Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên - Phan Thị Thùy Dung

docx 64 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên - Phan Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên - Phan Thị Thùy Dung
Ngày soạn:  Ngày dạy:.
TUẦN ..
BÀI 5: TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN
(13 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức
- Tri thức ngữ văn (Hồi kí, hình thức ghi chép, cách kể, người kể chuyện).
- Lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên và tâm hồn mình.
- Biện pháp tu từ Ẩn dụ, Hoán dụ.
- Văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Về năng lực
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận biết được biện pháp tu từ Ẩn dụ, Hoán dụ và tác dụng của chúng; vận dụng được biện pháp tu từ khi nói và viết.
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt; nói và nghe về cảnh sinh hoạt.
- Biết lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên và tâm hồn mình.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát các hình ảnh trên màn chiếu suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của hình ảnh: Thiên nhiên quanh ta thật đẹp. Con người yêu quý và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ 
1. Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:
? Những hình ảnh trên gợi cho em cảm xúc và mong muốn gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân.
 GV hướng dẫn HS quan sát.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu cá nhân lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Văn bản 1: LAO XAO NGÀY HÈ
(Trích “Tuổi thơ im lặng” - DUY KHÁN)
1. MỤC TIÊU 
 1.1 Về kiến thức
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Duy Khán.
- Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí.
- Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
- Tác động của văn bản đến cá nhân HS.
1.2 Về năng lực
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
- Thấy được đặc điểm chung và tác động của văn bản đến cá nhân HS.
1.3 Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh liên quan đến nhà văn Duy Khán và văn bản “Lao xao ngày hè”.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Theo em vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy nói về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc một trải nghiệm đáng nhớ từ một kì nghỉ hè đã qua?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Duy Khán và tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” cũng như đoạn trích “Lao xao muà hè”.
b) Nội dung: 
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Duy Khán (1934 – 1993)
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán
- Quê: Quế Võ, Bắc Ninh
- Ông là nhà văn, nhà báo
- Năm 15 tuổi, ông nhập ngũ, làm phóng viên chiến trường suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- “Tuổi thơ im lặng” - Tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn 1987, được viết từ năm 1977 đến 1984, là món quà ông dành tặng quê hương và những người thân yêu.
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1. Yêu cầu HS đọc ngữ liệu Tri thức Ngữ văn trong SGK.
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:
? Kí là thể loại văn như thế nào? Em đã bao giờ viết nhật kí chưa?
? Hồi kí là thể loại đề cập đến sự việc đang xảy ra hay đã xảy ra? Nếu được yêu cầu: “Kể lại một sự việc mà em đã tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ” thì em sẽ nhớ lại và kể theo sự thực hay kể theo những gì mình tưởng tượng?
? Trong hồi kí, ngôi kể được sử dụng là ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba? Tại sao? 
? Yếu tố sự thật trong hồi kí có quan trọng không? Khi viết, nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xaỷ ra để viết nên tác phẩm ấy được xử lí như thế nào? 
2. Hướng dẫn cách đọc văn bản và yêu cầu HS đọc.
(Giọng đọc chậm rãi, tâm tình, kể lại những kỷ niệm tuổi thơ ở quê hương. Chú ý những câu văn ngắn, những khẩu ngữ, những câu chuyện dân gian lồng vào trong bài khi tả một loài chim nào đó, cần đọc với giọng thích hợp.)
3. Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
*Nhóm 1: ? Tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em biết?
*Nhóm 2: ? Nêu vị trí của văn bản “Lao xao mùa hè” trong tác phẩm?
? Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè.
*Nhóm 3: ? Bức tranh cuộc sống trong “Lao xao mùa hè” được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào?
?Xác định PTBĐ của văn bản?
*Nhóm 4: ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
1. HS đọc phần tri thức Ngữ văn 
- HS làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
 + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
 + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
 GV theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
2. HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
2.1. Tri thức ngữ văn: 
- Kí là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm, chứng kiến của chính người viết.
- Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ.
- Ngôi kể trong hồi kí là ngôi thứ nhất. Vì người kể chuyện trong hồi kí mang hình bóng của tác giả.
- Tư liệu được ghi chép để viết hồi kí phải đảm bảo độ tin câỵ, xác thực. Tuy nhiên, hồi kí là tác phẩm được viết, kể, sáng tác nên người viết không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn và sâu sắc.
2.2. Đọc và tìm hiểu chung:
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
* Tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” được viết theo thể loại Hồi kí. Vì tác phẩm là những hồi tưởng của bản thân tác giả.
* “Lao xao mùa hè” trích từ chương 6/29 chương của tác phẩm.
- Chủ đề văn bản: Thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
* Bức tranh cuộc sống trong “Lao xao mùa hè” được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất. (xưng “tôi”, “chúng tôi”)
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
* Văn bản chia làm 3 phần
+ Đoạn1: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
+ Đoạn 2: Thế giới các loài chim
+ Đoạn 3: Cảm xúc về những ngày hè đã qua 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên mùa hè đẹp, bình dị, gần gũi.
- Thấy được tình cảm yêu mến và gắn bó vơí thiên nhiên của tác giả.
b) Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu của văn bản.
? Khung cảnh làng quê lúc sang hè được miêu tả cụ thể như thế nào? 
? Tác giả miêu tả theo trình tự nào?
?Liệt kê một số câu văn kể chuyện, miêu tả được sử dụng trong đoạn văn?
?Âm thanh nào được tác giả chú ý nhất?
GV: Từ láy tượng thanh lao xao sẽ trở thành âm hưởng chủ đạo trong bài văn này. Trong cái lao xao của đất trời, cỏ cây, có cả cái lao xao của tâm hồn tác giả .
?Quan sát đoạn văn thứ 2. Nhận xét về số câu, tiếng trong các câu văn? Dụng ý của tác giả?
? Cảm nhận của em về cảnh này như thế nào? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
GV: Theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày 
HS:
 - Trình bày sản phẩm.
- Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
- Nhận xét, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong sản phẩm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
- Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ nhộn nhịp, xôn xao, tất bật của bướm ong
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể...
- Âm thanh Lao xao: Rất khẽ, rất nhẹ, nhưng khá rõ → Sự chuyển động của đất trời, thiên nhiên làng quê khi hè về 
- Câu văn ngắn, có câu chỉ có 1 tiếng. Dụng ý: Liệt kê, nhấn mạnh ý, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Đó là cảnh thiên nhiên ở làng quê rất đẹp, bình dị, gần gũi...
Thế giới các loài chim.
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. 
- Thấy được tâm hồn nhậy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần).
c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS quan sát và đọc Phần 2 của văn bản. 
? Duy Khán tả loài chim theo trình tự nào.
? Đọc bài đồng dao? 
? Bài hát đồng dao có sử dụng phép tu từ nào? 
? Việc đưa bài đồng dao vào có có ý nghĩa gì?
? Em còn biết các câu đồng dao khác về các loài chim không .
- Chia lớp làm 2 đội thi tìm được nhiều các câu đồng dao nói về các loài chim 
- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:
1. Tại sao nhà văn gọi chúng là Chim hiền? Nhóm Chim hiền gồm những loài chim nào? Tìm các chi tiết miêu tả cụ thể?
? Làm thế nào tác giả có thể miêu tả nhóm chim hiền một cách sinh động, cụ thể như thế?
2. Em hiểu gì về loài chim sư hổ mang? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây? Câu chuyện cổ tích về nguồn gốc của chim bìm bịp có ý nghĩa gì.
GV: Thật ra điều này là do con người gán cho loài chim không được đẹp mã , lại có tiếng kêu kì lạ, chứ chẳng hề liên quan đến tính nết của loài chim này. Một thể hiện sự căm ghét cái ác, caí xấu, cái bịp bợm, nhất là ở những kể tu hành không chót, biến chất ... của nhân dân ta . Nguồn gốc của cái tên chim tu hú, chim bắt cô trói cột cũng có những câu chuyện cổ tích tương tự .
3. Thống kê các loài chim dữ, ác được tả trong bài? Liệu đó đã là tất cả cá loài chim ác, dữ chưa? Trong số các loài chim ác, dữ tác giả tập trung kể về loài chim nào?
4. Cảnh diều hâu sà xuống bắt gà , cảnh gà mẹ sù cánh liều chết đánh lại để cứu con, cảnh diều hâu tha gà con lên không lại bị chèo bẻo bất ngờ đánh túi bụi,... gợi cho em những suy nghĩ cảm xúc gì? Nó gợi cho em nghĩ đến câu tục ngữ nào.
5. Câu tục ngữ Lia lia, láu láu (chấp cha, chấp chới) như quạ dòm chuồng lợn có ý nghĩa gì? Thông qua loài quạ (trong câu tục ngữ) khiến em nghĩ đến loài người nào trong xã hội? Thái độ của tác giả với loài chim này ntn .
6. Tại sao tác giả gọi chim chèo bẻo là chim trị ác? Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động? Tình cảm thái độ của tác giả với loài chim này?
7. Qua đây em rút ra được bài học gì về cách sống ở đời? Em có nghĩ đến câu ca dao nào nói về bài học này không .
8. Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt giúp em hiểu gì thêm về nhân vật này? Những hiểu biết và cảm nhận của em về các loài chim có gì giống và khác với nhân vật “tôi”
? Qua đây em có hiểu biết gì về tác giả Duy Khán?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận bàn và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
- Duy khán không miêu tả thế giới các loài chim một cách tuỳ tiện mà ông xếp, phân loại chúng theo 2 nhóm: Chim hiền - Chim ác.
a. Nhóm chim hiền:
- Bài hát đồng dao sử dụng nhân hóa
-> Gợi mối quan hệ họ hàng thân thuộc nơi làng quê, dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ. Làm cho bạn đọc có cảm giác được sống trong bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian .
.
- Gọi là Chim hiền vì chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên cho đất trời
- Chim hiền gồm Chim sáo và chim tu hú :
+ Chim sáo đậu trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi đâu, chiều lại về với chủ .
+ Chim tu hú: báo mùa vải chín, báo mùa hè tới .
- Miêu tả: bằng việc quan sát hình dáng, màu sắc, hoạt động... kết hợp với trí tưởng tượng dân gian phong phú.
- Hình ảnh so sánh - ẩn dụ , chỉ những ông sư tuy tu hành nhưng vẫn chưa bỏ được tính ác độc, hung dữ, nham hiểm tựa như loài rắn hổ mang có nọc độc , mổ chết người .
- Có lẽ dựa vào màu lông xám và tập tính suốt ngày nằm trong bụi rậm , thường kêu bịp bịp. Đặc biệt là khi nó cất tiếng kêu thì một loạt các loài chim ác, chim dữ xuất hiện.
b. Nhóm chim ác
- Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt ...
- Đó là 4 loài chim ác, dữ thường gặp ở nông thôn chứ chưa phải là tất cả các loài chim ác , dữ .
- Chim diều hâu, chim quạ và chim cắt ..
- Cảnh gà mẹ xù lông, xoè cánh, che chở cho đàn con bé dại, vừa kêu quang quác vừa đạp, vừa mổ, liều chết đánh lại diều hâu để bảo vệ đàn con là cảnh hiếm gặp ở làng quê. Cảnh này gợi cho người đọc nghĩ đến sự cạnh tranh sinh tồn giữa các loài chim hiền, chim ác. Không những thế nó khiến cho người đọc liên hệ đến tình mẹ con, đến tình thương con đã biến thành sức mạnh liều mạng ntn ngay trong thế giới các loài chim.
- Cảnh diều hâu tha ga con lên chưa kịp ăn thì đã bị chèop bẻo bất ngờ tập kích, đánh đuổi ráo riết.
- Nó chứng minh cho câu tục ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” hay câu danh ngôn “Cao nhân thất hữu cao nhân trị” (Người giỏi còn có người giỏi hơn)
- Quạ là loài vật kém cỏi, hèn hạ và bẩn thỉu và vì thế đáng ghét đáng khinh hơn diều hâu. Câu tục ngữ tả rất đúng tư thế, động tác của loài quạ khi đậu, dòm vào chuồng lợn để kiếm mồi.
- Làm cho người đọc nghĩ đến những con người có tính cách giống như loài quạ.
- Thể hiện trong cách gọi là chim ác, dữ .
- Vì đây là loại chim dám đánh lại các loại chim ác, chim xấu.
- Hình dáng: Như những mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải thả con mồi, hú vía.
+ Vây tứ phía đánh quạ. Có con quạ chết đén rũ xương .
+ Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống, ngắc ngoái.
 - Tác giả muốn thể hiện thiện cảm của mình với loài chim này; ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẻo.
- Dù có mạnh khoẻ đến đâu, gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị, bị thất bại. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cộng đồng sẽ làm cho sức mạnh gấp bội, biến yếu thành mạnh và giành chiến thắng. Đó không chỉ là quy luật tự nhiên, của các loài chim mà của chính loaì người. Một lần nữa triết lí dân gian lại thấp thoáng hiện lên trong thâm tâm, thấm thía. 
- Các câu tục ngữ, thành ngữ dân gian: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả, ác báo”, “Gieo gió, gặt bão”.
- Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài.
- Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.
- Khác nhau: nhân vật tôi có sự am hiểu sâu sắc từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.
- Tác giả vừa là người có khả năng quan sát rất tinh tế, vừa là người có tình cảm gắn bó thân thiết với làng quê và thiên nhiên .
3. Cảm xúc về những ngày hè đã qua
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Cảm nhận khung cảnh bình dị, đầm ấm và rất đỗi yên bình trong những ngày hè treen quê hương.
- Thấy được cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương 
b) Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc phần cuối của văn bản.
?Kỉ niệm những ngày hè trên quê hương được gơị tả cụ thể như thế nào?
?Liệt kê một số câu văn miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đoạn văn?
? Theo em tác giả hồi kí đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?
? Qua đây bồi dưỡng cho em tình cảm nào?
? Từ nội dung vừa tìm hiểu, em hãy khái quát lại chủ đề của văn bản “Lao xao mùa hè”.
Chủ đề văn bản thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống ngày hè qua chuỗi hồi ức của tác giả; bức tranh sinh hoạt ngày hè; cái lao xao cuar cuộc sống ngày hè... Những dòng văn lan tỏa cảm xúc lao xao, rộn ràngtrong lòng người đọc khi nghĩ về tuổi thần tiên tuyệt vời trong khung trời cổ tích của chính mình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
GV: Theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày 
HS:
 - Trình bày sản phẩm.
- Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
- Nhận xét, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong sản phẩm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục Tổng kết.
- Những buổi tắm suối sau nhà.
- Ăn cơm trên manh chiếu trải ở giữa sân.
- Ngủ ở hiên nhà.
- Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, khoan khoái, bâng khuâng khi tận hưởng cái không khí riêng của ngày hè êm đềm, bình yên trên quê hương.
- Tình yêu thiên nhiên, tình cảm trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
- Chủ đề văn bản: Thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp theo bàn
- Phát phiếu học tập.
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Em học tập được nghệ thuật miêu tả về kể chuyện của tác giả trong văn bản Lao xao?
? Nội dung chính của văn bản?Tình cảm nào được khơi dậy trong em khi tiếp xúc với thế giới các loài vật “Lao xao”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sự quan sát tinh tế
- Vốn hiểu biết phong phú
- Miêu tả, kể chuyện lồng trong cảm xúc và thái độ của tác giả.
2. Nội dung
- Bức tranh mùa hè đẹp, bình dị, nhiều màu sắc, sống động cùng thế giới các loài chim. 
- Tình cảm yêu quí các loài vật quanh ta, yêu làng quê, yêu DT.
HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập: Chia sẻ với bạn ấn tượng và cảm xúc của em sau khi đọc “Lao xao ngày hè” của Duy Khán?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS: 
- Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của bản thân.
HS trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
* Ấn tượng và cảm xúc: 
- Bài văn giúp em được chiêm ngưỡng bức tranh mùa hè đẹp, bình dị, nhiều màu sắc, sống động trên làng quê Việt Nam.
- Bài văn đem đến cho em hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim.
- Bằng khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ, hiểu biết về các loài chim, tác giả đã miêu tả thế giới loài chim vô cùng sống động.
...
HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ
? Hãy ghi lại những cảm xúc của bản thân em về một khung cảnh đẹp mà em yêu thích trên quê hương em vào một buổi sớm mai? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và viết bài.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện bài viết.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. (Qua Zalo hoặc Gmail)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: 
+ Đọc kĩ lại văn bản và nắm chắc nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
+ Tập ghi chép lại những kỉ niệm đáng nhớ của bản thân qua cuốn nhật kí nhỏ.
+ Đọc trước và soạn Văn bản: “Thương nhớ bầy ong” 
Văn bản 2: THƯƠNG NHỚ BẦY ONG
(Trích “Tổ ong trại ”)
 – Huy Cận– 
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà thơ Huy Cận.
- Đặc điểm của hồi kí
2. Về năng lực: 
- Xác định được ngôi kể trong văn bản
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện trong ngôi thứ nhất của hồi kí
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên
- Giữ gìn, nâng niu kỷ niệm tuổi thơ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: 
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về tác giả Huy Cận và văn bản “Thương nhớ bầy ong”
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Học liệu: văn bản “Thương nhớ bầy ong”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng hết sức thân thiết đối với mình? Cảm xúc của em khi ấy như thế nào?
Chia sẻ hiểu biết của em về nghề nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà Huy Cận và tác phẩm “Hồi kí song đôi” cũng như đoạn trích “Thương nhớ bầy ong”
b. Nội dung: 
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Huy Cận (1919-2005)
- Quê: Hà Tĩnh
- Ông làm thơ và nổi tiếng từ trước CMT8/1945; ngoài làm thơ, ông còn viết văn xuôi, tiểu luận và phê bình văn học.
2. Tác phẩm
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục)
b.Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
?Cho biết thể loại và ngôi kể của đoạn trích. Dựa vào đâu để em nhận biết?
? Dựa vào những từ ngữ chỉ thời gian và mạch cảm xúc của nhân vật “tôi”, hãy cho biết văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 3’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 3 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau 
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
- Thể loại: kí
- Ngôi kể thứ nhất
(lời kể của nhân vật tôi)
- Văn bản chia làm 2 phần:
+Phần 1: Từ đầu đến “cày ải” => Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất.
+ Phần 2: phần còn lại =>Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” sau ngày ông mất.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những chi tiết kể về bầy ong và cảm xúc của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất
b.Nội dung: 
- GV sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c. Sản phẩm: phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Đọc đoạn văn từ đầu đến “mê xem không thôi”, trả lời các câu hỏi: 
-Tìm những chi tiết kể về bầy ong ngày xưa.
-Tìm những chi tiết kể về nhân vật “tôi” với bầy ong. 
- Nhận xét về cảm xúc của nhân vật “tôi” tại thời điểm đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
- Những đõ ong: 
+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có 2 dãy đõ ong mật
+ Sau nhà có 2 đõ ong sây lắm
+ Chiều lỡ buổi, ong bay họp đàn trước đõ 
=>nhiều, sung túc, rất vượng
- Nhân vật tôi:
+ Hay ra xem ong họp đàn
+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi
=> vui vẻ, hứng khởi, mê đắm
Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” sau ngày ông mất.
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những chi tiết kể về bầy ong và cảm xúc của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất
- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung văn bản
b.Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c. Sản phẩm: phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn văn t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_chan_troi_sang_tao_bai_5_tro_chuyen.docx