Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 1 môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Bình

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 01/10/2023 Lượt xem 318Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 1 môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lần 1 môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Yên Bình
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS YÊN BÌNH
ĐỀ THI LẦN 1
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2022 – 2023
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.
Một người đi từ A đến B. Một phần ba quãng đường đầu, người đó đi với vận tốc v1, hai phần ba thời gian còn lại đi với vận tốc v2, quãng đường cuối cùng đi với vận tốc v3. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường. Áp dụng bằng số v1 = 10 km/h; v2 = 15km/h; v3 = 18km/h.
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube:
https://youtu.be/x4q4fLu03qQ
Câu 2. 
	Một người đi xe máy chuyển động trên quãng đường AB. Nửa quãng đường đầu người đó chuyển động với vận tốc v1 = 10m/s; nửa quãng đường sau người đó chuyển động với vận tốc v2 = 54km/h. Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả quãng đường AB ra m/s và km/h.
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://www.youtube.com/watch?v=-TMIup7FtcU&t=12s
https://youtu.be/-TMIup7FtcU
Câu 3.
	Chiều dài một đường đua hình tròn là 300m. Hai xe đạp chạy trên đường này hướng tới gặp nhau với vận tốc v1 = 9m/s và v2 = 15m/s. Hãy xác định khoảng thời gian thứ nhất tính từ thời điểm họ gặp nhau tại một nơi nào đó trên đường đua đến thời điểm họ gặp lại nhau chính tại nơi đó.
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://youtu.be/_GaffDDdph4
Câu 4.
	Một thỏi vàng pha lẫn bạc có khối lượng riêng 18660kg/m3. Hãy tính hàm lượng phần trăm vàng của nó. Biết khối lượng riêng của vàng Dv = 19,3g/cm3, khối lượng riêng của bạc là Db = 10,5g/cm3.
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://youtu.be/zluNjMFEsdE
Câu 5.
	Một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm.
Mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là bao nhiêu để người đó thấy ảnh của chân mình trong gương?
Mép trên của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu của mình trong gương?
Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương?
Các kết quả trên có phụ thuộc vào khoảng cách từ người đó tới gương không? Vì sao?
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://youtu.be/fUe5HdQsBbA
Câu 6.
	Có một gương phẳng đặt nằm ngang. Chiếu một tia sáng SI tới gương sao cho SI hợp với mặt gương góc 30o. Để được tia phản xạ có phương nằm ngang, cần quay gương một góc bao nhiêu so với vị trí ban đầu? Biết trục quay của gương nằm trong mặt phẳng gương và vuông góc với mặt phẳng tới. Tia tới SI được giữ cố định.
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://youtu.be/KdgvN5_47cE
Câu 7.
	Hàng ngày, một em học sinh lớp 8 đi học từ nhà đến trường với vận tốc v1 = 3,5km/h. Một hôm đang đi trên đường thì gặp trời mưa nên vận tốc giảm xuống còn v2 = 3,0km/h. Khi hết mưa thì quãng đường đến trường còn lại S = 2km, em này tăng vận tốc lên v3 = 3,75 km/h và đến lớp vừa kịp vào học như khi bình thường. Biết trên đường đi em không dừng lại.
Vận tốc trung bình của em học sinh này từ nhà đến trường là bao nhiêu?
Trời mưa trong bao lâu? 
Mời các bạn tham khảo lời giải chi tiết tại youtube: https://youtu.be/i8zBRcFDTDk

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_lan_1_mon_vat_li_lop_8_n.docx