Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 7 - Tiết 7 : Kiểm tra 1 tiết

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 7 - Tiết 7 : Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 7 - Tiết 7 : Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 30/9/2012 Tuần 7
Ngày kiểm tra: 3/10/2012
Tiết 7 : KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh
 	- Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế cho học sinh
3/ Thái độ: Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, sạch sẽ
II/ Chuẩn bị:	* GV: đề kiểm tra
* HS: kiến thức từ tiết 1 đến tiết 6
III/ Hoạt động dạy và học
Ma trận
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1/ Chuyển động cơ
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
-Vận dụng được công thức v = 
Số câu
Số điểm. 
Tỉ lệ %
3 
3.0 
30%
2 
1.0 
10%
1
2.0
20%
6 
6.0 
60 %
2/ Lực cơ
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
- Trình bày được phương án TN chứng tỏ mọi vật đều có quán tính
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Trình bày được phương án TN chứng tỏ vật có lực ma sát nghỉ
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
Số câu
Số điểm.
 Tỉ lệ %
2 
1.0 
10%
2 
2.0 
20%
2 
1.0 
10%
6 
4.0 
40 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5 
4.0 
40%
4 
3.0 
30%
3 
3.0 
30%
12 
10.0 
100%
Đề 1:
A/ Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm): 
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2.0 điểm)
Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A/ Lực là một đại lượng véctơ
B/ Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ đứng yên mãi mãi
C/ Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi
Câu 2: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A/ Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
C/ Tăng độ nhẵn (trơn) giữa các mặt tiếp xúc
B/ Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
D/ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 3: Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
A/ Nghiêng sang phải
C/ Ngồi yên
B/ Nghiêng sang trái
D/ Ngã về đằng trước
Câu 4: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?
A/ Bánh trước
C/ Đồng thời cả hai bánh
B/ Bánh sau
D/ Bánh trước hoặc bánh sau đều được
II/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sau đây vào chỗ trống các câu sau: (3.0 điểm)
 ( nhanh, vị trí, chậm, m/s, vật mốc, km/h ) 
Câu 5: Sự thay đổi (1).của một vật theo thời gian so với (2)..gọi là chuyển động 
cơ học
Câu 6: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ (3)hay (4)của chuyển động
Câu 7: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là (5)và (6)..
III/ Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp (1.0 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
Câu 8: Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành là
a/ Chuyển động đều
Câu 8 + 
Câu 9: Chuyển động của đầu kim đồng hồ là
b/ Chuyển động không đều
Câu 9 + 
B/ Tự luận (4.0 điểm)
Câu 10 (2.0 đ)
Bạn An đi từ nhà đến trường mất giờ. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 15km.
Tính vận tốc chuyển động của bạn An theo đơn vị km/h và đơn vị m/s
Câu 11 (1.0 điểm) 
Biểu diễn véc tơ lực sau: lực kéo một vật là 1000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1 cm ứng với 500N
Câu 12 (1.0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ mọi vật đều có quán tính.
Đề 2:
A/ Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm): 
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2.0 điểm)
Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây là sai ?
A/ Lực là một đại lượng véctơ
B/ Lực là đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều
C/ Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi
Câu 2: Cách làm nào sau đây làm tăng được lực ma sát ?
A/ Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
C/ Tăng độ nhẵn (trơn) giữa các mặt tiếp xúc
B/ Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
D/ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 3: Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nào ?
A/ Nghiêng sang phải
C/ Ngồi yên
B/ Nghiêng sang trái
D/ Ngã về đằng trước
Câu 4: Khi cán búa lỏng có thể làm chặt cán búa bằng cách nào sau đây ?
A/ Gõ mạnh đuôi cán xuống đất
C/ Lấy cái búa khác gõ vào
B/ Gõ mạnh đầu cán xuống đất
II/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sau đây vào chỗ trống các câu sau: (3.0 điểm)
 ( vận tốc, thời gian, chuyển động cơ học, chậm, đơn vị ) 
Câu 5: Sự thay đổi vị trí của một vật theo (1) so với vật mốc gọi là (2) 
Câu 6: Độ lớn của (3). cho biết mức độ nhanh hay (4)của chuyển động
Câu 7: (5). hợp pháp của (6). là km/h và m/s
III/ Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp (1.0 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
Câu 8: Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Thanh Hóa là
a/ Chuyển động đều
Câu 8 + 
Câu 9: Chuyển động của xe máy với vận tốc không đổi v = 24 km/h là
b/ Chuyển động không đều
Câu 9 + 
B/ Tự luận (4.0 điểm)
Câu 10 (2.0 đ)
Một ô tô trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81km. Tính vận tốc của ô tô theo đơn vị km/h và đơn vị m/s
Câu 11 (1.0 điểm) 
Biểu diễn véc tơ lực sau: lực kéo một vật là 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1 cm ứng với 1000N
Câu 12 (1.0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ vật có lực ma sát nghỉ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án đề 1
Biểu điểm
A/ Trắc nghiệm khách quan
Câu 1
A
0,5 đ
Câu 2
C
0,5 đ
Câu 3
A
0,5 đ
Câu 4
C
0,5 đ
Câu 5
 (1) vị trí
 (2) vật mốc
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
(3) nhanh
(4) chậm
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7
(5) m/s
(6) km/h
0,5 đ
0,5 đ
Câu 8
b
0,5 đ
Câu 9
a
0,5 đ
B/ Tự luận
Câu 10
Tóm tắt:
t = h
s = 1,5 km
 v =? Giải
Vận tốc chuyển động của HS là:
v = 
 = 
 = 3 (km/h) 
 » 0,83 (m/s)
0,25 đ
 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 11
A
500N
Xác định được điểm đặt, kí hiệu lực
Xác định được phương và chiều của lực
Vẽ đúng tỉ xích
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ
Câu 12
Đặt một chén nước trên góc của một tờ giấy mỏng. Khi ta rút tờ giấy thì không làm dịch chén. 
Vì khi rút nhanh tờ giấy, chén nước do có quán tính nên chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị dịch đi.
( HS có thể nêu phương án thí nghiệm khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
0,5 đ
0,5 đ
Câu
Đáp án đề 2
Biểu điểm
A/ Trắc nghiệm khách quan
Câu 1
C
0,5 đ
Câu 2
A
0,5 đ
Câu 3
B
0,5 đ
Câu 4
A
0,5 đ
Câu 5
 (1) thời gian
 (2) chuyển động cơ học
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
(3) vận tốc
(4) chậm
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7
(5) đơn vị
(6) vận tốc
0,5 đ
0,5 đ
Câu 8
b
0,5 đ
Câu 9
a
0,5 đ
B/ Tự luận
Câu 10
Tóm tắt:
t = 1,5 h
s = 81 km
 v =? Giải
Vận tốc chuyển động của ô tô là:
v = 
 = 
 = 54 (km/h) 
 = 15 (m/s)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 11
A
1000N
Xác định được điểm đặt, kí hiệu lực
Xác định được phương và chiều của lực
Vẽ đúng tỉ xích
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ
Câu 12
Móc lực kế vào một vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương nằm ngang. Khi vật nặng còn chưa chuyển động thì ta thấy số chỉ của lực kế là 2,4 N
Trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng lực này đã cân bằng với lực ma sát nghỉ do đó vật vẫn đứng yên.
( HS có thể nêu phương án thí nghiệm khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
0,5 đ
0,5 đ
Củng cố và dặn dò:
Thu bài
Chuẩn bị bài 7: Áp suất
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
.........	

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc