Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31: Bài tập

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1423Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 32 - Tiết 31: Bài tập
Ngày soạn: 8 /04/2013 Tuần 32
Ngày dạy: 10/04/2013
Tiết 31: BÀI TẬP
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - HS nắm lại kiến thức về phương trình cân bằng nhiệt.
2/ Kỹ năng: - Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
3/ Thái độ: - Tích cực khi giải các bài tập, hợp tác khi hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (1’)
1/ Kiểm tra bài cũ: không
2/ Tổ chức tình huống học tập:
- GV: để tìm hiểu rõ hơn về bài phương trình cân bằng nhiệt thì tiết hôm nay chúng ta luyện tập
*Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết (5’)
- GV: dùng sơ đồ tư duy yc HS nhắc lại và cho điểm cá nhân nội dung bài phương trình cân bằng nhiệt
+ Nguyên lý truyền nhiệt?
+ Phương trình cân bằng nhiệt?
* Hoạt động 3: Bài tập (37’)
GV: Hướng dẫn HS giải các bài tập sau
Bài 1: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường ngoài.
(Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K)
+ GV : gợi ý các câu hỏi
? Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt ?
? Dt2= ?
? Q2= ?
+ GV yc HS làm việc theo nhóm đưa ra cách giải và lên bảng tóm tắt và giải
Bài 2: Thả một miếng nhôm có khối lượng 1,06kg ở nhiệt độ 1200C vào bình cách nhiệt chứa nước ở nhiệt độ ban đầu là 200C thì thấy chỉ xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nhôm và nước. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và nước là 300C. Tính khối lượng của nước?
(Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K)
+ GV : gợi ý các câu hỏi
? Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt ?
? m2=?
? Q2= ?
- GV yc HS làm việc theo nhóm tìm ra cách giải 
- GV yc HS giải cá nhân vào vở và gọi HS lên bảng tóm tắt và giải
- GV hướng dẫn 1 số HS yếu, kém làm bài
- GV chấm điểm 5 HS làm bài nhanh nhất đối với mỗi BT
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(2’)
- GV: củng cố trong quá trình học
- GV HDVN: 
+ Chuẩn bị bài: ôn tập và tổng kết chương 2: Nhiệt học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS lắng nghe
I/ Lý thuyết:
- HS: nhắc lại cá nhân
1/- Nguyên lí truyền nhiệt:
Khi có 2 hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
2/ Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra = Qthu vào vvavào
II/ Bài tập
- HS giải các BT theo sự hướng dẫn của GV
Bài 1 : 
Tóm tắt
m1= 600g=0,6kg
t1 = 100oC
m2 = 2,5kg
c2 = 4190J/kg.K
t =30oC
c1= 380 J/kg.K
Dt2= ?
Giải
Nhiệt lượng của nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả ra: 
Q2 = Q1
 = m1.c1.Dt1
 = m1.c1(t1 – t)
 = 0,6.380.(100-30)
 = 15960 J
Vậy nước nóng lên thêm là: 
 Q2= m2.c2.Dt2 
=>Dt2= Q2/ m2.c2
 = 15960/2,5. 4200
 = 1,520C 
Bài 2 :
Tóm tắt
t= 300
t1= 1200
t2= 200
m1= 1,06kg
c2= 4200J/kg.K
c1= 880J/kg.K
m2=?
 Giải
Nhiệt lượng nước thu vào: Q2= m2.c2.(t – t2)
Nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra: Q1= m1.c1.(t1 – t)
Nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
 Q1= Q2
ó m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t – t2)
ó m2 = m1.c1.(t1 – t)/ c2.(t – t2)
ó m2 = 1,06.880.(120-30)/4200.(30-20)
ó m2 = 83952/42000
=> m2≈ 2kg
Đáp số: m2 ≈ 2 kg
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc