Tiết 129: KIỂM TRA VĂN ( Phần thơ) A – Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1- Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. 2- Kĩ năng: Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình; kĩ năng tỏng hợp vấn đề có tính khái quát. 3- Thái độ: Giáo dục ý thức trung thực nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. B – Chuẩn bị - GV: SGK, SGV, đề bài, đáp án, biểu điểm - HS : SGK, SBT, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, ôn tập phần thơ, chuẩn bị giấy bút kiểm tra viết. C –Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1 –Tổ chức 2 – Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 3 – Bài mới:( Hoạt động hình thành kiến thức mới) Ma trận đề kiểm tra: Mức độ ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Mùa xuân nho nhỏ Câu 2 1đ Câu 1 2đ Câu 2 1đ 4đ Viếng lăng Bác Câu 3 2đ Câu 4 3đ 5đ Thành phần biệt lập Câu 4 0,5đ 0,5đ Liên kết câu và liên kết đoạn v Câu 4 0,5đ 0,5đ Tổng 3đ 2đ 5đ 10đ I.Đề bài: Câu 1(2đ):Em hiểu như thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ? Câu 2(2đ):Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, sức sống của mùa xuân đất nước được cảm nhận bằng một hình ảnh so sánh đẹp. Hãy chỉ ra những câu thơ có chứa hình ảnh so sánh đó và phân tích giá trị biểu đạt của phép so sánh này? Câu 3(2đ): Từ chủ đề: Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của tác giả với cảm xúc lưu luyến trào dâng khi không muốn rời xa lăng Bác Hồ- gợi em nghĩ đến khổ thơ nào trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương, ghi lại chính xác khổ thơ đó? Câu 4(4đ): Bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách quy nạp em hãy triển khai chủ đề trên ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết, và một câu chứa thành phần phụ chú.Gạch chân từ ngữ dùng trong phép thế và câu chứa thành phần phụ chú). II.Đáp án- Biểu điểm: Câu Đáp án Điểm Câu1 -Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ: Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo và độc đáo, qua đây tác giả muốn bày tỏ khát vọng được góp một phần nhỏ bé( nho nhỏ) sự nhiệt tình,sức lực( mùa xuân) của mình nhưng rất khiêm nhường để hòa vào mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước làm cho cuộc đời ngày càng tươi đẹp hơn. 1đ -Chủ đề bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 1đ Câu 2 -Sức sống của mùa xuân đất nước được cảm nhận bình bằng hình ảnh so sánh đẹp và câu thơ có hình ảnh so sánh đó là: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. 1đ -So sánh đất nước như vì sao tác giả cho thấy: vì sao chỉ sự vĩnh hằng, trường tồn của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam. Từ đó tác giả còn ngợi ca vẻ đẹp, sức sống dạt dào của đất nước đang vào xuân, tác giả cũng thể hiện niềm tin vào cách mạng và tương lai đất nước đang đi lên phía trước. 1đ Câu 3 - Từ chủ đề: Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của tác giả với cảm xúc lưu luyến trào dâng khi không muốn rời xa lăng Bác Hồ- gợi em nghĩ đến khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 1đ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 1đ Câu 4 -Với giọng thơ sâu lắng và thiết tha, khổ thơ cuối trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã diễn tả cảm xúc dâng trào của tác giả trong giờ phút sắp chia li: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Cụm từ “thương trào nước mắt” cụ thể nỗi xúc động, ngậm ngùi của tác giả- người con từ miền Nam xa xôi- khi sắp phải rời xa Bác. Nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất để dâng lên Bác.Điệp từ “Muốn làm” điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ.Anh muốn làm con chim để cất cao tiếng hót say mê bên lăng Bác. Anh muốn làm đóa hoa để tỏa ngát hương sắc bên lăng Người.Và đặc biệt, nhà thơ muốn làm cây tre trung hiếu-đây là lời hứa thủy chung không chỉ của riêng nhà thơ mà của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ.Đó chính là lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của tác giả với cảm xúc lưu luyến trào dâng khi không muốn rời xa lăng Bác Hồ. 3đ -Các từ sử dụng trong phép thế: tác giả, nhà thơ,anh 0,5đ -Câu có chứa thành phần phụ chú: Và đặc biệt, nhà thơ muốn làm cây tre trung hiếu-đây là lời hứa thủy chung không chỉ của riêng nhà thơ mà của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ. - Cụm từ “thương trào nước mắt” cụ thể nỗi xúc động, ngậm ngùi của tác giả- người con từ miền Nam xa xôi- khi sắp phải rời xa Bác 0,5đ 4.Củng cố: -GV nhận xét giờ kiểm tra và thu bài. 5-Hướng dẫn về nhà: Lập bảng tổng kết các tác phẩm thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 Soạn bài:Tổng kết phần văn bản nhật dụng.
Tài liệu đính kèm: