Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Kết nối tri thức) - Bài 8: Khác biệt và gần gũi

docx 60 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 657Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Kết nối tri thức) - Bài 8: Khác biệt và gần gũi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Kết nối tri thức) - Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Bài 8
KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI
(13 tiết)
Trên đời chẳng có người tẻ nhạt Éghe-nhi Ép-tu-sen-cô 
 (Evgheni Evtushenko)
I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (đặc điểm của văn bản nghị luận).
- Sự khác biệt và gần gũi được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Trạng ngữ, tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.
2.Về năng lực:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng).
- Nhận biết và tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa..
- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề), tóm tắt được ý kiến của người khác.
3.Về phẩm chất:
- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video “TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT- GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU” suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm:HS nêu/trình bày được
- Nội dung của video: nói về sự giống nhau và khác nhau.
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe &đặt câu hỏi:
? Cho biết nội dung của video? Video gợi cho em suy nghĩ gì? 
? Em hiểu thế nào là văn nghị luận, lí lẽ trong văn nghị luận, bằng chứng trong văn nghị luận?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
1. HS quan sát video và suy nghĩ cá nhân.
GV hướng dẫn HS quan sát video.
2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn
3. HS làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
 + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
 + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
-Trả lời câu hỏi của GV.
- Báo cáo sản phẩm nhóm, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
2.1. Đọc văn bản
Văn bản
XEM NGƯỜI TA KÌA!
 – Lạc Thanh – 
1. MỤC TIÊU
1.1. Về kiến thức: 
- Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người.
- Đặc điểm của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản “Xem người ta kìa!”.
1.2. Về năng lực:
- Xác định được phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!”.
- Nhận biết được các lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó hình dung ra đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Rút ra bài học về lối sống, hiểu và trân trọng những cái riêng biệt ở bản thân và mọi người.
1.3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
a)Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b)Nội dung:GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ bị mẹ so sánh với ai đó chưa? Khi ấy, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Mục tiêu: Giúp HS nêu được tên tác giả Lạc Thanh và một số nét cơ bản về văn bản “Xem người ta kìa!”.
Nội dung: 
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Lạc Thanh
2. Tác phẩm
Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Văn bản “Xem người ta kìa!” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
- Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận.
- Văn bản chia làm 3 phần
+ P1: Từ đầu Có người mẹ nào không ước mong điều đó?
à Giới thiệu vấn đề bàn luận.
+ P2: tiếp đó đến “mười phân vẹn mười”: 
àLí do khiến mẹ muốn con giống người khác
+ P3: Tiếp đó đến “gạt bỏ cái riêng của từng người”. 
 àBằng chứng thế giới muôn màu muôn vẻ
+P4: còn lại:
àKết thúc vấn đề.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Mong muốn của mẹ 
Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được vì sao mẹ lại nói “Xem người ta kìa”
- Tìm được những chi tiết nói về lí do khiến mẹ muốn con giống người khác
Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Thảo luận nhóm (5 phút)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm có nhóm trưởng để tổ chức thào luận và phân công người trình bày.
- GV giao nhiệm vụ:
Nhóm I : Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì? 
Nhóm II : Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề?
Nhóm III: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề? 
Nhóm IV: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề? Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác là gì? 
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới& giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2.Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu
HS:
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
-Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS:
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm kháctheo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức& chuyển dẫn sang mục 2
- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.
- Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: muốn con hoàn hảo, mười phân vẹn mười (thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt)
- NT: Dùng lời kể nêu vấn đề=>tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng=> thuyết phục cao.
Bài học về sự khác biệt và gần gũi.
Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết nói về sự khác biệt và gần gũi.
- Hiểu được bài học về sự khác biệt và gần gũi.
- Rút ra bài học cho bản thân về sự khác biệt và gần gũi trong đời sốnsg.
Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ:
1. Tìm những bằng chứng chứng tỏ thế giới muôn màu muôn vẻ?
2. Vì sao tác giả lại nói “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một vòng rất đáng quý trong mỗi con người”?
3. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người?
4.Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
-Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
a) Thế giới muôn màu muôn vẻ
- Vạn vật trên rừng, dưới biển.
- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, có hình đáng, sở thích, thói quen khác nhau
b) Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
- Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những khác biệt vốn có.
- Sự độc đáo của cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú
=> Chung sức đồng lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
c) Bài học rút ra cho bản thân
- Tôn trọng sự khác biệt của bạn.
- Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng của bản thân.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp theo bàn
- Phát phiếu học tập số 5
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Xem người ta kìa!”?
? Ý nghĩa của văn bản.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ragiấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu họctập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khókhăn).
B3: Báo cáo, thảoluận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhómbạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Nghệ thuật nghị luận đặc sắc: Dùng lời kể nêu vấn đề, dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng=> vấn đề đưa ra có sức thuyết phục cao.
2. Nội dung
- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.
- Thế giới muôn màu muôn vẻ, vì vậy mỗi chúng ta cầnf Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
2.2 Viết kết nối với đọc
a) Mục tiêu:Giúp HS
- Hs viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề mỗi người nên có cái riêng (tính cách, suy nghĩ, việc làm) hay không? Tại sao?
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
b) Nội dung: Hs viết đoạn văn
c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giaonhiệmvụ (GV):
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Gợi ý: - Tại sao mỗi người đều có cái riêng?
	- Cái riêng của từng người thể hiện ở những mặt nào? (tính cách, suy nghĩ, .)
	- Dùng câu “Ai cũng có cái riêng của mình” làm câu chủ đề, đặt ở đầu đoạn hay cuối đoạn đều được.
B2: Thực hiện nhiệmvụ:
 HS viết đoạn văn
B3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đọc đoạn văn
B4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
2.3 Thực hành Tiếng Việt
Trạng ngữ
a)Mục tiêu: HS
- Củng cố kiến thức về trạng ngữ
- Chỉ ra trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ.
- Nắm được giá trị biểu đạt của trạng ngữ.
-Thêm trạng ngữ vào câu theo đúng yêu cầu.
b)Nội dung: GV hỏi, HS trả lời, Kĩ thuật KWL
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ôn tập lý thuyết.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV phát phiếu KWL ở tiết trước.
- Yêu cầu thực hiện ở nhà phần K, W vào vở học ở nhà: HS nhắc lại các kiến thức đã học về trạng ngữ (Đặc điểm, vị trí và chức năng của trạng ngữ )
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Nhắc lại các yêu cầu trên phiếu và hoàn thiện.
- GV: Hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu. 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày cột K, W.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả 
- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.
- Chuyển dẫn sang luyện tập.
Bài tập 1
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu phiếu học tập
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ sgk
- Nêu yêu cầu
- Phát phiếu học tập
?Xác định trạng ngữ và chức năng của trạng ngữ ở mỗi ví dụ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS:
+ Đọc ví dụ
+ Thảo luận cặp đôi: Xác định trạng ngữ và chức năng của chúng vào phiếu học tập.
-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả 
- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.
- Chuyển dẫn sang bài 2.
Bài tập 2
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu các ví dụ
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ 
- Chia nhóm lớp & nêu yêu cầu
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS:
+ Đọc ví dụ
+ Làm việc nhóm
-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả 
- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
- Trả lời câu hỏi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Hỏi HS: Qua bài tập trên, ngoài các chức năng đã học em thấy trạng ngữ còn có chức năng gì?
- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu: Thêm chức năng liên kết với câu trước đó của trạng ngữ qua phiếu KWL
- Chuyển dẫn sang bài tập 3.
Bài tập 3
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu các ví dụ
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ 
- Nêu yêu cầu và phát phiếu học tập
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS:
+ Đọc ví dụ
+ Làm việc cá nhân
-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả 
- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.
- Chuyển dẫn sang mục tiếp theo
Trạng ngữ:
a, Ôn tập lý thuyết:
K
(Những điều em đã biết)
W
(Những điều em muốn biết thêm)
L
(Những điều em đã học được)
Em đã biết gì về: Đặc điểm, vị trí trạng ngữ trong câu? Nêu các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?
Em muốn biết thêm gì về: Đặc điểm, vị trí trạng ngữ trong câu cũng như các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?
b, Luyện tập:
Bài tập 1
Câu
Trạng ngữ
Chức năng
a
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ
Nêu thông tin về thời gian
b
Giờ đây
Nêu thông tin về thời gian
c
Dù có ý định tốt đẹp
Nêu thông tin về điều kiện
Bài tập 2
a.Nếu lược bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này”, thông tin trong câu mang tính chất chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.
b. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trên đời”, câu sẽ mất đi tính phổ quát, điều muốn nhấn mạnh trong câu không còn nữa.
c. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trong thâm tâm” , người đọc sẽ không biết được điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.
Bài tập 3: 
Hoa đã bắt đầu nở.
TN chỉ thời gian: Đầu tháng Giêng, hoa đã bắt đầu nở.
TN chỉ địa điểm: Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.
TN chỉ nguyên nhân: Nhờ thời tiết ấm lên, hoa đã bắt đầu nở.
Nghỉ hè, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
Mỗi khi đi công tác, mẹ rất lo lắng cho tôi
Nghĩa của từ ngữ
a)Mục tiêu: 
HS hiểu được nghĩa của một số thành ngữ
b)Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, thảo luận và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bài tập 4
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV trình chiếu bài tập 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Cho HS trao đổi cặp đôi
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
- HS trao đổi cặp đôi 
- GV hướng dẫn HS làm bài
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
- HS báo cáo sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang bài 5
Bài tập 5
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV trình chiếu bài tập 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận nhóm 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS báo cáo sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang mục sau.
2)Thành ngữ
Bài 4:
a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí.
b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
Bài 5: 
a. thua chị kém em: thua kém mọi người nói chung.
b.mỗi người một vẻ: mỗi người có những điểm riêng khác biệt, không ai giống ai.
c.nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, một cách tai quái, quá mức bình thường.
3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. (Gạch chân trạng ngữ)
Gợi ý: 
- Em tự hào về nét riêng nào của bản thân? 
- Vì sao em tự hào về nét riêng đó?
- Dùng câu Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào làm câu chủ đề.
- Có sử dụng trạng ngữ, gạch chân.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS viết đoạn theo gợi ý
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
 4. HĐ 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Hãy tìm ví dụ về một số văn bản thuộc kiểu văn bản nghị luận, xác định vấn đề nghị luận cũng như các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong văn bản ấy.
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV .
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Đọc văn bản
VĂN BẢN 2: HAI LOẠI KHÁC BIỆT
 (Giong-mi Mun)
1. MỤC TIÊU 
 1.1 Về kiến thức
- Sự phong phú của chủ đề bài học về sự “Gần gũi và khác biệt”
- Sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi con người.
1.2 Về năng lực
- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hai loại khác biệt.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hai loại khác biệt.
- Hợp tác, trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đoạn trích.
- Viết bài văn nghị luận kết hợp phương thức tự sự, miêu tả.
1.3 Về phẩm chất
- Giúp HS phát triển các phẩm chất: Trung thực, thật thà; lương thiện.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập:
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ 
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS thời gian 2 phút chuẩn bị: 
? Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp không? Vì sao?
? Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng có những ưu điểm vượt trội?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV dẫn dắt: Lứa tuổi dạy thì cũng là lứa tuổi các em bắt đầu bước vào sự trưởng thành về cơ thể cũng như về tâm lí, nhận thức. Nhiều bạn muốn khẳng định bản thân mình bằng cách làm những điều khác thường, gây sự chú ý với mọi người. Vậy điều khác thường đó là tốt hay xấu? Nên thể hiện sự khác thường bằng cách nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- HS kể ngắn gọn những suy nghĩ, tưởng tượng của mình.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
a) Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV & HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1: Đọc-chú thích
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc to, diễn cảm văn bản và đặt câu hỏi:
? Văn bản Hai loại khác biệt thuộc thể loại nào trong văn học? 
? Hãy nhắc lại khái niệm về văn bản đó
? Thử chia bố cục của văn bản “Hai loại khác biệt”.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: Giong-mi Mun (tác giả VB), quái đản, quái dị, 
- HS lắng nghe.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 
Nhiệm vụ 2: Tác phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 
? Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể
? GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? 
? Bố cục của văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV nhấn mạnh: Văn bản kể lại câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Như vậy, câu chuyện trở nên chân thực, thể hiện những trải nghiệm của tác giả khi nhìn nhận và rút ra bài học cho mình. 
1. Đọc, chú thích:
- Cách đọc: đọc to, rõ ràng, chậm rãi, giọng đọc khác nhau ở những đoạn bàn luận hay kể chuyện. Chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận.
2. Tác phẩm
- Thể loại: Văn bản nghị luận
à VB nghị luận nhằm bàn bạc, đánh giá về một vấn đề trong đời sống, khoa học. Mục đích của người tạo lập VB nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích: thuyết phục để người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”
- PTBĐ: nghị luận
Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề): Mỗi người cần có sự khác biệt
- Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J
- Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Cách để tại nên sự khác biệt
- Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Ý nghĩa của sự khác biệt thực sự
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Xác định được đoạn có tính chất kể chuyện và đoạn có tính chất bàn luận trong văn bản.
b) Nội dung
- Chia lớp thành 4 nhóm tổ, vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trên giấy A0 đã chuẩn bị sẵn.
c) Sản phẩm: Giấy A0 ghi kết quả làm việc nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1
? Giáo viên đã giao cho học sinh bài tập gì?Mục đích và yêu cầu bài tập đặt ra?
 ? Tại sao giáo viên không dạy cho học sinh luôn bài học mà lại cho học sinh được tham gia trải nghiệm thực tế trước? Em nhận xét gì về cách giáo dục này?
+ Nhóm 2
? Các bạn trong lớp đã thể hiện sự khác biệt như thế nào?
? Bạn HS nào có cách thể hiện khác? Phản ứng của cả lớp trước cách thể hiện đó là gì?
? Em nhận thấy sự khác nhau của việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J là gì?
Dự kiến sản phẩm:
+ Số đông học sinh chọn cách mặc những trang phục kì dị, để kiểu tóc kì quặc, mặc quần áo kì lạ, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm, tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý à bộc lộ cá tính
+ Bạn học sinh J: chọn cách ăn mặc bình thường nhưng bạn chọn cách giơ tay trong tất cả các tiết học, trả lời chân thành và xưng hô lễ đỗ với thầy cô, bạn bè.
+ Phản ứng của mọi người: cười khúc khích dần dần mọi người nhận ra điều J làm mới tuyệt vời làm sao bởi hàng ngày J khá nhút nhát, ít nói.
à Sự khác nhau: cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người.
+ Nhóm 3
? Từ những bằng chứng đưa ra, tác giả đã rút ra điều cần bàn luận là gì? Em nhận xét gì về cách triển khai của tác giả?
? Em có đồng tình với ý kiến của tác giả không? Vì sao?
- GV bổ sung: Ở Vb này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, VB không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.
+ Nhóm 4
? Đa số mọi người chọn loại khác biệt vô nghĩa? Vì sao? Em có thích cách thể hiện này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
HS:
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV: 
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá
HS:
- Trả lời câu hỏi 
- Báo cáo sản phẩm nhóm
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
GV chuẩn kiến thức: Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý. Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước. Ngược lại, muốn tạo sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin. Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Mỗi người cần có sự khác biệt
- Bài tập: Trong suốt 24 giờ đồng hồ, mỗi người phải cố gắng trở nên khác biệt.
- Mục đích: Để mỗi người bộc lộ một phiên bản chân thật hơn.
- Yêu cầu: không được gây hại, làm phiền người khác, vi phạm nội quy nhà trường.
- GV đã tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế, để mỗi HS tự rút ra được ý nghĩa của hoạt động
à cách giáo dục giúp người học chủ động, tích cực nắm bắt vấn đề.
2. Bằng chứng: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J
- Số đông : chọn cách thể hiện cá tính bản thân qua cách ăn mặc, hành động quái dị, khác thường.
- Học sinh J chọn cách thể hiện sự khác biệt khác với ngày thường mình : thay vì nhút nhát, ít nói, cậu đã giơ tay và phát biểu trong các tiết học, xưng hô lễ độ với mọi người 
à Cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người là khác nhau. 
3. Lí lẽ: Cách để tại nên sự khác biệt
- Tác giả đã phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có nghĩa.
- Đa số chọn loại vô n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_ket_noi_tri_thuc_bai_8_khac_biet_va.docx