Giáo án Sinh học Lớp 11 (Theo CV 5512) - Chương trình học kỳ I

docx 178 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 (Theo CV 5512) - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học Lớp 11 (Theo CV 5512) - Chương trình học kỳ I
 Ngày Soạn: 
 Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
 Tiết 1 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 
 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải : 
1 . Kiến thức: 
-	Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng 
-	Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây 
-	Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 
2 . Năng lực
 a/ Năng lực kiến thức: 
-	HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì 
-	Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
-	HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: 
-	Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
-	Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 
-	Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
-	Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
-	Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... 
-	Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 
 3. Phẩm chất : Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1	.Giáo viên - Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập 
2	.Học sinh: SGk, vở ghi 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 a. Mục tiêu : 
-	Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới 
-	Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. 
 b.Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở.. 
 c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
-GV khái quát nội dung môn học sinh học cấp THPT và nội dung, cách học môn sinh học lớp 11. 
 - GV cho HS quan sát tranh cấu tạo bộ rễ và đưa ra câu hỏi: 
-	Rễ cây hâp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Học sinh tập trung chú ý; 
 Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. 
 B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 Hoạt động của GV - HS 
 Sản phẩm dự kiến 
 a. Mục tiêu : 
-	Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng 
-	Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây 
-	Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 
 b.Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân 
 c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động 1: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
-	Gv yêu cầu học sinh quan quan sát hình 1.1 sgk kết hợp với một số mẫu rễ sống ở trong các môi trường khác nhau, hãy mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng của cây? 
 Quan sát hình 1.2 có nhận xét gì về sự phát triển của hệ rễ ? 
-	Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào? 
-	Tại sao cây ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
-	HS nghiên cứu SGK trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung Bước 4: kết luận, nhận định 
 GV nhận xét, chốt kiến thức 
 I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng 
1 . Hình thái của hệ rễ 
 Hệ rễ của thực vật trên cạn gồm: 
 Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng. Đặc biệt có miền lông hút phát triển. 
 +Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng, miền lông hút 
+ Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút 
+ Rễ sinh trưởng nhanh chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh số lượng lông hút 
 +Cấu tạo của lông hút thích hợp với khả năng hút nước của cây 
 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ 
-	Rễ cây liên tục tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng 
-	Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, có áp suất thẩm thấu lớn thuận lợi cho việc hút nước. 
-	Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và tiêu biến 
 Hoạt động 2: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 GV đưa ra ví dụ và một số câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời 
 Đưa một tế bào vào một trong các môi trường có nồng độ khác nhau thì tế bào có sự biến đổi như thế nào? 
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập: 
 Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 sgk, phân tích và tìm ra các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng... 
 Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? 
 Sự khác nhau giữa các con đường đó? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 HS nghiên cứ SGK trả lời 
 II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 
1.	Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hut 
 ( Xem đáp án bài tập 1 trong phiếu học tập) 
2.	Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ - 2 con đường: 
+ Con đường gian bào 
+ Con đường tế bào chất 
 Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Học sinh trình bày câu trả lời, đáp án trước lớp. Các học sinh khác nhận xét, đối chiếu, bổ sung 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV chốt lại kiến thức 
 Hoạt động 3: Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 - GV chuẩn bị thêm một số mẫu vật sống: Rễ vùng khô cằn, rễ vùng ẩm... để học sinh quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường 
 Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 HS quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường 
 Học sinh nghiên cứu trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Học sinh trình bày câu trả lời, đáp án trước lớp. Các học sinh khác nhận xét, đối chiếu, bổ sung 
 III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 
-	Độ thẩm thấu 
-	Độ axit 
-	Lượng oxi ... 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV chốt lại kiến thức 
 C.HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP 
 a. Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
b.	Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập 
c.	Sản phẩm: Đáp án của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 Giáo viên giao bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành 
1	, Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào: 
A.	Hoạt động trao đổi chất 	 B. Chênh lệch nồng độ ion 
	 C. Cung cấp năng lượng 	 D. Hoạt động thẩm thấu 
2	, Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào: 
A.	Građien nồng độ chất tan 	 B. Hiệu điện thế màng 
	 C. Trao đổi chất của tế bào 	 D. Cung cấp năng lượng 
 3, Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ? 
	 A. Đỉnh sinh trưởng 	 B. Miền lông hút 
	 C. Miền sinh trưởng 	 D. Rễ chính 
4	, Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua: 
	 A. Khí khổng. 	 B. Tế bào nội bì. 
	 C . Tế bào lông hút 	 D. Tế bào biểu bì. 
5	. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế: 
 A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất 
B.Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất 
 C.Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất 
 D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh làm bài tập cá nhân 
 Bước 3:Báo cáo, thảo luận 
 Học sinh trình bày đáp án trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt lại đáp án 
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8’) 
a.	Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi 
b.	Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm 
c.	Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời 
 Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết. 
 Lời giải: 
 Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết. 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 
 Họ và tên:.................................................................... 
 Lớp .................................... 
 Bài tập 1: 
 Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào? 
 ............................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. 
 ........ 
 Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những con đường và các cơ chế nào? 
 Nước
.................. ....................................... 
 ......................................... (Do ................................) 
Các ion khoáng
	 .................. ....................................... 
 .........................................( Do chênh lệch građien nồng độ) 
Các ion khoáng
	 .................. ....................................... 
 ......................................... (Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP) 
 Ngày Soạn: 
	 Tiết 2 	 BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1 . Kiến thức: 
-	Mô tả được cơ quan vận chuyển , 
-	Thành phần của dịch vận chuyển 
-	Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển 
2 . Năng lực
a/ Năng lực kiến thức: 
-	HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì 
-	Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
-	HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: 
-	Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
-	Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 
-	Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
-	Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
-	Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... 
-	Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 
 3. Phẩm chất : Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 . Giáo viên: 
-	Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2..4, 2.5 sách giáo khoa 
-	Bảng phụ 
2 . Học sinh: 
-	Ôn tập lại sự vận chuyển các chất trong cây ở lớp 6 
-	bút lông, giấy lịch cũ, dùng phiếu học tập để củng cố 
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 a. Mục tiêu : 
-	Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới 
-	Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. 
 b.Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở.. 
 c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 Giáo viên đặt vấn đề: 
 Hãy cho biết quá trình vận chuyển các chất trong cây nhờ vào hệ thống nào? 
 Học sinh liên hệ lại kiến thức đã học để trả lời, giáo viên dẫn qua bài mới: vậy mạch gỗ, mạch rây có cấu tạo thế nào? Thành phần của dịch mạch gỗ, mạch rây ra sao? Vận chuyển các chất nhờ động lực nào?. Để trả lời câu hỏi tiếp mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Vân chuyển các chất trong cây 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Học sinh tập trung chú ý; 
 Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức 
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 a. Mục tiêu : 
-	Mô tả được cơ quan vận chuyển , 
-	Thành phần của dịch vận chuyển 
- Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển 
 b.Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
c.	Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động của GV - HS 
 Sản phẩm dự kiến 
 Hoạt động 1: Dòng mạch gỗ 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
-	Giáo viên cho học sinh quan sát hình 21 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây. 
-	Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 2 và trả lời câu hỏi: hãy trình bày cấu tạo của mạch gỗ? tại sao các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết 
-	Giáo viên cho học sinh phân biệt quản bào và mạch ống thông qua bảng phụ: 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
-	HS làm theo giáo viên yêu cầu, nghiên cứu sgk để trả lời câu hỏi 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
-	Gv lắng nghe, chốt lại kiến thức 
 I / Dòng mạch gỗ: 
-	Dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, qua các tế bào nhu mô ( thịt lá ) ra ngoài qua khí khổng 
-	Do chất tế bào đã hoá gỗ 
1 .Cấu tạo mạch gỗ 
 - Mạch gỗ gồm các tế bào chết: gồm 2 loại quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên thân, lá 
 Chỉ tiêu: Quản bào Mạch ống 
	 Đường kính: Nhỏ 	 Lớn 
	 Chiều dài: 	 Dài 	 Ngắn 
 Cách nối: Đầu tế bào này nối với đầu tế bào kia 
 Hoạt động 2: tìm hiểu thành phần của dịch mạch gỗ 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
2 . Thành phần của dịch mạch gỗ 
 Thành phần chủ yếu gồm: nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ 
-	Giáo viên: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Học sinh tham khảo sách giáo khoa để trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
-	Gv lắng nghe, chốt lại kiến thức 
 Hoạt động 3: Động lực đẩy dòng mạch gỗ 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 -Giáo viên: Cho học sinh quan sát hình 2.3, 2.4 trả lời câu hỏi:hãy cho biết nước và các ion được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ vào những động lực nào? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Học sinh quan sát hình + tham khảo sách giáo khoa trả lời: 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 - Gv lắng nghe, chốt lại kiến thức 
3 . Động lực đẩy dòng mạch gỗ 
-	Áp suất rễ ( lực đẩy ) tạo sức đẩy nước từ dưới lên 
-	Lực hút do thoát hơi nước ở lả 
 -Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá. 
 Hoạt động 4: Tìm hiểu dòng mạch rây 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 - Giáo viên: cho học sinh quan sát hình 2.2 và 2.5 đọc mục II trả lời câu hỏi sau: 
 II / Dòng mạch rây: 
1 . Cấu tạo của mạch rây 
 -Gồm những tế bào sống, là ống rây và tế bào kèm 
+ Mô tả cấu tạo của Ống rây? 
+ Thành phần dịch của mạch rây? 
+ Động lực vận chuyển 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Mỗi nhóm học sinh tìm hiểu một tiêu chí, thảo luận hoàn thành phiếu học tập. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 -Giáo viên chỉnh sữa bổ sung sau đó đưa ra tiểu kết 
- Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ 
2 . Thành phần dịch mạch rây: 
 Gồm các sản phẩm đồng hoá ở lá như: 
 + Sacarozơ, axit amin, vitamin, hoocmon+ 
 Một số ion khoáng được sử dụng lại 
 3. Động lực của dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan chứa (lá ), và cơ quan nhận ( mô ) 
 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 a.Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
 b.Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập 
 c.Sản phẩm: Đáp án của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện 
 Giáo viên giao bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 10p 
1 / Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào 
 A / Gồm các tế bào chết 
 B/ Gồm các quản bào và mạch ống 
 C/ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên thân 
 D / A, B, C đều đúng 
2 / Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác 
 A / Trọng lực 
B	/ Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu 
C	/ Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa D / Áp suất của lá 
3	. Tế bào mạch gỗ của cây gồm 
 A, Quản bào và tế bào nội bì. 	 B.Quản bào và tế bào lông hút. C . Quản bào và mạch ống. 	 D. Quản bào và tế bào biểu bì. 
4	. Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa: 
 A. Lá và rễ B. Giữa cành và lá C.Giữa rễ và thân D.Giữa thân và lá 
5 . Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá 
A	. Lực đẩy ( áp suất rễ) 
B	. Lực hút do thoát hơi nước ở lá 
 C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. 
 D . Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết. 
6 , Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: 
	 A. Nước và các ion khoáng 	 B. Amit và hooc môn 
	 C. Axitamin và vitamin 	 D. Xitôkinin và ancaloit 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh làm bài tập cá nhân 
 Bước 3:Báo cáo, thảo luận 
 Học sinh trình bày đáp án trước lớp 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt lại đáp án 
 D: VẬN DỤNG (8’) 
 a. Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. 
b.	Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm 
c.	Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời 
 Tìm điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và mạch rây theo phiếu học tập sau 
 Tiêu chí 
 Mạch gỗ 
 Mạch rây 
-	Cấu tạo 
-	Thành phần dịch 
-	Động lực 
 Ngày Soạn: 
 Tiết 3 BÀI 3 THOÁT HƠI NƯỚC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1 . Kiến thức :Học sinh cần phải: 
-	Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật 
-	Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước 
 -Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 
2 . Năng lực
 a/ Năng lực kiến thức: 
-	HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì 
-	Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
-	HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: 
-	Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
-	Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 
-	Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
-	Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... 
-	Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 
 3. Phẩm chất : Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 .Giáo viên: 
- Tranh hình 3.1, , 3.3, 3.4 (SGK) 
2 .Học sinh: 
- Học bài cũ (bài 2) và đọc trước bài 3 
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 a. Mục tiêu : 
-	Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới 
-	Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. 
b.	Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở.. 
c.	Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 -Giáo viên đưa ra câu hỏi: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Học sinh tập trung chú ý; 
 Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. 
 B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 a. Mục tiêu : 
-	Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật 
-	Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước 
-	Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 
 b.Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
 c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động của GV - HS 
 Sản phẩm dự kiến 
 Hoạt động 1: Vai trò của quá trình thoát hơi nước 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 -GV:Cho HS nghiên cứu SGK mục I, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC 
 - Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất 
 ?So sánh tỉ lệ giữa lượng nước cây sử dụng để trao đổi tạo chất hữu cơ và lượng nước cây hấp thu được? 
 -GV nêu vấn đề: Lượng nước cây thoát vào không khí là rất lớn,vậy sự thoát hơi nước của cây có vai trò gì? 
 ? Vai trò của thoát hơi nước đối với vận chuyển các chất trong cây?( Bài cũ) 
 -GV: Nêu vấn đề: ngô thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600 kg nước mới tổng hợp được 1kg chất khô. Vậy sự thoát hơi nước liên quan với quá trình tổng hợp chất hữu cơ của thực vật như thế nào? 
 -GV:Treo, giới thiệu tranh H3.2 (SGK),cho HS quan sát và dẫn dắt bằng các câu hỏi: 
 ? Nhận xét về con đường khuếch tán của CO 2 từ môi trường vào lá và khuếch tán hơi nước từ lá ra ngoài?Từ đây rút ra vai trò của thoát hơi nước? 
 ? Tại sao những ngày nhiệt độ môi trường cao cây thoát hơi nước mạnh, phản ứng này có lợi gì cho cây? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
-	Nghiên cứu SGK mục I để trả lời 
-	Nhớ lại bài học trước đẻ trả lời 
-	Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi 
-	Quan sát tranh,nghiên cứu SGK để trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 -Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt đáp án 
-	Nhờ có thoát hơi nước , khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp 
-	Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường 
 Hoạt động 2: Thoát hơi nước qua lá 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 -Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu SGK và cho biết thí nghiệm nào chứng tỏ lá là cơ quan thoát hơi nước? 
 -GV:Cho HS xem bảng3: kết quả thực nghiệm của Garô,đặt câu hỏi: 
 ?Số lượng khí khổng ở mặt lá cây có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây như thế nào? 
 ?Lá cây đoạn và lá cây thường xuân đều không có lỗ khí ở mặt trên lá nhưng lá cây đoạn thì có thoát hơi nước còn lá cây thường xuân thì không? 
 ?Vậy những cấu trúc nào của lá tham gia vào quá trình thoát hơi nước 
 ?So sánh lượng hơi nước thoát ra ở mặt trên và mặt dưới của lá?Vì sao?Từ đó có thể rút ra kết luận gì? 
 GV:Treo, giới thiệu tranh H3.4 (SGK). Cho HS quan sát,đặt câu hỏi: 
 ?Mô tả cấu tạo tế bào khí khổng? 
 II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước 
 -Các tế bào khí khổng và lớp cutin bao phủ toàn bộ bề mặt của lá (trừ khí khổng) là những cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá 
 -Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng 
2 .Hai con đường thoát hơi nước:qua khí khổng và qua cutin 
 a.Thoát hơi nước qua khí khổng 
 *Cấu tạo tế bào khí khổng 
( H 3.4 SGK) 
 *Cơ chế đóng mở khí khổng 
- Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo khí khổng mở thoát hơi nước mạnh 
 -Khi mất nước,thành mỏng hết căng,thành dày duỗi thẳng khí khổng khép lại thoát hơi nước yếu 
 ?Nghiên cứu SGK và giải thích cơ chế đóng mở khí khổng? 
 ?Tại sao khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn? 
 ?Lá non và lá già,loại lá nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?Vì sao? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Nghiên cứu hình 3.2(SGK) để trả lời 
-	Nghiên cứu Bảng3 (SGK) để trả lời 
-	Quan sát tranhH3.4 để trả lời 
-	Nghiên cứu Sgk phần 2 để trả lời 
-	Nghiên cứu SGK để trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
-	Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt đáp án 
 b.Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá 
 -Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại 
 Hoạt động 3: Các tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 GV:Cho HS nghiên cứu phầIII ( SGK), đặt câu hỏi: 
 ?Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thoát hơi nước? 
 -Qua nghiên cứu thấy cây cải bắp thoát hơi nước khá mạnh; cây lúa thời kì làm đòng thoát hơi nước mạnh nhất... 
 III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG 
 ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC 
 - Nước ,ánh sáng,nhiệt độ,gió,các ion khoáng...điều tiết hàm lượng nước trong tế bào khí khổng,làm tăng hay giảm độ mở khí khổng ảnh hưởng đến thoát hơi nước 
 ?Vậy sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng những yếu tố nào? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
-	Nghiên cứu SGK phầnIII để trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
-	Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt đáp án 
 - Sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng của:đặc điểm sinh học của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. 
 Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời 
 ?Nêu khái niệm sự cân bằng nước của cây trồng? 
 ?Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí như thế nào? 
 ?Bằng cách nào có thể chẩn đoán nhu cầu về nước của cây? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Nghiên cứu SGK phần IV để trả lời 
 Dựa vào các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước vận dụng để trả lời 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 -Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung 
 IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI 
 TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG 
1	. Sự cân bằng nước của cây 
( SGK) 
2	.Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng 
( SGK) 
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Giáo viên chốt đáp án 
 C. LUYỆN TẬP 
 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 a.Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
 b.Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập 
 c.Sản phẩm: Đáp án của học sinh 
 d.Tổ chức thực hiện 
 Giáo viên giao bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành trong 5p 
17 . Quá trình thoát hơi nước qua lá là do: 
 A.Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây. 
 C . Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ. 
18 . Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi: 
	 A . Đưa cây vào trong tối 	 B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng 
	 C. Tưới nước cho cây 	 D. Tưới phân cho cây 
19 . Cơ quan thoát hơi nước của cây là : 
	 A. Cành 	 B . Lá 	 C. Thân 	 D. Rễ 
20 . Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là : 
 A, Tăng lượng nước cho cây 
 B . Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá 
C.	Cân bằng khoáng cho cây 
D.	Làm giảm lượng khoáng trong cây 
	*21 	 Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: 
A.	các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt 
B.	sự thoát hơi nước yếu 
C.	độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước 
 D . cả A và C 
 * 22, Cây bạch đàn có chiều cao hàng trăm mét thuộc họ 
	 A. sim 	 B. đay 	 C. nghiến 	 D. sa mộc 
 D.hoạt động VẬN DỤNG (8’) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
b.	Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm 
c.	Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d.	Tổ chức thực hiện 
 GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời 
 Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? 
 Lời giải: 
 Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì: 
-	Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường, và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng 6-10 o C so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát hơn. 
-	Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O 2 cũng được khuếch tán ra môi trường và CO 2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O 2 và ít CO 2 xung quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn. 
-	Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây. 
 Ngày Soạn: 
 Tiết 4 Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG 
 I. Mục tiêu: 
1 . Kiến thức: 
-	Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố đại lượng, nguyên tố vi lượng. 
-	Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu 
-	Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được. 
2 . Năng lực
a/ Năng lực kiến thức: 
-	HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì 
-	Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
-	HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: 
-	Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
-	Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 
-	Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
-	Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
-	Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... 
-	Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 
 3. Phẩm chất : Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
 II. THIẾT BỊ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_theo_cv_5512_chuong_trinh_hoc_ky_i.docx