Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đồng Phong (Có đáp án)

Câu 1: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước

 

 A.Trùng roi  B. Tảo  C. Trùng giầy  D. Trùng biến hình

 

Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

 

         A. Nấm độc    B. Nấm mốc  C. Nấm đơn bào  D.  Nấm ăn được

 

Câu 3: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

 

         A. Ruồi, chim bồ câu, ếch                    B. Rắn, cá heo, hổ

 

         C. Ruồi, muỗi, chuột                    D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi

 

Câu 4: Động vật có xương sống bao gồm:

 

         A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú                          B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

 

         C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú               D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

 

Câu 5: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

 

         A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.                         B. Số lượng loài và môi trường sống.

 

         C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.        D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

 

Câu 6: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

 

         A. Hoang mạc                                B. Rừng ôn đới

 

         C. Rừng mưa nhiệt đới                                D. Đài nguyên

 

Câu 7. Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?

 

          A. kilôgam (kg)              B. mét (m)             C. mét khối (m3)             D. niuton (N)

docx 16 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 03/07/2024 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đồng Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đồng Phong (Có đáp án)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHTN 6
TRƯỜNG THCS ĐỒNG PHONG
1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì II môn Khoa học tự nhiên, lớp 6
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2: bắt đầu từ bài 27: nguyên sinh vật đến hết bài 45: hệ Mặt Trời và Ngân Hà
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc: 
Mức độ đề:40% Nhận biết; 35% Thông hiểu; 15% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 7 câu, thông hiểu: 6 câu; vận dụng: 3 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,5 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Nội dung nửa đầu học kì II: 25% (2,5 điểm)
- Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu TN/ Tổng số ý TL
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn(28 tiết)
1 ý

2 
4 

1 ý



1
6
2,5
2. Chủ đề 9: Lực (14 tiết)

5
1 ý

1 ý



2 
5
3,25
3. Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống(10 tiết)
1 ý
3




1 ý

2
3
2,25
4. Chủ đề 11: Trái Đât và bầu Trời (9 tiết)

2
1





1
2
2
Số câu
2
12
2
4
2

1

7
16
10
Điểm số
1
3
2,5
1
1,5

1

6
4
10
Tổng số điểm
4 điểm

3,5 điểm

1,5 điểm

1 điểm

10 điểm
10 điểm

b) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
1. Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn(28 tiết)
1. 1 Nguyên sinh vật (5 tiết)
1 câu(2 ý)
6



- Sự đa dạng nguyên sinh vật.
- Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. 

Nhận biết
-Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.




Nhận biết
Thông hiểu
- Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...).




- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.




- Nêu được một số lợi ích của nguyên sinh vật
-Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra

1

C1
Vận dụng
Thực hành quan sát và vẽ hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.




1.2. Nấm (5 tiết)




- Sự đa dạng nấm.
- Vai trò của nấm. 
- Một số bệnh do nấm gây ra.
Nhận biết
-Nêu được một số bệnh do nấm gây ra.





Thông hiểu
- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

1

C2
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...).




- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.




Vận dụng
Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).




Vận dụng bậc cao
Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ...




1.3. Thực vật (6 tiết)





- Sự đa dạng.
- Thực hành.

Thông hiểu
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).




- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). 
1 ý

C17-1

Vận dụng
-Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.
Giải thích được tại sao “rừng được gọi là lá phổi xanh của trái đất”

1 ý


C17-2

1.4. Động vật (7 tiết)





- Sự đa dạng.
- Tác hại của động vật trong đời sống
- Thực hành.

Nhận biết
- Nhận biết được tác hại của một số động vật trong đời sống. 

1

C3

Thông hiểu
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

1

C4

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.




Vận dụng
-Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.




1.5. Đa dạng sinh học (2 tiết)




-Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên. 
-Bảo vệ đa dạng sinh học
Nhận biết
-Nhận biết được đa dạng sinh học là gì
Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, 

1

C5
Thông hiểu
-Nhận biết được các sinh cảnh thông qua hình ảnh , đặc điểm sinh thái của khu vực

1

C6
Vận dụng 
-Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.




1.6. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (3 tiết)






Vận dụng
cao
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.




- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...).




- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.




- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.




- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).




- Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.




2. Lực
2
5


- Lực và tác dụng của lực
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
-Ma sát
-Lực cản của nước
-Biến dạng của lò xo
Nhận biết
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.




- Nêu được khái niệm lực, đơn vị lực, dụng cụ đo lực là lực kế.

2

C7, C8
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động hoặc làmbiến dạng vật.




- Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc.

2

C9, C10
- Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn, lực ma sát trượt.

1

C11
- Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí).




- Nêu được khái niệm về khối lượng, lực hấp dẫn, trọng lượng.




- Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém. 




Thông hiểu

- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
1 ý

C19-2

- Chỉ ra được chiều của lực cản, lực đàn hồi tác dụng lên vật 




- Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.




- Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ.




- Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.




- Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.




- Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.




Vận dụng

- Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó.




- Lấy được ví dụ thực tế và giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó.




- Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại
1 ý

C18-1

- Xác định được khối lượng của vật khi biết độ dãn của lò xo và ngược lại. 




Vận dụng cao

– Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.




– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.




3. Năng lượng và cuộc sống
1 (2 ý)
2


- Khái niệm về năng lượng
- Một số dạng năng lượng
- Sự chuyển hoá năng lượng
- Năng lượng hao phí
- Năng lượng tái tạo
- Tiết kiệm năng lượng
Nhận biết
- Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.
 



- Nhận biết được một số loại năng lượng.
1 ý
2
C19-1
C12, C13
- Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.




- Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.




- Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế.

1

C14
Thông hiểu
- Nêu được nhiên liệu là vật liệugiải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được các dạng năng lượng.




- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.




- Lấy được ví dụ thực tế về năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi




Vận dụng

- Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ.




- Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật.




- Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được.




- Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.




Vận dụng cao
– Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.
1 ý

C19-2

4. Trái Đât và bầu Trời
1
3


- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
- Hệ Mặt Trời
- Ngân Hà
Nhận biết
- Nêu được hành tinh và thứ tự của chúng trong hệ Mặt Trời

1

C15
- Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy.




- Nêu được quy luật chuyển động cảu Trái Đất

1

C16
- Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.




- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.




Thông hiểu
- Giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
1 câu

C20

- Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. 




- Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.




- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.




- Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi.




- Giải thích được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà..




Vận dụng
- Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng




Vận dụng cao

– Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.





c) Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước
 A.Trùng roi B. Tảo C. Trùng giầy D. Trùng biến hình
Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
	A. Nấm độc B. Nấm mốc C. Nấm đơn bào D. Nấm ăn được
Câu 3: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
	A. Ruồi, chim bồ câu, ếch                   	B. Rắn, cá heo, hổ
	C. Ruồi, muỗi, chuột                           	D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 4: Động vật có xương sống bao gồm:
	A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú	B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
	C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú	D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 5: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
	A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.	B. Số lượng loài và môi trường sống.
	C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.	D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 6: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
	A. Hoang mạc                           	B. Rừng ôn đới
	C. Rừng mưa nhiệt đới              	D. Đài nguyên
Câu 7. Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?
	A. kilôgam (kg)	B. mét (m)	C. mét khối (m3)	D. niuton (N) 
Câu 8. Điền vào chỗ trống “” để được câu hoàn chỉnh: “ Tác dụng  hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
	A. nén	B. đẩy	C. ép	D. ấn 
Câu 9.Lực trong trường hợp nào sau đây là lực tiếp xúc?
	A. Cô gái nâng cử tạ	B. Cầu thủ chuyền bóng
	C. Nam châm hút quả bi sắt	D. Cả A và B
Câu 10:  Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Xe đạp đi trên đường
B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Lò xo bị nén
D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
Câu 12. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là 
	A. thế năng	B. động năng	C. nhiệt năng	D. cơ năng  
Câu 13. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là 
	A. nhiệt năng	B. thế năng đàn hồi	C. thế năng hấp dẫn	D. động năng 
Câu 14. Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?
A. năng lượng thủy triều
B. năng lượng nước
C. năng lượng mặt trời
D. năng lượng gió
Câu 15. Hành tinh không nằm trong hệ Mặt Trời là :
A. Thiên Vương tinh	B. Hải Vương tinh	C. Diêm Vương tinh	D. Thổ tinh 
Câu 16. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng
A. từ Tây sang Đông
B. từ Đông sang Tây
C. từ Nam sang Bắc
D. từ Bắc sang Nam
TỰ LUẬN: (6 điểm).
Câu 17(1 đ)
a, Kể tên các vai trò của thực vật trong thực tiễn?
b, Tại sao nói : “Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất”?
Câu 18 ( 2đ). Một vật A có khối lượng là 100g. 
a. Tính trọng lượng của quả nặng A?
b. Biểu diễn trọng lực của quả nặng A theo tỉ lệ 1 cm ứng với 0,5N. 
Câu 19 (1,5 đ). Xe máy muốn chạy được ta cần đổ xăng vào bình.
	a. Xăng thuộc dạng năng lượng nào? Có nên tiết kiệm xăng hay không?
	b. Hãy nêu các cách để tiết kiệm năng lượng đó? 
Câu 20.(1,5 đ) Giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm. 
---------- Hết ----------
d) Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
C
A
B
C
D
B
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
B
B
C
A
D
C
B
TỰ LUẬN: 6 điểm
Đáp án
Điểm
Câu 17. (1.0 điểm)
a, Kể tên các vai trò của thực vật trong thực tiễn:
+ Cung cấp lương thực
+ Cung cấp thực phẩm
+ Nguyên liệu làm thuốc
+ Nguyên liệu cho các nghành công nghiệp
+ Làm cảnh
b, Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hòa khí hậu, điều hòa không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống của con người và động vật
0,5 đ
0,5 đ
Câu 18. 
Tóm tắt: 
m= 100 g= 0,1 kg
a. P= ? N
b. Biểu diễn trọng lực P. 
Bài làm
a. Trọng lượng của quả nặng A là: 
P= 10.m= 0,1. 10= 1N
b. 	1 cm
	0,5 N
0,25đ
0,75đ
1 đ
Câu 19. 
- Xăng thuộc dạng năng lượng không tái tạo.
- Cần tiết kiệm xăng
- Các biện pháp tiết kiệm: Nên đi bộ, đi xe đạp , đi chung xe hoặc sử dụng các phương tiện công cộng bất cứ nơi nào có thể. 

0,25đ
0,25đ
1 đ
Câu 20.
- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. 
- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
0,5 đ
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi.docx