Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Phan Thị Thùy Dung

docx 64 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Phan Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình thương yêu - Phan Thị Thùy Dung
Bài 7
 GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU
(12 tiết)
Tất cả kho báu trên Trái Đất không thể nào
 sánh bằng hạnh phúc gia đình.
 (Tổng thống Mê-xi-cô Calderon)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ).
- Tình cảm gia đình được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Từ đa nghĩa, từ đồng âm.
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. 
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
3. Về phẩm chất: 
Nhân ái, chan hòa, yêu thương, quan tâm người trong gia đình, sống có ước mơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video Bóng mát tâm hồn Bài học quý giá về tình cảm gia đình, suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được:
- Nội dung của video: vai trò quan trọng của tình cảm gia đình.
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
- Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ).
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:
+ Em nhận ra được điều gì trong video này? Video gợi cho em cảm xúc gì?
2. Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.
3. Sử dụng kĩ thuật Tia chớp để huy động thông tin từ học sinh :
? Ở học kì I, em đã được học những bài thơ nào? Bài thơ đó thuộc thể thơ gì?
? Giới thiệu ngắn gọn một thể thơ đã học và chỉ ra những “dấu hiệu” của văn bản thơ trong tác phẩm đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
1. HS quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.
 GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe video.
2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn 
3. HS làm việc cá nhân 3’, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
 GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
B3: Báo cáo kết quả
GV:
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi, chia sẻ cảm xúc của bản thân.
- Hướng dẫn HS trả lời (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Chia sẻ cảm xúc của cá nhân, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc.
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Đọc văn bản
Văn bản
NHỮNG CÁNH BUỒM 
 – Hoàng Trung Thông –
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về tác giả Hoàng Trung Thông.
- Thể thơ tự do.
- Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong văn bản Những cánh buồm.
2. Về năng lực: 
- Xác định được đặc điểm của thể thơ tự do trong văn bản Những cánh buồm.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình ảnh hai cha con, ước mơ của người con và tình cảm gia đình được thể hiện trong đó.
- Nhận biết được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. 
- Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình; yêu thiên nhiên và biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Hoàng Trung Thông và văn bản “Những cánh buồm”
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 + Theo em, gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? 
 + Hãy kể ngắn gọn một kỉ niệm vui giữa em và một người thân trong gia đình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV. 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a)Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Hoàng Trung Thông và tác phẩm “Những cánh buồm”.
b)Nội dung: 
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Trung Thông.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi. 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Hoàng Trung Thông (1925 – 1993)
- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An
- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.
- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.
2. Tác phẩm
a)Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, đặc điểm, ngôn ngữ thơ)
b)Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, chia nhóm 6 HS cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
HS trao đổi cặp đôi trả lời những câu hỏi sau:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?
+ Theo em, nên đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào?
+ Có thể ngắt nhịp như thế nào khi đọc khổ thơ sau?
Cha mỉm cười/ xoa đầu con nhỏ
Theo cánh buồm/ đi mãi nơi xa
Sẽ có cây, có cửa,/ có nhà
Những nơi đó/ cha chưa hề đi đến
- HS đọc bài thơ.
- HS trao đổi với nhau về kĩ năng tưởng tượng và suy luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đọc câu thơ Sau trận mưa đêm rả rích/ Cát càng mịn, biển càng trong/ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng giúp em hình dung được gì về khung cảnh thiên nhiên ở biển vào buổi sáng?
+ Đọc đoạn thơ từ Con bỗng lắc tay cha đến Để con đi Đoạn này thể hiện tính cách gì của người con?
- Chia nhóm lớp (6HS), giao nhiệm vụ:
+ Văn bản “Những cánh buồm” thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ ? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP 1
	Đặc điểm
Thể hiện trong văn bản
Những cánh buồm
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt
- Số dòng:
- Số khổ:
- Vần:
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
-Cảm xúc bao trùm của bài:
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh
- Tính hàm súc
- Hình ảnh thơ
+ Hãy nêu xuất xứ của văn bản.
+ Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
+ Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 4’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 4 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- Dấu hiệu nhận biết: 
+ thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ có ngắt dòng giữa các câu
+ có vần điệu
- Cách đọc: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con.
+ Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên
+ Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.
- HS đọc đúng, giải thích được một số từ khó.
b) Tìm hiểu chung
- Thể thơ: thơ tự do 
PHIẾU HỌC TẬP 1
Đặc điểm
Thể hiện trong văn bản
Những cánh buồm
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt
- Số dòng: không giới hạn 
- Số khổ: không giới hạn 
- Vần: không cần có vần liên tục.
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
- Cảm xúc bao trùm của bài: Tình cảm yêu thương, thân thiết của hai cha con.
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh
- Tính hàm súc: bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều cảm xúc.
- Hình ảnh: biển xanh, cát trắng, ánh mai hồng, cánh buồm 
- Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).
- Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.
- Văn bản chia làm 3 phần
+ P1: Từ đầu lòng vui phơi phới.
à Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát
+ P2: Tiếp theo đếnđể con đi
à Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con
+ P3: Còn lại
à Cảm nhận của người cha. 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Hình ảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển 
a)Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những chi tiết giới thiệu về hình ảnh của hai cha con.
- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.
b)Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm. HS làm việc theo nhóm 6 HS
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Xác định không gian, thời gian được miêu tả.
2. Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả cảnh vật, con người? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn là gì?
3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh của hai cha con? 
4. Em có cảm nhận gì về tình cảm của hai cha con trong bài thơ? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’.
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV: Hỗ trợ HS khi cần thiết.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển sang mục sau.
Không gian
Thời gian
Cảnh vật
Con người
ở bãi cát trên biển
buổi sáng, sau trận mưa đêm
+ ánh mai hồng
+ cát càng mịn
+ biển càng xanh
+ bóng cha dài lênh khênh
+ bóng con tròn chắc nịch
+ cha dắt con đi
+ lòng vui phơi phới
→ Không gian bao la, vô tận
→ Tươi sáng, mát mẻ
→ Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ
→ vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc
Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ.
Nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, từ láy
Cảm nhận: Tình cảm của hai cha con thân thiết, hạnh phúc vừa đơn sơ, giản dị, vừa thiêng liêng, cao cả.
PHIẾU HỌC TẬP 2
*Yếu tố miêu tả: 
Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con
a)Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những chi tiết nói về cuộc trò chuyện của hai cha con.
- Cảm nhận được nét đẹp trong hình ảnh của hai cha con.
b)Nội dung: 
- GV sử dụng KT động não, chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho ý kiến của bạn bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, kết quả thảo luận nhóm, phiếu học tập.
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Phát phiếu học tập số 3.
- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
+ HS đọc thầm đoạn 1 (Từ Hai cha convui phơi phới)
+ Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? Tác dụng của các yếu tố tự sự đó?
+ Trong đoạn 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc nào? Nêu tác dụng?
+Theo em, hình ảnh cánh buồm trong khổ thơ có ý nghĩa gì?
+ Dấu chấm lửng trong câu “Để con đi” có tác dụng gì?
+ Theo em, tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS trao đổi nhóm đôi và ghi lại kết quả.
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.
*Yếu tố tự sự: kể lại cuộc trò chuyện
- Câu hỏi của người con:
“Cha ơi!
.. không thấy người ở đó?”
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi”
→ câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.
- Câu trả lời của người cha:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
→ người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.
=>Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con.
*Nghệ thuật đặc sắc: 
+Ẩn dụ “Ánh nắng chảy đầy vai”
→ làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.
+ Hình ảnh cánh buồm: 
→ biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.
+ Dấu chấm lửng: “Để con đi” 
→ sự tiếp nối của thế hệ sau
=> Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con.
Cảm nhận của người cha
a)Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những chi tiết nói về suy nghĩ của người cha.
- Cảm nhận được nét đẹp trong sự nối tiếp giữa hai thế hệ.
b)Nội dung: 
- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Phát phiếu học tập số 3.
- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
+ Khi nghe câu hỏi của người con, người cha có suy nghĩ gì?
+ Em hiểu như thế nào về câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.
HS:
- Đọc SGK và tìm chi tiết để hoàn thiện phiếu học tập.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu HS trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
HS :
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
- Câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con
→ Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.
=> Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp theo bàn.
- Phát phiếu học tập số 4.
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
? Nội dung chính của văn bản “Những cánh buồm” là gì?
? Trong bài thơ, tuy còn nhỏ nhưng cậu bé không ngừng ước mơ được khám phá cuộc sống. Vậy còn các em, các em có ước mơ gì không?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ.
- Thể thơ tự do dễ truyền tải nội dung.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Nội dung
- Tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương
- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
HĐ 3: Luyện tập
a)Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết bài tập cụ thể
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV cho HS chia sẻ cặp đôi và thực hiện phiếu bài tập.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Chia sẻ cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu bài tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Đại diện của 2 cặp đôi lên báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm.
IV. Luyện tập
HĐ 4: Vận dụng
a)Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống.
b)Nội dung: GV nêu câu hỏi vận dụng và gọi HS chia sẻ cá nhân.
c) Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh.
d)Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời
+ HS nghe video Cha già rồi đúng không, kết hợp với văn bản vừa học nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha - con. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu?
+ Văn bản Những cánh buồm gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con người?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và chia sẻ
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
B3: Báo cáo kết quả
HS: Chia sẻ cá nhân.
GV: Yêu cầu HS đứng dậy chia sẻ, HS khác nhận xét, đánh giá.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV kết luận lại vấn đề, nhận xét thái độ học tập của học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI
PHIẾU HỌC TẬP 1
Văn bản “Những cánh buồm” thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ ? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thiện phiếu học tập sau:
	Đặc điểm
Thể hiện trong văn bản
Những cánh buồm
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt
- Số dòng:
- Số khổ:
- Vần:
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
- Cảm xúc bao trùm của bài:
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh
- Tính hàm súc
- Hình ảnh thơ
PHIẾU HỌC TẬP 2
Không gian
Thời gian
Cảnh vật
Con người
Chi tiết
Nhận xét
→ 
→ 
→
→
Tác dụng của yếu tố miêu tả
Nghệ thuật
Cảm nhận của em
Văn bản 2: MÂY VÀ SÓNG
- Rabindranath Tagore –
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên “Mây và Sóng”.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng và thủ pháp trùng điệp đối sánh.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
- Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử. 
1.2. Năng lực
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ - văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
1.3. Phẩm chất
Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Yêu quý, kính trọng mẹ và người thân trong gia đình cũng như những người ngoài xã hội, từ đó hướng tới những lời nói, việc làm đúng đắn.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Rabindranath Tagore và văn bản Mây và sóng.
- Một số văn bản về tình mẫu tử (Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Trong lòng mẹ,... )
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
 - Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HĐ 1. Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề tạo hứng thú, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
a) Nội dung: GV cung cấp video bài hát Mẹ yêu ơi và GV hỏi, HS trả lời.
b) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hỏi: Em thường chơi trò chơi với ai trong gia đinh nhiều nhất? Cảm xúc của em khi chơi với người đó như thế nào?
GV: Cung cấp video bài hát “Mẹ yêu ơi” - trình bày bé Gia Khiêm.
Hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình mẹ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
HĐ 2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Rabindranath Tagore.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Rabindranath Tagore.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Gọi 1 - 3 học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Cho học sinh xem clip về Tagore
- Tagore (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ
- Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được giải thưởng Nobel văn học với tập “Thơ Dâng” 1913. 
- Thơ Tagore thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình thắm thiết, thâm trầm triết lý.
Tiểu thuyết (1909)
Thơ Dâng (1913)
Tập thơ (1915)
Tập thơ (1916)
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được những nét độc đáo của bài thơ Mây và sóng (Thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ,)
- Thấy được những đăc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng các cuộc hội thoại.
- Thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Giới thiệu bản tiếng Ben-gan, tiếng Anh.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
GV phát phiếu bài tập số 1, HS làm bài tập theo nhóm.
HỎI:
1. Chỉ ra xuất xứ của bài thơ.
2. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Mây và sóng” là một bài thơ? Xác định thể thơ.
3. Xác định nhân vật trữ tình.
4. Xác định bố cục bài thơ, các phần đó có gì giống và khác nhau? (Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ). Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc nhóm 5’: HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện hóm trình bày.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
- Xuất xứ:
+ In trong tập “Si-su” (tiếng Ben-gan), 1909.
+ In trong tập “Trăng non” (chính Tagore dịch sang tiếng Anh), 1915.
- Thể thơ: thơ văn xuôi, vẫn có nhạc điệu.
- Nhân vật trữ tình: Em bé.
- Bố cục: Lời em bé có thể chia làm hai phần
+ Phần 1: từ đầu đến “trời xanh thẳm”à Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây.
+ Phần 2: còn lại à Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng.
- Tác dụng: thể hiện tình yêu mẹ của em bé trọn vẹn, sâu sắc, trào dâng, mãnh liệt.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.
a) Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những chi tiết về những lời mời gọi của những người trên mây, trên sóng.
- Đánh giá nét đẹp thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn với tuổi thơ (tiếng gọi của 1 thế giới diệu kỳ)
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia (4 phút)
Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ:
+ Nhóm I: 1. Những người sống trên mây, trong sóng nói với em bé những điều gì?
+ Nhóm II: 2. Em sẽ được chơi cùng ai? Hình thức, cách chơi như thế nào?
+ Nhóm III: 3. Để đến với họ, bé sẽ làm như thế nào?
+ Nhóm IV: 4. Em có nhận xét gì về cách đến và cách hòa nhập mà họ đã vẽ ra.
Hết thời gian quy định, học sinh chuyển nhóm.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (5 phút)
Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của 4 nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 1 dãy bàn hàng ngang là một nhóm và giao nhiệm vụ mới. Phát phiếu học tập số 3.
HỎI: 
1. Em thấy thế giới của họ vẽ ra như thế nào?
2. Nếu em được rủ đi chơi đến nơi kì diệu, hấp dẫn đó, em có đi không? Tại sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Vòng 1: Nhóm chuyên gia (4 phút)
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 2 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (6 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 3 phút tiếp: Thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
Những người trên mây, trong sóng đều nói với em bé hai lượt - cũng là hai nội dung mời gọi.
- Thế giới của họ (sắc màu, âm thanh, không gian, thời gian): 
+ chơi, thức dậy - chiều tà, bình minh vàng - vầng trăng bạc
+ ca hát, ngao du, sáng sớm - hoàng hôn, nơi này - nơi nọ
- Cách đến thế giới đó (dễ dàng, thú vị): 
+ đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, được nhấc bổng.
+ đến ra rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, được nâng đi.
=> Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu.
=> Nghệ thuật: nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
2. Lời từ chối của em bé
a) Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được chi tiết kể về cuộc hội thoại giữa em bé và những người sống trên mây và trong sóng. 
- Thấy được lý do em bé từ chối lời mời của những người sống trên mây và trong sóng. 
- Hiểu được tình cảm em bé dành cho mẹ.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm đôi cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Gọi học sinh đọc lại những lời đáp của em bé và đặt câu hỏi.
HỎI:
1. Trong mỗi cuộc thoại, em bé đáp lại mấy lần và đáp như thế nào? 
2. Vì sao em đáp lại như vậy?
3 Vì sao sau khi nhận lời từ chối của em bé, những người trên mây, trong sóng “mỉm cười” bay đi và lướt qua?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.
HS:
- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện lời đáp của em bé.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
HS :
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.
Em bé đáp lại hai lượt, với trình tự giống nhau:
+ Hỏi: làm thế nào... lên đó?
+ Từ chối: 
. mẹ muốn, (buổi chiều) mẹ đợi
. làm sao có thể rời mẹ...?
- Lí do:
+ Hỏi cách lên thế giới đó: tâm lí trẻ thơ tò mò, ham vui, thích những điều mới lạ khát khao tìm hiểu, khám phá.
+ Từ chối dứt khoát: tình yêu mẹ lớn hơn tất cả. Tình mẫu tử giúp em kiểm soát xúc cảm, kiểm soát khát vọng, biết suy nghĩ và lựa chọn.
- Những người trên mây trong sóng “mỉm cười”: họ thông cảm, trân trọng tấm lòng em bé dàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_chan_troi_sang_tao_bai_7_gia_dinh_t.docx