong một dung dịch?
A. H+, Na+, Cl-, OH- 	 	B. Ba2+, Ag+, Cl-, NO3- 	
C. Cu2+, Na+, Cl-, OH- 	D. Fe2+, Na+, Cl-, NO3- 
Câu 4: Theo A-rê-ni-ut chất nào sau đây là axit?
A. NaHCO3	 	B. Ca(OH)2	C. HNO3	 	D. NaCl
Câu 5: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ? 
A. H2S, H2SO3, H2SO4.	B. H2CO3, H2S, CH3COOH.
C. H2S, CH3COOH, Ba(OH)2.	D. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3.
Câu 6: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
	A. Chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là bazơ.
	B. Chất có khả năng phân li ra cation OH− trong nước là bazơ.
C. Chất có khả năng phân li ra anion OH− trong nước là axit.
D. Chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
Câu 7: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
A. Zn(OH)2.	B. Al(OH)3.	C. Ca(OH)2.	D. Cr(OH)3.
Câu 8: Dung dịch có a mol NH4+ , b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-.
Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d là đúng?
 	A. a + 2b = c + d B. a + 2b = 2c + d 	C. a + b = 2c + d 	D. a + b = c + d 
Câu 9: Dãy các ion nào có thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch?
	A. Ba2+, SO32−, Mg2+, SO42− 	B. Cl−, NO3−, Al3+, Zn2+ 	
	C. Al3+, Ca2+, CO32-, Cl- 	D. Ca2+, Cl−, Ag+, NO3−
Câu 10: Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch KOH, nhỏ thêm vào vài giọt phenolphtalein. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm. Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch có màu hồng sau đó màu hồng nhạt dần 
B. Dung dịch có màu xanh sau đó màu xanh nhạt dần
C. Dung dịch có màu xanh sau đó màu xanh đậm dần	 
D. Dung dịch có màu hồng sau đó màu hồng đậm dần
Câu 11: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
 	A. H2CO3 ® 2H+ + CO32−	B. NaCl Na+ + Cl−
C. KOH K+ + OH− 	D. MgCl2 ® Mg2+ + 2Cl−
Câu 12. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng? 
A. NaCl → Na + Cl− 	B. HClO → H+ ClO−
C. CH3COOH → CH3COO− + H+ 	D. K2CO3 → 2K+ + CO 
Câu 13: Trong các dd sau đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, MgCl2, Na2S. Có bao nhiêu dd có pH >7? 
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4 
Câu 14: Cho dung dịch có chứa: 0,1 mol Na+; x mol Ba2+; 0,2 mol Cl- ; 0,3 mol NO3-. Giá trị của x là:
A. 0,4	B. 0,15	C. 0,2	D. 0,3	 
Câu 15: Cho CaCO3 tác dụng với HCl dư, phương trình ion thu gọn là:
A. CaCO3 + 2H++ 2Cl−→ CaCl2 + CO2+ H2O	B. CO32− + 2H+ → CO2 + H2O
C. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O	D. Ca2+ + 2Cl− → CaCl2	
Câu 16: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2. Số chất trong dãy tác dụng với lượng 
dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 3.
Câu 17: Phương trình phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là: H+ + OH- → H2O ?
A. Mg(OH)2 + 2HNO3→ Mg(NO3)2+ 2H2O	B. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O 
C. NH4Cl + NaOH→ NH3 + H2O + NaCl 	D. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
Câu 18: Trong dung dịch HCl 0,001M, tích số ion của nước là:
A. [H+].[OH−] > 1,0.10-14	B. [H+].[OH−] < 1,0.10-14
C. [H+].[OH−] = 1,0.10-14	D. không xác định được.
Câu 19: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
	A. 3H2SO4 + Fe2O3 Fe2(SO4)3 + 3H2O.	B. Na2CO3 + 2HCl2NaCl + CO2 + H2O.
	C. Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4.	D. FeCl2 + H2S FeS + 2HCl.
Câu 20: Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím ngả xanh, còn dung dịch nước của chất B không làm thay đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất còn lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
	A. KOH và FeCl3.	B. NaOH và K2SO4.	
C. Na2CO3 và KNO3	D. K2CO3 và Ba(NO3)2.
II. CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO
Câu 1: Số oxi hóa có thể có của nitơ là:
A. -3, +3, +5, 0	B. 0, +1, +2, +3, +5	C. 0,+1, +2, +3,+4,-3 	D. 0, +1,+2,+3,+4,+5,-3
Câu 2: Dãy muối nitrat nào dưới đây nhiệt phân đều tạo ra oxit kim loại , khí NO2 và oxi?	
A. KNO3, AgNO3, Zn(NO3)2	B. Ba(NO3)2, Cu(NO3)2, NaNO3.	
C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2, KNO3. 	D. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2
Câu 3: Thuốc thử dùng để nhận biết ba lọ dung dịch: NH4NO3, CuCl2, (NH4)2CO3 là: 
A. KOH	B. NaCl	C. NH3	D. Ba(OH)2
Câu 4: HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Na2CO3	B. Cu(OH)2	C. Fe2O3	D. Fe(OH)2
Câu 5: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là 
A. LiN3 và Al3N.	B. Li3N và AlN.	C. Li2N3 và Al2N3.	D. Li3N2 và Al3N2.
Câu 6: Dung dịch của axit photphoric có chứa các loại ion (không kể H+ và OH- của nước) là:
A. H+, PO43-	B. H+, HPO42-, PO43-	C. H+, H2PO4-, PO43-	D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây viết đúng?
A. HNO3 + Fe ® Fe(NO3)2 + H2O	 	B. 3HNO3 + Fe2O3 ® Fe(NO3)3 + 3H2O	
C. 2HNO3 + FeO ® Fe(NO3)2 + H2O	D. HNO3 + Fe ® Fe(NO3)3 + H2O
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m (g) P trong oxi dư thì thấy có 4,8 g khí oxi phản ứng. Giá trị của m là:
A. 3,72g	B. 18,6g	C. 5,81g	D. 7,44g
Câu 9: Dùng 4,48lít khí NH3 ( đktc) sẽ khử được bao nhiêu gam CuO :
A. 48 gam	B. 12 gam	C. 6 gam	D. 24 gam
Câu 10. Để nhận biết ion thường dùng thuốc thử AgNO3 ,bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu 	B. Tạo ra dung dịch có màu vàng 
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng	D. Tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí
Câu 11: Công thức phân tử của phân ure là:
A. NH4HCO3	 	B. (NH4)2CO 	C. (NH2)2CO	D. Ca(H2PO4)2
Câu 12: Cho chuỗi phản ứng: A → B → H3PO4. A, B lần lượt là:
A. P, P2O3	B. P, P2O5	C. P, HNO3	D. Ca3(PO4)2
Câu 13: Trong công nghiệp nitơ được sản xuất từ: 
A. không khí 	B. NH3, O2	C. NH4NO2	D. Cu, HNO3
Câu 14: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối Zn(NO3)2 là:
A. Zn, NO2 ,O2	B. ZnO, NO, O2	 
C. ZnO, NO2, O2	D. Zn(NO3)2, O2
Câu 15: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại ?
	 A. AgNO3, Hg(NO3)2.	B. AgNO3, Cu(NO3)2.
	 C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2.	D.Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.	 
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là: 	
A. NO. 	B. NO2. 	C. N2O. 	D. N2.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ amoniac là một bazơ ?
 	A. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.	B. 2NH3 + 3Cl2 6HCl + N2.
C. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.	D. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
 (1) NH3 + HCl → NH4Cl 	(2) 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
 (3) NH3+ HNO3→NH4NO3 	(4) 2NH3 + 3Br2 6HBr + N2
Phản ứng nào chứng tỏ amoniac là một chất khử ?
A. (1), (2). 	B. (1), (3).	C. (2), (3).	D. (2), (4).
Câu 19: Trong phản ứng tổng hợp NH3: N2(k)+ 3H2(k) 2NH3(k); ΔH= -92 kj.
Sẽ thu được nhiều khí NH3 nếu ta thực hiện
	A. giảm nhiệt độ và áp suất. 	B. tăng nhiệt độ và áp suất.
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.	D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 20. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ 
	A. NH3 và O2. B. NaNO3 và H2SO4 đặc. C. NaNO3 và HCl đặc. 	D. NaNO2 và H2SO4 đặc. 
Câu 21. Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch 
	A. HNO3 đặc, nguội. 	B. HCl. 	C. HNO3 loãng. 	D. H2SO4 loãng. 
Câu 22. Cặp chất không xảy ra phản ứng là 
	A. dung dịch HNO3 và Al2O3. 	B. Na2O và HNO3. 	
	C. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. 	D. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. 
Câu 23. Phương trình hoá học nào sau đây không đúng? 
	A. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O 	B. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaHCO3 	
C. 2KNO3 2K + 2NO2 + O2 	D. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O 
Câu 24: Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong 
 	A. dầu hoả.	B. nước.	C. benzen.	D. ete.
Câu 25: Trộn một dung dịch có chứa 1 mol H3PO4 với một dung dịch có chứa 2,7 mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng bay hơi đến khô. Chất rắn sau bay hơi là
	A. Na2HPO4 và NaH2PO4.	B. Na2HPO4 và Na3PO4.	
C. Na3PO4.	D. Na3PO4 và NaOH.
III. CHƯƠNG CACBON - SILIC
Câu 1. Các số oxi hóa thường gặp của cacbon là
A. -4, 0, +2, +4	B. -4, -2, 0, +2	C. -2, +2, 0, -3	D. -3, -1, 0, +4	
Câu 2. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. C + O2 CO2	B. 2CuO + C 2Cu + CO2
C. 3C + 4Al Al4C3	D. C + H2O CO + H2
Câu 3. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. 2C + Ca CaC2	B. C + 2H2 CH4
C. C + CO2 2CO	D. 3C + 4Al Al4C3
Câu 4. Oxit nào sau đây không tạo muối ?	
A. CO2	B. CO	C. NO2	D. SO2
Câu 5. Dung dịch chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. Na2CO3	B. H2SO4	C. NaCl	D. NaHCO3
Câu 6. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3	B. NaHCO3 	C. Na2CO3 	D. MgCO3
Câu 7. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì xuất hiện kết tủa. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: 	
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 8. Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa CaCO3, thì kết tủa tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:	
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7 
Câu 9. Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dùng phương pháp nào sau đây?
	A. Cho qua dd HCl 	B. Cho qua dd H2O 
	C. Cho qua dd Ca(OH)2 	D. Cho hỗn hợp qua NaCl
Câu 10. Khí CO không khử được chất nào sau đây?
	A. CuO 	B. ZnO 	C. MgO 	D. Fe2O3
Câu 11. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
	A. SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O 	B. SiO2 + 4HCl ® SiCl4 + 2H2O 
C. SiO2 + 2C ® Si + 2CO 	D. SiO2 + 2Mg ® 2MgO + Si
Câu 12. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng 
A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si 	B. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2 
C. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O	D. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2
Câu 13. Đơn chất nào tan được trong dung dịch kiềm NaOH giải phóng khí hiđro ?
A. C	B. Si	C. Cu	D. Fe
Câu 14. X là chất khí không màu, rất độc, cháy trong không khí tạo ra sản phẩm làm đục nước vôi trong. Chất khí X là:	
	 A. Cl2 	B. CO2 	C. CO 	D. H2
Câu 15. Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?
A. SiO 	B. SiO2 C. SiH4 	D. Mg2Si
Câu 16: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KClO3, Al, HNO3 (đặc).	B. Na2O, NaOH, HCl.
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3.	D. AgNO3, KOH, NH4Cl.
Câu 17: Khí CO2 có lẫn tạp chất khí SO2 . Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào dung dịch nào sau đây ?	A. Dung dịch Br2.	B. dung dịch Ba(OH)2.C. Dung dịch KOH.	D. dung dịch Na2SO4.
Câu 18: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 2KNO2 + O2. 	B. NaHCO3 NaOH + CO2.
C. NH4Cl NH3 + HCl. 	D. NH4NO2 N2 + 2H2O.
Câu 19: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
	A. N2	B. CO	C. CH4	D. CO2
Câu 20: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
	A. H2	B. CO2	C. N2	D. O2
Câu 21. Cho dãy chuyển hóa sau: X Y X. Công thức của X là
	A. NaOH	B. Na2CO3.	C. NaHCO3.	D. Na2O.
Câu 22: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi: 	
	A. cho chất xúc tác vào hệ	B. thêm khí H2 vào hệ	 
	C. giảm nhiệt độ của hệ	D. tăng áp suất chung của hệ
IV. CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
	A. liên kết ion.	B. liên kết hiđrô.	
C. liên kết cộng hoá trị.	D. liên kết cho nhận.
Câu 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P,...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 	D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,...
Câu 3: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.	2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.	4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.	6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là
	A. 4, 5, 6.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3, 5.	D. 2, 4, 6.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
 	(a) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(b) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. 
(d) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
Số phát biểu đúng là	
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 5: Axetilen (C2H2) và benzen (C6H6)là
	A. hai chất có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. 
B. hai chất khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. 
C. hai chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
D. hai chất giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. 
Câu 6: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3.	B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, CH3CH2OH.	D. C4H10, C6H6.
Câu 7: Hai chất CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 khác nhau về điểm gì?
	A. Công thức cấu tạo.	B. Công thức phân tử.
C. Số nguyên tử cacbon.	D. Tổng số liên kết cộng hóa trị.
Câu 8: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.	
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 9: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). 
Các chất đồng đẳng của nhau là:	
A. Y, T.	B. X, Z, T.	C. X, Z.	D. Y, Z.
Câu 10: Hai chất:	H-C-O-CH3 và CH3-C-OH có
 	 O	 O
	A. công thức phân tử và công thức cấu tạo đều giống nhau.
	B. công thức phân tử và công thức cấu tạo đều khác nhau.
C. công thức phân tử giống nhau nhưng công thức cấu tạo khác nhau.
D. công thức phân tử khác nhau và công thức cấu tạo giống nhau.
Câu 11: Trong phân tử etilen có số liên kết xich ma (s) là: 
	A. 3.	 B. 6.	 C. 5.	 D. 4.
Câu 12: Trong phân tử axetilen có số liên kết xich ma (s) là: 
	A. 1.	B. 4.	 C. 3.	 D. 2.
Câu 13. Liên kết ba giữa 2 nguyên tử C trong hợp chất hữu cơ gồm:
	A. 1 liên kết s, 2 liên kết p. 	B. 3 liên kết s. 
C. 3 liên kết p. 	D. 1 liên kết p, 2 liên kết s. 
B/ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP 
Dạng 1: Xác định nồng độ ion, phân tử:
Câu 1: Trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,3 mol NaCl. Nồng độ mol/l của [Na+]; [Cl- ] lần lượt là: 
A. 0,2M ; 0,2 M.	B. 0,1M ; 0,2M.	
C. 0,1M ; 0,1M.	D. 0,3M ; 0,3M.
Câu 2: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 20,2 gam KNO3 và 7,45 gam KCl. Nồng độ mol/l của [K+] trong dung dịch là: 	
A. 1,0M.	B. 1,5M.	C. 2,0M.	D. 2,5M.
Câu 3: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ của ion Cl- trong dung dịch mới là:
	A. 2,0M.	B. 1,5M.	C. 1,75M.	D. 1,0M.
Câu 4: Một dung dịch có chứa Ca2+(0,2 mol), NO(x mol), Na+(0,2 mol), Cl-(0,4 mol). Cô cạn dung dịch này thu được muối khan có khối lượng là:	
A. 34,8 gam.	B. 39,2 gam.	C. 32,9 gam.	D. 392 gam.
Câu 5: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl- (x mol); (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là: 
	A. 0,3 và 0,2.	B. 0,2 và 0,3.	C. 0,1 và 0,2.	D. 0,2 và 0,1.
Dạng 2: Tính pH của dung dịch:
Câu 1: Hòa tan 224 ml khí HCl (đktc) vào 1,0 lít H2O. Dung dịch thu được có pH là (Giả sử thể tích thay đổi không đáng kể)	
A. 13. 	B. 12.	C. 1. 	D. 2.
Câu 2: Dung dịch NaOH 0,01M có: 	
A. pH = 11. 	B. pH=12.	C. pH = 1. 	D. pH=2.
Câu 3: pH của dung dịch chứa 1,46 gam HCl trong 400,0 ml là:
A. 4,0. 	B. 3,0. 	C. 2,0. 	D. 1,0.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 0,12 gam Mg trong 100 ml dung dịch axit HCl 0,2M (giả sử thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể). pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc là:
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 1.
Câu 5: Trộn 300,0 ml dung dịch HCl 2,0M với 100,0 ml dung dịch NaOH 5,6 M. Dung dịch sau phản ứng có pH là 	A. 1,0.	B. 2,0.	C. 3,0.	D. 4,0.
Dạng 3: Phản ứng trao đổi ion: Tính khối lượng, thể tích, nồng độ:
Câu 1: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 	
A. 33,2.	B. 19,7.	C. 23,3.	D. 46,6.
Câu 2: Cho 0,01 mol FeCl3 tác dụng với dung dịch chứa 0,035 mol NaOH thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,80 gam. 	B. 1,07 gam. 	C. 2,14 gam. 	D. 1,34 gam.
Câu 3: Cho dung dịch NaOH đến dư vào 100 ml dung dịch NH4NO3 0,1M. Đun nóng nhẹ, thấy thoát ra V lít khí NH3 (ở đkc). Giá trị của V là :	
A. 0,112 lit.	B. 0,336 lit.	C. 0,448 lit.	D. 0,224 lit.
Câu 4: Cho 2,84 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 672 ml khí CO2(đktc). Khối lượng 2 muối clorua khan thu được là:	
	A. 31,7 gam.	B. 3,17 gam.	C. 1,37 gam.	 	D. 13,7 gam.
Câu 5: Cho 2,81gam hỗn hợp ba oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan thu được là:	
 A. 3,81 gam.	B. 4,81 gam.	C. 5,21 gam.	D. 4,12 gam.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
	A. 1,79	B. 4,48	C. 2,24	D. 5,60
Dạng 4: Hiđroxit lưỡng tính:
Câu 1: Cho 300 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 500 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là	
A. 7,8 gam. 	B. 15,6 gam. 	C. 23,4 gam. 	D. 25,2 gam.
Câu 2: Cho 300 ml dung dịch ZnSO4 1M tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là	
A. 29,7 gam. 	B. 19,8 gam. 	C. 21,4 gam. 	D. 9,9 gam.
Câu 3: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là
	A. 0,50aM. 	B. 0,25M.	C. 0,35M. 	D. 0,65M.
Dạng 5: Điều chế amoniac:
Câu 1: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, tính thể tích khí NH3 bay ra (đkc)?	
A. 1,12 lit.	B. 3,36 lit.	C. 4,48 lit.	D. 2,24 lit. 
Câu 2: Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2(đkc) để điều chế được 51gam NH3, biết hiệu suất của phản ứng là 25%?	
A. 13,44 lit và 40,32 lit. 	B. 134,4 lit và 403,2 lit.
C. 3,46 lit và 10,08 lit.	D. 2,44 lit và 6,72 lit.
Câu 3: Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 để điều chế được 44,8 lít NH3, biết các khí ở trong cùng một điều kiện và hiệu suất của phản ứng là 25% ?	
	A. 22,4 lít và 67,2 lít.	B. 2,24 lít và 6,72 lít.	
	C. 89,6 lít và 268,8 lít.	D. 5,58 lít và 16,8 lít.
Câu 4: Để điều chế 2lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là: 
A. 8 lít	B. 2 lít	C. 4 lít	D. 1 lít
Dạng 6: Xác định công thức: kim loại, muối, khí
Câu 1. Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là 
	A. Cu. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Mg. 	 
Câu 2. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
	A. NO và Mg.	B. N2O và Al	C. N2O và Fe.	D. NO2 và Al.
Câu 3: Chất X là muối của canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 
thì thu được 0,376 gam kết tủa. X là muối nào sau đây?
A. CaCl2 	B. CaBr2 	 C. CaI2 	D. CaF2
Câu 4: Hòa tan 1,952 gam muối BaCl2.xH2O trong nước. Thêm H2SO4 loãng, dư vào dung dịch thu được. Kết tủa tạo thành được làm khô và cân được 1,864 gam. Giá trị của x bằng
A. 1.	 	B. 2.	C. 3.	 	D. 4.
Câu 5. Cho dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch có chứa 9,5 gam muối Clorua của kim loại nhóm IIA thì thu được 8,4 gam kết tủa. Công thức muối clorua của kim loại nhóm IIA đã dùng là: 
	A. BaCl2.	B. MgCl2. 	C. BeCl2. 	D. CaCl2. 
Dạng 7: Kim loại, oxit kim loại + HNO3
Câu 1: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: (Cho Fe = 56, H = 1)
A. 6,72. 	B. 4,48. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 2: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
A. 21, 56 gam.	B. 21,65 gam.	C. 22,56 gam.	D. 22,65 gam.
Câu 3: Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là	
	A. 65%	B. 30%	C. 55%	D. 45%
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 15,6 g. 	B. 10,5 g.	C. 11,5 g. 	D. 12,3 g.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là :
	 A. 21,95%.	B. 78,05%.	C. 68,05%.	D. 29,15%.
Câu 6: Khi hòa tan hoàn toàn 60,0 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 3,0 lít dung dịch HNO3 1,00M lấy dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí NO ( ở đktc). 
a) Hàm lượng phần % của Cu trong hỗn hợp là:	
A. 48%.	B. 72%.	C. 60%.	D. 96%.
b) Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là:
	A. 0,31M. 	B. 0,62M.	C. 0,45M.	D. 1,07M.
Câu 7: Dung dich HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8,0 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Khối lượng của ZnO trong hỗn hợp là:
	A. 26 gam.	B. 13 gam.	C. 16,2 gam.	D. 8,1 gam.
Dạng 8: Nhiệt phân muối nitrat, cacbonat:
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam muối CaCO3 giải phóng V lít khí (đkc). Giá trị của V là:
	A. 8,96 l. 	B. 2,24 l. 	C. 1,12 l. 	
Câu 2: Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là :
	A. 87 gam.	B. 94 gam.	C. 69 gam. 	D. 141 gam.
Câu 3: Đun nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 sau phản ứng thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là :	
A. 30%.	B. 70%.	C. 80,%.	D. 50%.
Câu 4: Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ 
bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu? 
	A. 28,41% và 71,59%	 	B. 40% và 60%	
	C. 13% và 87%	D. 50,87% và 49,13%
Câu 5: Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69 gam hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là
A. 80%	B. 16%	C. 80%	D. 84%	
Dạng 9: H3PO4 + dung dịch kiềm
Câu 1: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Giá trị V là:	
A. 150 ml.	 	 B. 200 ml.	C. 250 ml.	D. 300ml
Câu 2: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được là 	
A. 0,35 M.	B. 0,333 M.	C. 0,375 M.	D. 0,4 M.
Câu 3: Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50ml dd KOH 1M thu được dd X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị m là :	
A. 21,4 g. 	B. 3,86 g.	C. 17,5 g. 	D. 36,4 g. 
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với 
dung dịch NaOH 32%, tạo ra muối Na2HPO4.Khối lượng dung dịch NaOH đã dùng? 
A. 2,5 gam.	B. 5 gam.	C. 50 gam.	D. 25 gam.
Câu 5: Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối:	
A. KH2PO4 và K2HPO4.	B. KH2PO4 và K3PO4.
	C. K2HPO4 và K3PO4.	D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4.
Dạng 10: CO2 tác dụng dd kiềm, phản ứng CO khử oxit kim loại:
Câu 1: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của V là: 
A. 0,224	B. 0,672 hay 0,224	
C. 0,224 hay 1,12	D. 0,224 hay 0,440
Câu 2: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 150 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 50 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 11,2. 	B. 3,36.	C. 44,8.	D. 56,0 l.
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 19,7g	B. 17,73g	C. 9,85g	D. 11,82g
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Gía trị của a là. 	
A. 0,032M.	B. 0,048 M.	C. 0,06 M. 	D. 0,04 M.
Câu 5: Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là 
A. 44,8 g	B. 40,8 g	C. 4,8 g	D. 48,0 g
Câu 6: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:	
A. 0,448. 	B. 0,112. 	C. 0,224. 	D. 0,560.
Câu 7: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là:	
A. 5,6 gam. 	B. 6,72 gam. 	C. 16,0 gam.	D. 8,0 gam.
Câu 8: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 0,8 gam.	B. 8,3 gam.	C. 2,0 gam.	D. 4,0 gam.
Dạng 11: Xác định thành phần trăm các nguyên tố, CTĐGN, CTPT của HCHC:
Câu 1: Khi oxi hóa hoàn toàn 7,0 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của từng nguyên tố C, H trong hợp chất hữu cơ đó là (Cho C = 12, O = 16) 
A. 85,71% và 14,29%.B. 10,0% và 90,0%.	C. 80,0% và 20,0%.	D. 70,0% và 30,0%.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là (Cho C = 12, O = 16, H = 1) 
A. C2H4O. 	B. C2H5O.	C. CH2O.	D. CH2O2.	
Câu 3: Phân tích 2,36 gam chất hữu cơ người ta thu được 446,4cm3 khí nitơ (đkc). Phần trăm N trong hợp chất trên là: 
A. 23,73%	B. 24,56%	C. 86,13%	D. 38,14%
Câu 4: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23).
	A. C4H11O2N.	B. C2H7O2N.	C. C3H9O2N.	D. C3H7O2N. 
Câu 5: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21:2:4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Công thức phân tử của X là
	A. C7H8O.	B. C8H10O.	C. C3H6O.	D. C4H8O.
---------Hết--------

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_HKI_HOA_11.doc