Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 Năm 2015

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 Năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 Năm 2015
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2015
Toán LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Biết cộng, trừ, nhân,chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
- Làm được các BT : B1 (2 ý đầu) ; B2 (a,d) ; B3. HS khá, giỏi làm thêm các phần còn lại.
II. CHUẨN BỊ: bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ;
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Nhận xét 
2. luyện tập.
 - GV cho HS đọc yêu cầu mỗi khi làm bài tập, sau đó GV hướng dẫn nếu thấy cần thiết. HS tự làm bi rồi chữa bi.
 ž.Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. GV cho HS nêu cách đổi hỗn số thành phân số. HS tự giải bài, sau đó nêu kết quả phép tính vừa thực hiện. 
ž.Bài 2: GV định hướng chung cho HS cách học so sánh, cộng trừ, nhân, chia hỗn số 
 - HS tự làm bài GV cho nêu bài làm và nêu được cách giải.
ž.Bài 3: HSKG tự giải rồi chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
 - HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
 - Nhận xét tiết học.
a. x	b. : 	
c. + 	 d. - 
- HS làm
a) So sánh 
d) Tương tự
Tập đọc 	LÒNG DÂN ( PHẦN 1 )
 I.MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giong đoc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
 - Hiểu nôi dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
 - GDHS tính mạnh dạn, lòng yêu nước.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ, bảng phụ, 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
2. Bài mới:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:	 
 - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch Cho HS luyện đọc-GV sửa lỗi, kết hợp giảng từ: ( SGK) Tức thời: Vừa xong.
b. Tìm hiểu bài: ( trao đổi - thảo luận ).
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 - Hướng dẫn HS đọc phân vai.	 
- Rút ND.	 
3. Củng cố - dặn dò: - Liên hệ giáo dục lòng yêu nước.
 - Nhận xét tiết học.
2em đọc thuộc lòng bài: Sắc màu em yêu.
-Một em đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật cảnh trí, thời gian, tình huống.... 
 Quan sát tranh minh họa. 
 3, 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con
Đoạn 2: ....................tao bắn
Đoạn 3: .................... còn lại.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc lại đoạn trích.
HS trả lời câu hỏi
- 5 HS đọc 5 vai , 1 em đọc phần mở đầu. 
- Thi đọc hay.
+ Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng.
Toán (Tăng).	LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng thực hiện 4 phép tính về phân số.
- Áp dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán . 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: Củng cố kiến thức. 
- Cho HS nêu cách cộng trừ 2 phân số 
 + Cùng mẫu số
 + Khác mẫu số
- Cho HS nêu cách nhân chia 2 phân số 
*Lưu ý: HS cách nhân chia phân số với số tự nhiên , hướng dẫn HS rút gọn tại chỗ, tránh một số trường hợp HS thực hiện theo qui tắc sẽ rất mất thời gian.
 Hoạt động 2: Thực hành
- HS lần lượt làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải 
Bài 1 : Tính 
a) + b) 
 c) 4 - d) 2 : 
Bài 2 : Tìm x
a) - x = b) : x = 
Bài 3 : (HSKG)
 Một quãng đường cần phải sửa. Ngày đầu đã sửa được quãng đường, ngày thứ 2 sửa bằng so với ngày đầu. Hỏi sau 2 ngày sửa thì còn lại bao nhiêu phần quãng đường chưa sửa ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số 
- HS nêu cách cộng trừ 2 phân số : Cùng mẫu số và khác mẫu số.
- HS nêu cách nhân chia 2 phân số
Kết quả :
a) c) 
b) 	d) 6
Kết quả :
a) x = b) x = 
Giải:
Cả hai ngày sửa được số phần quãng đường là : (quãng đường)
Quãng đường còn phải sửa là:
(Quãng đường)
 Đ/S : quãng đường
- HS lắng nghe và thực hiện..
Tiếng việt (Tăng) : LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được thế nào là từ đồng nghĩa.
- HS biết vận dụng những kiến thức đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: GV cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK (8).
- HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
 - GV nhận xét.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
H: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau: 
a) Ăn, xơi; 
b) Biếu, tặng.
c) Chết, mất.
Bài 2: 
H: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau. 
- Các từ cần điền : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.
- Mặt hồ  gợn sóng.
- Sóng biển xô vào bờ.
- Sóng lượn trên mặt sông.
Bài 3:
Đặt câu với mỗi từ sau : cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại các từ đồng nghĩa.
- HS thực hiện.
Bài giải:
a)Cháu mời bà xơi nước ạ.
 Hôm nay, em ăn được ba bát cơm.
b)Bố mẹ cháu biếu ông bà cân cam.
 Nhân dịp sinh nhật Hà, em tặng bạn bông hoa.
c)Ông Ngọc mới mất sáng nay.
 Con báo bị trúng tên chết ngay tại chỗ.
Bài giải:
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ.
- Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông.
Bài giải :
+ Bạn Nam tung tăng cắp sách tới trường.
+ Mẹ em đang ôm bó lúa lên bờ.
+ Hôm nay, chúng em bê gạch ở trường.
+ Chị Lan đang bưng mâm cơm.
+ Chú bộ đội đeo ba lô về đơn vị.
+ Bà con nông dân đang vác cuốc ra đồng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
	Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2015
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
Biết chuyển:
-Phân số thành số thập phân.
-Hỗn số thành phân số.
-Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
-Làm được các BT : B1 ; B2 (2 hỗn số đầu) ; B3 ; B4.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét
2. Bài luyện tập:
 Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách làm hợp lí nhất để đỡ tốn thời gian lm bi.
 Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. Sau đó HS tự giải rồi chữa bài.
Bài 3:GV hướng dẫn HS giải bài tập như trong SGK. Chẳng hạn:
Bài 4.GV hướng dẫn học sinh tự làm rồi giải theo mẫu. 
 Khi HS chữa bài GV cho HS nhận xét để nhận ra rằng, có thể viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo dưới dạng hỗn số với một tên đơn vị đo. Chẳng hạn:
3.Củng cố - Dặn dò
- HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
- Nhận xét tiết học.	
+ 3HS viết phân số thích hợp vào chỗ trống:
a. 1 dm = ....m	
b. 2 cm = ....m	
 c. 4 g = ...kg
-HS tự làm : Chẳng hạn: = ; 
 = ;...
- HS làm bài vào vở ( Hai hỗn số đầu)
8 ; 
3.a. 1 dm = m ; 3 dm = m; 
 9 dm =m	
b.1g = kg ; 8g = kg ; 
25 g =kg 
 c.1pht= giờ; 6 pht = giờ = giờ
 12 pht = giờ = giờ
4.a. 2m 3dm = 2m + m = 2m	 
 b. 4m 37cm = 4m +m = 4m....
- HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Chính tả (nhớ- viết)	 THƯ GƯỈ CÁC HỌC SINH
I.MỤC TIÊU:
 -Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dịng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
- HS KG nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
- GD HS tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
 - Phân tích âm đệm, âm chính, âm cuối của các tiếng: xóa, ngày, cười.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
 b. Hướng dẫn HS nhớ viết :	 
- GV đọc cho HS soát bài .
- GV chấm 8 bài.	 
- Gv nhận xét bài chấm
 c. Hưỡng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2: ( thảo luận - điền bảng ).
- 1 HS đọc yêu cầu - lớp theo dõi.
 -Nhậnxét.	
Bài 3:
 - GV giúp HS nắm được yêu cầu.
 KL : Dấu thanh đặt ở âm chính. ( dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét.
 - Dặn HS thuộc ghi nhớ quy tắc dấu thanh.
 - Chuẩn bị bài: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
- 2HS lên bảng làm bài
- 2 em đọc thuộc lòng - lớp theo dõi.
 Đoạn : từ “Sau 80 năm giới nô lệ .... học tập của các em.”
- HS viết lại bài theo trí nhớ.
+ HS tiếp nối điền vần và đấu thanh.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại quy tắc dấu thanh.
 ÂM NHẠC 	ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
 TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
I. Yêu cầu: Biết hát theo gia điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
*Biết đọc bài TĐN.
II. Chuẩn bị của GV- Nhạc cụ quen dùng.
	- Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc.
	- Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1.
III. HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung 1:Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh
- HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sách của bài hát.
- Trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ 
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài theo nhóm, hát kết hợp gõ và vận động theo nhạc.
Nội dung 2: TĐN số 1 - Cùng vui chơi
1. Giới thiệu bài TĐN
- GV treo bài TĐN số 1 lên bảng.
- Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp.
2. Tập nói tên nốt nhạc 
- HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
- GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
3. Luyện tập cao độ
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lê cao (Đô-Rê-Mi-Son).
4. Luyện tập tiết tấu
- GV gõ tiết tấu làm mẫu.
- GV bắt nhịp (1-2), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
5. Tập đọc từng câu
- GV đàn giai điệu cả bài
Đọc câu 1: GV hát 3 lần, lần thứ nhất HS lắng nghe, lần 2 và 3 các em đọc nhẩm theo.
- GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1.
- HS xung phong đọc.
- Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
- Đọc câu thứ hai tương tự.
6. Tập đọc cả bài
- GV cho HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu, GV bắt nhịp.
7. Ghép lời ca
- GV cho nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.
- Cả lớp hát lời và gõ phách.
8. Củng cố, kiểm tra.
- GV cho cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS tập gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS xung phong trình bày.
- Các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. HS tập chép bài TĐN số 1.
HS ghi bài
HS hát, gõ đệm
HS trình bày
HS trình bày
HS hát, vận động
HS ghi bài
HS theo dõi
HS trả lời
HS nhắc lại
Cả lớp thực hiện
1-2 HS 
cả lớp luyện cao độ
Cả lớp luyện tiết tấu
HS lắng nghe
HS đọc
1-2 em đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS thực hiện
1-2 em đọc
HS thực hiện
HS thực hiện
HS gõ theo yêu cầu của GV
HS trình bày
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS thực hiện
HS chép bài
 Kể chuyện 	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẠC THAM GIA
 Đề bài : Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 I.MỤC TIÊU: - Kể được 1 câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xd quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
- GDHS mạnh dạn - có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước.
 II.CHUẨN BỊ : Tranh ảnh minh họa. Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Một HS kể câu chuyện về các anh hùng.
2. Bài mới.:
 * Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
Gạch chân từ quan trọng. Nhắc: chuyện đã đọc, chứng kiến hay là câu chuyện của chính bản thân em.
* Gợi ý kể chuyện.	
 GV gợi ý :
 + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 + Giới thiệu người có việc làm tốt : Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ?
* HS thực hành kể chuyện.
a. Kể chuyện theo cặp.
GV đến từng nhóm nghe HS kể hướng dẫn uốn nắn.
b. Thi kể trước lớp.	 
3. Củng cố - dặn dò:
 - Kể lại câu chuyện cho người thân
 - Chuẩn bị : Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
- 1 em đọc đề bài - phân tích đề.
- 3 HS tiếp nối đọc gợi ý.
- Vài HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Viết nháp dàn ý.
- Từng cặp kể theo dàn ý nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong truyện.
- Kể nối tiếp nhau. Nói về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn câu chuyện hay, phù hợp.
 THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I./ Mục tiêu :
-Thực hiện tập hợp hàng dọc,dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II./ Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm : Sân trường vệ sinh an tồn tập luyện .
-Phương tiện : Chuẩn bị còi. Khăn . 
III./ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 
1)Phần mở đầu :
-Lớp trưởng tập hợp báo cáo.GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . 
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát.
-Chạy quanh sân tập khởi động.
-Trò chơi : “ Diệt các con vật có hại”
2) Phần cơ bản :
a) Ôn một số động tác ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số , đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng.
Giáo viên hô khẩu lệnh cho lớp tập 2 lần . Nhận xét sửa động tác sai của học sinh .
Lớp trưởng hô khẩu lệnh cho lớp tập. GV theo dõi nhận xét sửa động tác sai cho học sinh . Sau đó chia tổ luyện tập và cho các tổ thi đua trình diễn . Nhận xét tuyên dương.
 Cho cả lớp tập lại để củng cố.
b) Trò chơi : “Bỏ khăn”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi.
3) Phần kết thúc: 
-Cho học sinh thả lỏng .
-GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .
-Về nhà : Ôn các kỹ năng ĐHĐN 
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x
Lớp tập theo sự điều khiển của giáo viên .
x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 x
 x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2015
Toán	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Biết:
Cộng, trừ phân số, hỗn số.
Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
Giải bài toán tìm một số biết gía trị một phân số của số đó.
Làm được các BT : B1 (a,b) ; B2 (a,b) ; B4 (3 số đo 1,3,4) ; B5.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS lên bảng giải các bài tập sau,dưới lớp giải vào giấy nháp::	
2. Bài luyện tập
Bài1: GV cho HS đọc yêu cầu mỗi khi làm bài tập, sau đó GV hướng dẫn nếu thấy cần thiết. HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 4: Cho HS làm bài rồi chữa bài theo mẫu:
Bài 5. Cho HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài. 	
3. Củng cố - Dặn dò:
 - HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
 - Hướng dẫn HS làm thêm bài 3.
a. m =...dm
b.dm =..cm
1. a. + = = 
 b. Tương tự
2.a. Học sinh tự lm
 b. 1 
4. 7m 3dm = 7m + m = 7m 
 8dm 9cm = 8dm + dm = 8dm
12cm5mm = 12cm + cm = 12cm
Bài giải:
Một phần mười qung đường AB di l:
12 : 3 = 4 (km)
Quảng đường AB di l:
4 x 10 = 40 (km)
 Đp số: 40km.
 Tập đọc 	LÒNG DÂN (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU : - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến ; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nôi dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- GD HS lòng dũng cảm, mưu trí.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài đọc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
Nhận xét.	
2. Bài mới : * Giới thiệu bài.
 * Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc.	
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2. 
 b. Tìm hiểu bài.
CH1 : An đã làm cho bọn giặc mừng hụt ntn?	
CH2 : Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
CH3 : Vì sao vở kịch được đặt tên là " Lòng dân " ?
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 Nhấn giọng các từ thể hiện thái độ.
Rút nội dung.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Về nhà phân vai dựng lại đoạn chính.
Chuẩn bị : Những con sếu bằng giấy.
Hai HS đọc nối tiếp phần một.
HS giỏi đọc.
Quan sát tranh minh họa.
Nối tiếp đọc từng đoạn.
Đoạn 1 : .... cai cản lại
Đoạn 2 : .... chưa thấy.
Đoạn 3 : còn lại
- Luyện đọc theo cặp.
+ Bọn giặc hỏi .... An trả lời .... 
+ Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, ...
+ Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng...
Từng tốp phân vai.
Lớp nhận xét bình chọn nhóm phân vai tốt.
+ Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc , cứu cán bộ.
 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ:NHÂN DÂN
 I.MỤC TIÊU: 
 - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1);
 - nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2); 
 - Hiểu nghĩa từ “đồng bào”, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
- HS KG thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; đặt câu với các từ tìm được (BT3c).
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc cho HS.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu HT, 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
Giải nghĩa từ: Tiểu thương (buôn bán nhỏ)
 Bài 3: 
- Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng 
- Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. (HS KG làm như đã nêu ở MT)
 3. Củng cố - dặn dò:
- Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ. Ghi nhớ các từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
Nhận xét tiết học.
HS nêu khái niệm từ đồng nghĩa, tìm 1 số từ đồng nghĩa với nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm Trình bày:
 + Công nhân : thợ điện, thợ cơ khí.
 + Nông dân : thợ cấy, thợ cày.
 + Doanh nhân : tiểu thương, chủ tiệm..
 - 1 em đọc nội dung bài - Lớp đọc thầm.
Thi tìm theo tổ, tổ nào tìm được nhiều, đúng tổ đó thắng
Làm vào vở và chữa bài
 Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015
 Toán LUYỆN TẬP CHUNG	
I.MỤC TIÊU: HS Biết:
- Nhân, chia hai phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Làm được các BT : 1;2;3.
HS ham thích học toán.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS lên bảng giải các bài tập 
- Nhận xét 
2. Bài luyện tập
Luyện tập:
 - GV cho HS đọc yêu cầu mỗi khi làm bài tập, sau đó GV hướng dẫn nếu thấy cần thiết. HS tự làm bài rồi chữa bài.
 3. Củng cố - dặn dò:
 -Nhận xét tiết học 
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
Bài 2: Cho HS tự làm sau đó sửa chữa.
Bài 3: Cho HS tự làm sau đó sửa chữa
 Tập làm văn 	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I.MỤC TIÊU :
-Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối , con vật,bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lộc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. 
.*GDBVMT (Khai thác trực tiếp): Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MTTN, có tác dụng BVMT.
II.CHUẨN BỊ: - HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.
 - Giấy khổ to, bút dạ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 HS mang bài để GV kiểm tra việc lập báo cáo thống kê về số người ở khu em ở.
- Nhận xét việc làm bài của HS 
 2. Luyện tập:
 Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn 
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát
- Cho hS lập dàn ý bài văn tả cơn mưa
+ Phần mở bài cần nêu những gì?
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
H: Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?
H:Phần kết em nêu những gì?	
- Yêu cầu HS lập dàn ý
- GV nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về hoàn thành nốt bài
- 5 HS mang vở để GV kiểm tra
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc
- 3 HS đọc bài của mình
- Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến
- Theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa
- mây, gó, bầu trời, con vật, cây cối, con ngời, chim muông..
- Nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tơi sáng sau cơn mưa
- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ tpo , cả lớp làm vào vở
- Sau đó dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét
Luyện từ và câu 	LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU: - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1), hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2)
 - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3).
- HS KG biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu HT.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
 + Bài 3: Đặt 1 câu với từ có tiếng “đồng” (nghĩa là “cùng”)
2. Bài mới :
 * Giới thiệu bài:
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
 .Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm nội dung bài. GV hướng dẫn 
 Bài 2 : 
GV chốt: Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên.	 
.Bài 3 :	
- GV gợi ý: viết về một màu sắc có trong đoạn văn cả những sự vật không có trong bài; lưu ý phải dùng từ đồng nghĩa.
- GV đọc đoạn văn mẫu trong SGV cho HS nghe.	 
3. Củng cố - dặn dò:
 - Hoàn thành đoạn văn (đối với hs chưa viết xong)
 - Chuẩn bị : Từ trái nghĩa.
- HS quan sát tranh SGK, chọn, viết từ cần điền với 3-4 tiếng ở sau vào vở rồi chữa bài: 
- Hai HS đọc lại hoàn chỉnh bài.
- HS đọc nội dung, thảo luận nhóm4 và trình bày
- HS đọc thuộc các câu tục ngữ trên.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở. (HS khá, giỏi làm nhiều từ).
- Trình bày bài viết của mình. Nhận xét - bình chọn đọan văn hay.
 Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2015
 Toán	 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
I. MỤC TIÊU: -Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó.
Làm được BT 1.
HS ham học toán.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS làm bài 
GV nhận xét
2. Bài luyện tập
a.Ôn tập:
- GV nêu Bài toán 1 
- GV ghi bảng sơ đồ và hướng dẫn HS giải.
Bài toán 2 (HD tương tự) 
 b.Luyện tập ở lớp:
 - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ cho mỗi bài giải
Bài 1: 
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? 	
+ Thuộc dạng toán gì? 
+ Tỉ số của chúng là số nào?
Tổng (hiệu) là số nào?
	- GV chấm một số bài
3. Củng cố - dặn dò:
 	Chuẩn bị bài tiếp theo
+ Viết số đo độ di theo hỗn số.
 a. 2m 35dm = .......m	 
 b. 3dm 12cm = ...dm 	
- Hs nêu yêu cầu BT1
- HS nhắc lại cch tìm hai số khi biết tổng v tỉ số của 2 số đó.
a) HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
(Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
(Tìm hai số: số lớn và số bé.)
b) HS tự làm.
HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Nhận xét tiết học
Tập làm văn 	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo Y/C bài tập 1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đó lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- *GDBVMTGiáo dục lòng yêu thiên nhiên cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
 - 4 đoạn văn cho hoàn chỉnh, viết vào 4 tờ giấy khổ to.
- Bút dạ, giấy khổ to
- HS chuẩn bị kĩ dàn ý tả bài văn tả cơn ma
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV kiểm tra- chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa
- Nhận xét bài làm của HS
 2Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn
- GV nhận xét kết luận
- Yêu cầu hS tự làm bài
- Yêu cầu 4 HS trình bày bài trên bảng lớp
- GV cùng HS cả lớp nhận xét sửa chữa để rút kinh nghiệm, đánh giá 
- Gọi 5-7 HS đọc bài của mình đã làm trong vở
- Gv nhận xét 
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết
- HS làm bài
- 2 HS trình bày bài của mình. GV và HS cả lớp nhận xét
- Gọi HS đọc bài của mình
- Nhận xét bài văn đạt yêu cầu
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết lại bài văn . Quan sát trờng học và ghi lại những điều quan sát đợc
- 5 HS mang bài lên chấm điểm
- HS dọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm và trả lời
- HS làm vào giấy khổ to, lớp làm vào vở
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở 
- 2 HS lần lợt đọc bài . cả lớp nhận xét
- Vài HS đọc bài viết của mình
 Kỹ thuật 	THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
II.CHUẨN BỊ: - Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 - 4 cm
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân
- Bộ đồ dùng thêu của Giáo viên và học sinh 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thây
Hoạt động của trò
1.Ổn định.
2. Bài cũ: KT sự chuận bị của HS
Gv nhận xét chung
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài
Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu.
-Gv giới thiệu mẫu thêu dấu nhân 
-Gv cho hs quan sát hình 1và nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
-Gv giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-HD hs đọc nội dung mục II SGK 
Gv cho hs quan sát tranh hình 2 và HD hs cách vạch đường thêu dấu nhân.
Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu .
Gv HD hs bắt đầu thêu. 
Gọi hs đọc mục 2b,mục 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d,
-Gv HD chậm ác thao tác thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất thứ hai.
Lưu ý: Các mũi thêu được luân phiên thục hiện trên hai đường kẻ cách đều .
Yêu cầu hs thực hiện 
 Gv quan sát uốn nắn.
Hd hs quan sát hình 5 sgk .
Nêu cách kết thúc đuòng thêu dấu nhân 
Gọi hs lên bảng thực hiện thao tác 
-Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của hs và tổ chức cho hs tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li
Gv quan sát uốn nắn
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau thực hành.
Nhắc tựa bài
Hs quan sátmẫu thêu
Là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng // ở mặt phải đường thêu.
Hs lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đuòng thêu.
Hs đọc
Hs quan sát
Hs thực hiện
Hs quan sát
Hs thực hành
 THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I./ Mục tiêu :
-Thực hiện tập hợp hàng dọc,dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II./ Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm : Sân trường vệ sinh an tồn tập luyện .
-Phương tiện : Chuẩn bị còi. Khăn . 
III./ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1)Phần mở đầu :
-Lớp trưởng tập hợp báo cáo.GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . 
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát.
-Chạy quanh sân tập khởi động.
-Trò chơi : “ Làm theo tín hiệu”
2) Phần cơ bản :
 a) Đội hình đội ngũ :
-Ôn một số động tác ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng trái, vòng phải.
 Giáo viên hô khẩu lệnh cho lớp tập 2 lần . Nhận xét sửa động tác sai của học sinh .
+ Lớp trưởng hô khẩu lệnh cho lớp tập. GV theo dõi nhận xét sửa động tác sai cho học sinh . Sau đó chia tổ luyện tập và cho các tổ thi đua trình diễn . Nhận xét tuyên dương.
+ Cho cả lớp tập lại để củng cố .
 b) Trò chơi : “Đua ngựa”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi.
Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc: 
-Cho học sinh thả lỏng .
-GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .
-Về nhà : Ôn các kỹ năng ĐHĐN : đi đều vòng phải , vòng trái . 
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x
Lớp tập theo sự điều khiển của giáo viên .
x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 x
Tổ trưởng điều khiển tổ tập.
x x x x x x x x
 x x
 x x
 x x
x x x x x x x x
x x x x x
x x x x x
 x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 SINH HOẠT LỚP
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
- Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
- Biết được công tác của tuần 2.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường
II/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Nội dung sinh hoạt
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 3:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng nhận xét chung và điều khiển các tổ báo cáo kết quả xét thi đua ở tổ. Lớp trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm hoặc những việc tốt cụ thể.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 -Thực hiện đúng nề nếp theo quy định.
	-Học sinh có đủ dụng cụ phục vụ học tập.
	-Vệ sinh lớp,vệ sinh khu vực sạch sẽ.
	-Đảm bảo sĩ số, tác phong đội viên thực hiện tốt
III/ Kế hoạch công tác tuần 4:
-Thực hiện chương trình tuần 4
- Tiếp tục củng cố nề nếp học tập
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
-Tập hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc