Giáo án môn Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 9: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022

Câu 1: Để đo độ cao cửa sổ trong phòng học người ta thường sử dụng đơn vị nào?

 

A.mét (m)             B.milimet (mm)    C.xentimet (cm)    D.đêximet (dm)

 

Câu 2: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:

 

 

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình  là:

 

A.1m và 1mm.                         B.10dm và 0,5cm

 

C.100cm và 1cm                      D.100cm và 0,2cm.

 

Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đọc chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?

 

A.5m          B.50dm                C.500cm               D.50,0dm

 

Câu 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2cm để đo chiều dài cuốn sách. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?

 

A.240mm             B.24dm                C.24cm                 D.24,0cm

 

Câu 5: Hình vẽ nào mô tả vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo chính xác nhất?

A.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.

 

B.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái

 

 

C.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật

 

 

D.Cả 3 phương án trên

 

Câu 6: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta?

 

A.Kilôgam (kg).    B.Miligam (mg)    C.Gam (g)             D.Tạ

 

Câu 7: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là gì?

 

A.cân tạ   B.cân Roberval      C.cân đồng hồ  D.cân tiểu li

docx 5 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 02/07/2024 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 9: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 9: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 26.10.2021	Ngày dạy: 2.11. 2021
Tiết 9 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Ôn lại, hệ thống kiến thức môn khoa khọc tự nhiên phần tế bào, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào, các cấp tổ chức trong cơ thể đa bào.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực quan sát, phân loại
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ, trung thực, trách nhiệm, yêu thích môn
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy tính, bài soạn powerpoint
2. Học sinh: SGK
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Giúp HS khái quát về những nội dung đã học.
b) Nội dung: Nêu tên những bài học đã được học .
c) Sản phẩm: HS kể tên được các bài học 
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu tên các bài học.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại nội dung trong chương:
Giới thiệu về khoa học tự nhiên, An toàn trong phòng thực hành, Sử dụng kính lúp, Sử dụng kính hiển vi quang học, Đo chiều dài, Đo khối lượng
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt đáp án:.

2. HOẠT ĐỘNG 2. LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: luyện tập củng cố kiến thức đã học
b) Nội dung: Các câu hỏi ôn tập
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV y/c HS nhớ lại kiến thức trong phần sinh thuôc môn khoa học tự nhiên để trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra:
Gv chia lớp làm 6 nhóm
Nhóm 1,2,3: làm câu 1,3,5
Nhóm 4,5,6: làm câu 2,4,6
1. Khái niệm KHTN, các lĩnh vực và vai trò của KHTN
2. Nhận biết các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành, qui định an toàn phòng thực hành
3. Cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.
4. Đơn vị đo chiều dài, cách đo và dụng cụ đo chiều dài.
5. Đơn vị đo khối lượng, cách đo và dụng cụ đo khối lượng.
6. Đơn vị đo thời gian, cách đo và dụng cụ đo thời gian
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời ra phiếu học tập theo nhóm
- HS nhớ lại kiến thức có được trong chương để hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét các nhóm
- Đưa ra thống nhất chung.
Ôn tập: 
1. Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng
Trong KHTN không chỉ có 3 lĩnh vực (Vật lí học, Hóa học, Sinh học) mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Có thể nhắc tới Thiên văn học vì các em sẽ được học một số bài thiên văn ở cuối chương trình KHTN 6.
2. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
3. Sử dụng kính lúp
Sử dụng kính hiển vi quang học
4. Đơn vị đo độ dài
- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.
Dụng cụ đo chiều dài
Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước do khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,
5. Đơn vị khối lượng
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg).
Dụng cụ đo khối lượng
cân đồng hồ, cân ‎ tế
6. Đơn vị đo thời gian
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
Dụng cụ đo thời gian
Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bắm giây,...

3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học trong chương để làm phần bài tập.
b) Nội dung: Các câu hỏi bài tập sách bài tâp.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh hoàn thành các bài tập:
Câu 1: Để đo độ cao cửa sổ trong phòng học người ta thường sử dụng đơn vị nào?
A.mét (m) 	B.milimet (mm)	C.xentimet (cm)	D.đêximet (dm)
Câu 2: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình  là:
A.1m và 1mm.	B.10dm và 0,5cm
C.100cm và 1cm	D.100cm và 0,2cm. 
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đọc chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?
A.5m	B.50dm	C.500cm	D.50,0dm 
Câu 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2cm để đo chiều dài cuốn sách. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A.240mm	B.24dm	C.24cm	D.24,0cm 
Câu 5: Hình vẽ nào mô tả vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo chính xác nhất?
A.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải. 
B.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái
C.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật
D.Cả 3 phương án trên
Câu 6: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta?
A.Kilôgam (kg).	B.Miligam (mg)	C.Gam (g)	D.Tạ
Câu 7: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là gì?
A.cân tạ      B.cân Roberval	C.cân đồng hồ    D.cân tiểu li
Câu 8: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở tiệm vàng là?
A.cân tạ             B.cân đòn	C.cân đồng hồ  D.cân tiểu li
Câu 9: Trên một hộp kẹo có ghi 200g. Số đó chỉ là gì?
A.sức nặng của hộp kẹo
B.thể tích của hộp kẹo
C.khối lượng của hộp kẹo
D.sức nặng và khối lượng của hộp kẹo
Câu 10: Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
A.giá trị của số chỉ của kim trên bẳng chia độ
B.giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ
C.tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa
D.tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã 
Câu 11: Cân ở hình 5.3. có GHĐ và ĐCNN là:
A.5kg và 0,5kg	B.50kg và 5kg	C.5kg và 0,05kg	D.5kg và 0,1kg 
Câu 12: Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
A.từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích
B.từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích
C.bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi
D.bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi
Câu 13: Để đo thời gian vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là  
A.đồng hồ để bàn 	B.đồng hồ bấm giây
C.đồng hồ treo tường 	D.đồng hồ cát
 Câu 14: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A.ngày.  	B.tuần.        C.giây.                   D.giờ.
Câu 15: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A.Giá trị của lần đo cuối cùng.
B.Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C.Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D.Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất,
Câu 16: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để?
A.lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
B.đặt mắt đúng cách.
C.đọc kết quả đo chính xác.
D.hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.
Câu 6: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
(5) Thực hiện phép đo thời gian.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
A.(1), 2), 3), 4), 5).
B.(3), (2), (5), 4), (1).
C.(2), 3),5), 1), 4).
D.(2),(1), 3), (5) (4).
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận cặp đôi nghiên cứu câu hỏi để trả lời.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
Hoạt động nhóm để thực hiện yêu cầu của GV
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nộp kết quả thảo luận (Làm vào tờ A0)
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét các nhóm
- Đưa ra thống nhất chung
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài cũ, làm các bài tập trong sách bài tập
- Tìm hiểu mở rộng thêm nội dung bài học: 
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_chan_troi_sang_tao_tiet_9_on.docx