Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 155: Kiểm tra văn ( phần truyện)

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 155: Kiểm tra văn ( phần truyện)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 155: Kiểm tra văn ( phần truyện)
Ngày soạn:5/4/2016 
 Tiết 155: KIỂM TRA VĂN ( PHẦN TRUYỆN)
A – Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
 - Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về truyện hiện đại Việt Nam học trong chương trình lớp 9.
 - Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện thêm kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 - Thái độ: Làm bài nghiêm túc, trung thực
B-Chuẩn kiến thức-Kĩ năng:
 1- Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về truyện hiện đại Việt Nam học trong chương trình lớp 9.
 2- Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện thêm kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
C – Chuẩn bị
 - GV: SGK, SGV, đề bài, đáp án biểu điểm.
 - HS : Giấy, bút.
D – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1 – Tổ chức
 2 – Kiểm tra 
 - Kiểm tra đề cương ôn tập của hs.
3 - Bài mới:
 I – Ma trận:
 Mức độ cần đạt
ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Làng
1 0,5đ
1 1đ
 1,5đ
Lặng lẽ sa pa
1 1,5đ
 1,5đ
Những ngôi sao xa xôi
1 
 7đ
 7đ
Tổng điểm
 0,5đ
 2,5đ
 7đ
 10đ
 II- Đề bài
Câu 1(1,5điểm):
 Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn này là “Một bức chân dung”. Bức chân dung đó chỉ nhân vật nào trong truyện? Vì sao nhân vật đó chỉ được coi là bức chân dung?
Câu 2(1,5điểm):
 Trong truyện làng nhà văn Kim Lân để cho nhân vật ông Hai nói:
“Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chínhcải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!”
Câu “Toàn là sai sự mục đích cả!” ông Hai đã dùng sai từ nào?Tại sao tác giả lại để cho ông Hai dùng sai như vậy?
Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính nhân vật. Em hãy chỉ ra một số từ ngữ ,câu ông Hai sử dụng mang đậm cá tính nhân vật?
Câu 3(7 điểm):
 Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu để triển khai chủ đề: Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lý của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định.
(Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp,gach chân câu có sử dụng lời dẫn trực tiếp đó)
 III- Đáp án-Biểu điểm:
Câu 
Đáp án
Điểm
1
-Bức chân dung trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chỉ nhân vật anh thanh niên.
-Nhân vật được coi là bức chân dung vì:
 +Nhân vật được hiện lên ở một số nét đẹp, nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh, hầu như chưa có cá tính.
 +Nhân vật chỉ hiện ra trong chốc lát, trong cuộc gặp gỡ tình cờ đã để các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào mây mù bạt ngàn và lặng lẽ muôn thưở của Sa Pa.
 +Nhân vật hiện ra cho mọi người cảm nhận rằng: “Trong cái lặng im của Sa Pa dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa nơi mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đế chuyện nghỉ ngơi có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
0,5đ
 1đ
2
a)- Câu “Toàn là sai sự mục đích cả!” ông Hai đã dùng sai từ mục đích vì:
- sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật, dùng đúng phải là “mục kích” (nhìn thấy rõ ràng, tận mắt)
-Tác giả để cho ông Hai thích nói chữ nhưng lại dùng từ không chính xác để tạo nét cá tính sinh động ở nhân vật.
-Một số từ ngữ ông Hai sử dụng mang đậm cá tính nhân vật:
 + “thì vưỡn” “Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm” “Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
 Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội.Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.Cô biết mình khá ưa nhìn và được nhiều người nhất là các anh lái xe để ý. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai.Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm nên ở giữa đám đông cô có vẻ hơi kiêu kì, chính điều này khiến cô càng đẹp hơn trong mắt các chàng lính lái xe. Trong chiến đấu Phương Định là một nữ thanh niên xung phong vô cùng dũng cảm. Lòng dũng cảm của cô được tác giả miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác trong một lần phá bom. Mặc dù rất quen với công việc này nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.Cô cảm thấy “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình để rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bằng lòng tự trọng thế là cô không sợ nữa, không đi khom mà đường hoàng bước tới.Ở bên quả bom, kề sát với cái chết đã có lúc cô rùng mình, cảm nhận dấu hiệu chẳng lành nhưng lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm đã giúp cô chiến thắng.Dũng cảm,gan dạ trong chiến đấu, Phương Định vẫn mang nét hồn nhiên mơ mộng của tuổi trẻ, cô sung sướng đón nhận cơn mưa đá bất ngờ trên cao điểm.
1đ
1đ
5đ
4-Củng cố:
-GV nhận xét giờ làm bài. GV thu bài
5-Hướng dẫn về nhà : Soạn bài:Con chó Bấc

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet_155Kiem_tra_van_phan_truyen.docx